QUY TRÌNH HỌC MỘT TÁC PHẨM MỚI: NGHE, PHÂN TÍCH VÀ TẬP LUYỆN
QUY TRÌNH HỌC MỘT TÁC PHẨM MỚI: NGHE, PHÂN TÍCH VÀ TẬP LUYỆN
Cách tốt nhất để bắt đầu học một tác phẩm mới là nghe và hãy nghe nhiều nghệ sĩ khác nhau thể hiện. Đây cũng là cách tốt giúp bạn tập hợp những nhạc ý, và khám phá chất liệu mới. Giáo viên của bạn nên diễn cho bạn xem; sẽ không ổn nếu theo học một giáo viên không biết cách đàn tác phẩm bạn muốn tập.
- Bước tiếp theo là phân tích cấu trúc của tác phẩm, để hệ thống cách tập luyện và lượng thời gian hoàn thành tác phẩm. Khả năng tiên lượng thời gian cần để hoàn thành một tác phẩm là hết sức quan trọng đối với sự thành công của thói quen tập luyện hằng ngày.
- Sau đó, hãy phân tích cấu trúc của tác phẩm và ước lượng sẽ mất bao lâu để hoàn thiện, người đàn piano chuyên nghiệp luôn biết ước lượng thời gian thực hiện xong tác phẩm. Nếu bạn không thể ước đoán thời gian hoàn thành, điều đó có nghĩa là bạn không biết tất cả các phương pháp luyện tập cần thiết dành cho tác phẩm này. Đương nhiên, ước lượng sẽ sai, nhưng luyện tập việc ước lượng sẽ dạy bạn phương pháp luyện tập nào là cần thiết. Nếu không có sự ước lượng, có khả năng rằng bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành tác phẩm.
Cách phân tích tác phẩm "Fur Elise"
- Đánh số các ô nhịp: có hai phiên bản nhạc phổ Fur Elise khác nhau bởi cách các đoạn lặp lại được đánh dấu, theo đó cũng thay đổi số ô nhịp. Tôi đang sử dụng bản dài với 124 ô nhịp đầy đủ. Bản ngắn hơn, dù tương tự nhưng những đoạn lặp được đánh dấu khác, có (105) ô nhịp; dấu ngoặc đơn ( ) đánh dấu những ô nhịp của bản ngắn hơn.
- 4 ô nhịp đầu tiên được lặp lại 15 lần, nên khi học 4 ô nhịp này, bạn sẽ chơi được khoảng 50% tác phẩm! 6 ô nhịp khác được lặp lại 4 lần, vậy bằng cách học 10 ô nhịp này, bạn đã có thể chơi được 70% tác phẩm. 70% này có thể được ghi nhớ trong khoảng 30 phút trở xuống, bởi 10 ô nhịp này khá đơn giản. Giữa những đoạn lặp lại này có hai đoạn cắt khó hơn với tổng cộng 50 ô nhịp riêng biệt học. Mỗi đoạn khó có thể ghi nhớ trong một ngày, nên bạn có thể ghi nhớ cả tác phẩm trong ba ngày. Dành thêm khoảng hai ngày để luyện tập (hướng dẫn thêm được đưa ra bên dưới), và bạn sẽ có thể chơi tác phẩm (với một chất lượng đáng ngờ) trong một tuần. Bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để trau chuốt tác phẩm này đến mức biểu diễn được lại phụ thuộc vào trình độ kỹ năng và kiến thức về những phương pháp tập luyện của bạn.
Sau đó giáo viên sẵn sàng làm việc với nhạc sinh về nội dung tác phẩm
Bí mật của sự nhanh chóng thụ đắc kỹ thuật nằm ở việc hiểu biết các thủ thuật nhất định nhằm làm các đoạn khó không chỉ đàn được mà còn trở nên đơn giản dễ dàng.
Tập các đoạn khó trước
- Tập các đoạn khó trước, hầu hết các phần phát triển và phần kết của tác phẩm thường là phần khó.
Thu nhỏ các đoạn khó: Tập phân khúc (theo từng ô nhịp)
- Một thủ thuật quan trọng là lựa chọn một phân khúc ngắn để luyện tập giúp giảm thời gian tập vì nhiều lý do.
- Trong một đoạn khó, luôn sẽ có những cụm kết hợp vài nốt gây khó khăn, nên bạn phải tập kỹ hàng chục, hàng trăm lần thì chỉ trong vòng ít phút, tay bạn sẽ có phản xạ với các thao tác vận động mới.
- Ta đều biết rằng nếu đàn nhanh quá so với khả năng kỹ thuật của mình là bất lợi. Tuy nhiên, phân khúc bạn chọn mà càng ngắn, thì bạn có thể tập nó với tốc độ càng nhanh mà không gây hậu quả xấu.
Luyện tập từng tay rời: Sự thụ đắc Kỹ thuật
- 100% sự phát triển kỹ thuật là bằng cách luyện tập kỹ từng tay rời. Đừng cố gắng phát triển kỹ thuật ngón bằng cách tập hai tay cùng lúc, vì đây là lối học khó và rất tốn thời gian, bởi não bộ chúng ta thực chất chỉ kiểm soát tập trung chi tiết được một tay, tập cho tới khi mỗi thuần thục, đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ yêu cầu, trước khi tập ghép chung hai tay.
"Còn tiếp"
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Biên soạn: Nhạc sĩ Lê Minh Hiền, Việt Hà
Sửa bản in: Nhạc sĩ Minh Tâm, Nam Anh Thông, Đinh Hồng Ân
Biên tập: Nhạc sĩ Lê Minh Hiền
Nguồn: Harmony.edu.vn
Viết bình luận