(P57) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)
f. Đẩy - Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven (tiếp theo)
Vậy là chúng ta đã xác lập rằng các động tác cả xô và kéo đều cần thiết, nhưng, làm sao biết khi nào thì dùng cái nào? Trong tình huống cho TU và TO, các nguyên tắc là rất rõ ràng; cho các đoạn chậm bạn có thể dùng cái nào cũng được, và cho một số tình huống legato nhất định, bạn cần TU; cho tất cả các trường hợp còn lại bạn nên sử dụng TO. Cho các arp, nguyên tắc căn bản là hãy sử dụng các động tác mạnh như lựa chọn thứ nhất và các động tác yếu như một lựa chọn thứ hai. Mỗi cá nhân có một động tác mạnh khác nhau, nên bạn trước nhất nên thử nghiệm xem cái nào với bạn là mạnh nhất. Các động tác kéo thường là mạnh hơn bởi các bắp cơ kéo của chúng ta ở cánh tay thì mạnh hơn các cơ đẩy. Ngoài ra, các động tác kéo sử dụng những phần nhiều thịt của các ngón tay trong khi các động tác xô có xu hướng sử dụng các đầu ngón tay và làm căng sự phần thịt giáp các móng tay.
Cuối cùng, ta có thể nêu câu hỏi, "thế tại sao không luôn chơi động tác xô-kéo trung dung?" Hoặc chỉ học một thôi (chỉ động tác kéo), rồi trở nên thật giỏi với động tác ấy? Chỗ này, lần nữa, chúng ta cần được nhắc cái sự thật rằng có hai cách để chơi trung dung tuỳ thuộc vào việc bạn tiếp cận nó từ phía xô hay phía kéo, và với một tình huống cụ thể, thì một cách này luôn tốt hơn một cách khác. Còn cho câu hỏi thứ hai, thì rằng, một động tác thứ hai có thể là hữu ích cho sức bền bởi vì nó sử dụng một hệ bắp cơ khác. Không chỉ thế, mà, để chơi các động tác mạnh, bạn phải biết cách chơi các động tác yếu. Tức là, bạn chơi tốt nhất khi bàn tay được cân bằng theo cái nghĩa là nó có thể chơi được cả hai động tác. Do đó, dù cho bạn có quyết định sử dụng động tác xô hay kéo cho một đoạn cụ thể, bạn vẫn nên luyện tập nó với cả động tác kia. Đó là cách duy nhất giúp bạn biết động tác nào là tốt nhất cho bạn. Ví dụ, khi bạn luyện tập phần kết này của bản Sonata của Beethoven, bạn nên tự phát hiện rằng bạn có sự tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn bằng cách luyện tập mọi vòng lặp sử dụng cả hai loại động tác xô và kéo. Cuối cùng, hầu hết nhạc sinh nên kết thúc với cách chơi rất gần với động tác trung dung, mặc dù một số có thể quyết định sử dụng động tác xô hay kéo được cường điệu.
Còn nhiều chi tiết mới cần luyện tập trong chương 3 trước khi chúng ta luyện tập HT, vì vậy ở giai đoạn này, bạn chưa nên chơi bất kỳ gì HT, ngoại trừ như một sự thử nghiệm nhằm xem cái gì bạn có thể hoặc không thể thực hiện. Cụ thể, việc gắng chơi HT ở các tốc độ cao nhất sẽ phản tác dụng nên nó không được khuyến khích. Tuy nhiên việc xoay vòng một phân khúc ngắn HT có thể là hữu ích; song không nên quá lạm dụng việc này nếu bạn chơi HS còn chưa ổn thỏa. Các khó khăn chính trong chương này tập trung ở arp và các bè đệm Alberti (loại "do-sol-mi-sol"); một khi các chi tiết này bạn đã chơi thuần thục, bạn đã chinh phục 90% chương này. Với người chưa đủ kỹ thuật, chỉ nên đạt tới tốc độ nốt đen = MM 120. Khi bạn đã có thể chơi toàn chương thoải mái ở tốc độ này, bạn có thể thử nâng tốc độ lên Presto (trên 160). Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà nhịp 4/4, Presto tương ứng với nhịp tim đập nhanh của một người đang rất khích động. Chú ý bè đệm LH của ô nhịp thứ 1, nó quả thực y như tiếng một trái tim đang đập.
Chúng ta giờ sẽ phác thảo kế hoạch học chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu với phần khó nhất, phần các arp cho hai tay ở cuối chương. Hầu hết nhạc sinh gặp nhiều khó khăn với LH hơn với RH; vì vậy, một khi RH đã tương đối ổn, hãy bắt đầu luyện tập các RH arp của hai ô nhịp thứ nhất của chương này, trong khi vẫn luyện tập phần LH ở cuối chương. Một nguyên tắc quan trọng để chơi các arp nhanh là giữ cho các ngón tay sát các phím nhiều hết mực có thể, hầu như chạm vào chúng. Đừng nhấc các ngón xa phím. Hãy nhớ sử dụng các tư thế ngón dẹt cho các phím đen và tư thế khum cho các phím trắng. Như vậy trong 2 ô nhịp đầu tiên của chương 3, chỉ mỗi nốt E là được chơi bằng các ngón khum. Thói quen khum chỉ một/những ngón riêng biệt cho từng arp đi lên được luyện tập tốt nhất bằng cách xoay vòng các nhóm parallel set. Hiển nhiên, một kỹ năng kỹ thuật chính bạn phải học là khả năng chuyển bất kỳ ngón nào rất nhanh từ dẹt sang khum, một cách độc lập với các ngón khác.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)
b. Động tác TO, Giải thích và Video
c. Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando
d. Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón
Bảng 1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên
Bảng 1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên
f. Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.
g. Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất
h. Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh.
(P58) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P59) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P60) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P61) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P62) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận