-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P61) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021
6. Thuộc lòng
a. Vì sao phải học thuộc lòng? (tiếp theo)
Trí nhớ là một chức năng liên tưởng của não bộ. Một chức năng liên tưởng là một chức năng mà trong đó một đối tượng được liên tưởng với một đối tượng khác bằng một mối quan hệ. Trong thực tế, mọi sự chúng ta trải qua đều được lưu trữ trong não bộ chúng ta bất kể ta thích nó hay không, và một khi não bộ chuyển thông tin này từ kho lưu tạm thời sang kho lưu vĩnh viễn (một quy trình tự động mà thường mất từ 2 tới 5 phút), nó thực sự ở lại đó suốt đời ta. Do đó, khi chúng ta học thuộc lòng, sự lưu trữ thông tin thì không là vấn đề -- sự thu hồi nó mới là vấn đề, vì không như máy vi tính, mà trong nó mọi dữ liệu đều có địa chỉ, trí nhớ của chúng ta được thu hồi bằng một quy trình mà vẫn còn chưa được tường tận. Quy trình thu hồi được hiểu tường tận nhất là quy trình liên tưởng: để nhớ lại số điện thoại của John, chẳng hạn, ta trước nhất nghĩ tới John, kế ta nhớ rằng anh ta có nhiều số điện thoại, và rồi ta nhớ số di động của anh 123-4567. Tức là, con số đó được liên tưởng với cái điện thoại di động, mà cái điện thoại di động đó lại được liên tưởng với John. Mỗi chữ số trong dãy số đó có một sự sắp đặt trong các mối liên tưởng liên quan tới sự trải nghiệm với các con số của cuộc đời chúng ta, khởi bằng lần đầu tiên chúng ta học các con số khi còn trẻ nhỏ. Nếu không có các mối liên tưởng này, chúng ta tất không có một ý niệm nào với các con số đó và do đó sẽ hoàn toàn không thể nhớ lại chúng. "John" còn có nhiều liên tưởng nữa (chẳng hạn nhà anh, gia đình anh,vv) và não bộ ta phải lọc chúng ra khỏi và đi theo cái liên tưởng "điện thoại" để tìm ra con số. Nhờ năng lực xử lý thông tin khổng lồ của não bộ, quy trình thu hồi thì hiệu quả hơn nếu có nhiều mối liên tưởng hơn và các mối liên tưởng này gia tăng nhanh chóng về kích cỡ khi thêm các dữ liệu được ghi nhớ bởi vì chúng có khả năng được liên tưởng chéo (cross-associated). Do vậy não bộ người thì hầu như hoàn toàn đối lập với bộ nhớ máy tính: bạn càng ghi nhớ nhiều, thì nó càng trở nên dễ ghi nhớ hơn bởi vì bạn có thể tạo lập nên nhiều mối liên tưởng hơn. Dung lượng bộ nhớ của chúng ta là lớn tới mực nó thực tế là vô hạn. Ngay cả những người có trí nhớ tốt không bao giờ là "bão hoà" bộ nhớ của họ cho tới khi những huỷ hoại của tuổi già gióng hồi chuông báo tử của chúng. Khi có thêm dữ liệu được đưa vào bộ nhớ não bộ, thì con số các mối liên tưởng gia tăng về phương diện hình học. Sự gia tăng hình học này phần nào lý giải cho sự khác biệt to lớn trong năng lực ghi nhớ của người có trí nhớ tốt và người trí nhớ kém. Theo đó mọi điều chúng ta biết được về trí nhớ cho ta hay rằng việc học thuộc lòng chỉ có lợi cho ta thôi.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Vì sao phải học thuộc lòng ?
b. Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.
c. Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.
d. Trí nhớ bàn tay - Hand Memory
e. Khởi đầu tiến trình học thuộc.
f. Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ
g. Luyện tập nguội - Practicing Cold
i. Lượng tính trong đầu-Mental Timing
j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play
k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm
m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm
n. Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi
(P62) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P63) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P64) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P65) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng