(P56) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)

f. Đẩy - Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.

Với những ai đang lần đầu học bản Sonata Moonlight của Beethoven, phần khó nhất là phần kết arpeggio hai-tay của chương 3 (các ô nhịp 197-198; chương này có 200 ô nhịp). Bằng miêu tả cách luyện tập đoạn khó này, chúng ta có thể minh hoạ cách mà các arpeggio nên được tập. Hãy thử với  RH trước. Để đơn giản hoá sự luyện tập này, chúng ta bỏ qua nốt thứ nhất của ô nhịp thứ 197 và luyện tập chỉ 4 nốt theo chiều lên cao theo sau nó (E, G#, C#, E), nhóm mà chúng ta sẽ xoay vòng. Khi bạn xoay vòng,  thực hiện một chuyển động hình elip theo chiều kim đồng hồ (khi được nhìn từ trên xuống) của bàn tay. Chúng ta chia hình  elip  này thành hai phần: phần trên là cái nửa hướng tơi cây piano và phần dưới là nửa hướng về thân thể bạn. Khi chơi nửa trên, bạn đang "đẩy" bàn tay bạn về hướng cây đàn, và khi chơi nửa dưới, bạn đang "kéo" bàn tay bạn theo hướng rời xa khỏi cây đàn. Đầu tiên, chơi 4 nốt trong nửa trên và trả bàn tay lại vị trí gốc của nó bằng cách sử dụng nửa dưới. Đây là động tác đẩy (thrust motion) cho việc chơi 4 nốt này. Các ngón tay của bạn có xu hướng lướt hướng tới cây đàn khi bạn chơi mỗi nốt. Giờ, hãy thực hiện một động tác ngược chiều kim đồng hồ của bàn tay với cùng 4 nốt đi lên đó trong nửa dưới của hình elip. Từng ngón sẽ có xu hướng rời xa cây đàn khi nó chơi từng nốt. Những ai chưa từng luyện tập hai động tác này sẽ thấy có một động tác gây bạn khó chịu nhiều hơn động tác kia. Những người chơi piano trình độ cao cần đạt cả hai động tác này thoải mái như nhau.

Đoạn trên là luyện tập cho RH arp chiều lên. Cho arp RH chiều xuống, hãy sử dụng 4 nốt thuộc ô nhịp kế (cùng các nốt như trong đoạn trước nó, cao hơn một quãng tám, và theo chiều ngược lại). Lần nữa, động tác kéo là cần cho nửa dưới của chuyển động theo chiều kim đồng hồ, và động tác đẩy được sử dụng cho nửa trên của chuyển động xoay ngược chiều kim đồng hồ. Với cả hai arp lên và xuống đó, hãy luyện tập các động tác đẩy và kéo cho tới khi bạn thoải mái với chúng. Giờ, hãy xem liệu bạn có thể tự hình dung ra các bài tập tương ứng cho LH hay không. Lưu ý rằng các vòng lặp này toàn bộ là các nhóm parallel set và vì vậy cuối cùng có thể được chơi cực nhanh.  

Sau khi đã học các động tác đẩy và kéo, bạn có thể thắc mắc, "Cớ chi tôi cần chúng?" Trước nhất, nên chỉ ra rằng các động tác đẩy và kéo sử dụng các hệ bắp cơ khác nhau. Do đó, tuỳ từng tình huống, động tác này sẽ tốt hơn động tác kia. Chúng ta sẽ học dưới đây rằng động tác này thì mạnh hơn động tác kia. Các nhạc sinh chưa quen thuộc với các động tác này có khả năng tùy tiện chọn bừa một cái hoặc tuỳ tiện chuyển từ cái này sang cái nọ mà không ý thức mình đang làm gì. Việc này có thể  dẫn tới những sự rối ren, stress không đáng có, hoặc các bức tường tốc độ.  Sự tồn tại của các động tác đẩy và kéo thì về tình huống cũng tương tự như TU và TO. Hãy nhớ lại rằng nhờ học cả TU và TO, bạn  có thể tận dụng tối đa các khả năng của ngón cái. Cụ thể, ở tốc độ cao, ngón cái được sử dụng theo một cách mà nằm lưng chừng giữa TU và TO; tuy nhiên, điều quan trọng phải ghi nhớ là động tác ngón cái TO phải  lệch hẳn về phía TO. Nếu bạn thậm chí hơi lệch một chút thôi sang phía TU, bạn sẽ va vào bức tường tốc độ.  

So sánh tương đồng giữa các động tác đẩy và kéo với TU và TO thậm chí còn đi xa hơn, bởi vì các động tác đẩy và kéo cũng có một động tác trung dung, y như với TU và TO có cả một dải các động tác ở giữa chúng. Bạn có được động tác trung dung bằng cách giảm cái trục nhỏ [minor axis] của hình êlíp tới  zero; tức là, chuyển dịch bàn tay sang phải và trái mà không có bất kỳ chuyển động hình ê líp nào rõ ràng. Nhưng ở đây, có một sự khác biệt lớn khi bạn tiếp cận tư thế trung dung này từ phía đẩy hay phía kéo, bởi các động tác trung dung trông tựa nhau này (được tiếp cận từ phía đẩy hay phía kéo) trong thực tế được chơi bằng các hệ bắp cơ khác nhau. Hãy cho phép tôi minh hoạ sự này bằng một ví dụ toán học. Các nhà toán học sẽ hãi hùng nếu bạn bảo họ rằng 0 = 0, điều thoạt trông ngỡ là đúng đương nhiên.Trong thực tế, tuy nhiên, chúng ta phải rất cẩn trọng với các tuyên bố loại đó. Đây là bởi vì chúng ta phải biết cái nghĩa đích thực của zero; tức là, chúng ta ta cần một định nghĩa toán học của zero. Nó được định nghĩa như là con số 1/N, khi N được cho phép tiến tới vô tận. Bạn sẽ có "cùng" con số zero, bất kể N là dương hay là âm!  Rủi thay, nếu bạn cố chia cho  zero: 1/0, bạn sẽ có một đáp án khác nhau tuỳ vào sự N là dương hay âm.   1/0 = +vô tận khi N là dương, và 1/0 = -vô tận khi N là âm! Nếu bạn cho rằng hai số zero đó là cùng một số, thì sai số của bạn sau phép chia nọ có thể lớn như hai vô cực tuỳ thuộc vào việc bạn đã sử dụng con số zero nào ! Theo lối tương tự, các tư thế trung dung "hệt nhau" đạt được bằng sự khởi đầu với TU hặc TO là khác nhau về nền tảng, và tương tự thế với các động tác xô và kéo. Ấy nghĩa là, trong những tình huống nhất định, một động tác trung dung được tiếp cận từ tư thế xô hoặc kéo sẽ tốt hơn. Sự khác biệt ở cảm giác là không thể nhầm lẫn khi bạn chơi chúng. Đó là lý do tại sao bạn cần học cả hai.   

Điểm này là rất quan trọng, đặc biệt là cho tốc độ, mà tôi sẽ minh hoạ nó bằng một ví dụ khác. Sinh mệnh của người Samurai lệ thuộc vào tốc độ thanh kiếm của anh ta. Để đạt tối đa tốc độ của nó, thì thanh kiếm phải luôn đang trong chuyển động. Nếu anh ta chỉ  nhấc thanh gươm lên, dừng lại, rồi hạ nó xuống, thì chuyển động của nó sẽ quá chậm và sinh mệnh của anh ta lâm nguy. Thanh kiếm phải chuyển động liên tục không dừng trong chuyển động hình tròn, elip, hoặc cong, ngay cả khi trông y như anh ta đang nhấc nó lên xuống. Đây là một trong những bài học đầu tiên của nghệ thuật đấu kiếm. Theo đó sự sử dụng các chuyển động nói chung là đường tròn để tăng tốc độ với hiệu quả phổ quát (cú giao bóng tennis, cú đập cầu lông, vv.), và cũng áp dụng cho cả piano.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)

a.  Âm giai- Scales: Ngón cái tréo/luồn bên dưới -Thumb Under (TU), Ngón cái tréo bên trên- Thumb Over (TO).

b.  Động tác TO, Giải thích và Video

c.  Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando

d.  Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón

Bảng  1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên

Bảng  1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên

e. Hoà âm rải-Arpeggio.

f.  Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.

g.  Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất

h.  Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh. 

(P57) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P58) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

 

Viết bình luận