(P52)Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)

d.  Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón.

Việc luyện tập lặp đi lặp lại các âm giai và các bài tập một cách máy móc là không được tán thành ở sách này. Tuy nhiên, là rất quan trọng việc phát triển kỹ năng chơi các âm giai  và arpeggio một cách tinh tế, để  đạt được một số kỹ thuật căn bản và các sự phân ngón chuẩn cho tập quán  chơi và thị tấu/đọc nhạc (sight reading). Nên luyện tập tất cả các âm giai và arpeggio ở tất cả các giọng trưởng và thứ cho tới khi bạn quen thuộc với các lối phân ngón của chúng.  Chúng nên được chơi với âm chính xác và  dứt khoát, không lớn nhưng chắc chắn; chỉ nghe chúng cũng đủ nâng cao tinh thần bạn. Mục tiêu quan trọng nhất cần đạt là  luyện tập cho tới khi sự phân ngón của từng âm giai trở nên tự động. 

Trước khi miêu tả các sự phân ngón, hãy thảo luận một số đặc điểm căn bản của các âm giai:  các thuật ngữ quan trọng và câu hỏi : âm giai là gì ? Chẳng có gì là huyền bí hoặc liên quan nhạc cảm về âm giai C major; nó khởi sinh chính xác là từ cái mong muốn bao gồm tối đa khả dĩ  các hoà âm vào bên trong một quãng tám mà có thể chơi được bằng một bàn tay. Đây là một đặc điểm thiết kế [design feature] (y như các đặc điểm hiện đại nhất được lồng vào trong các thiết kế ô tô mới) nhằm khiến cho nó dễ hơn để học/chơi trên đàn phím. Từ kích cỡ của ngón/bàn tay con người, chúng ta có thể giả định rằng quãng lớn nhất nên mở rộng 8 phím. Có bao nhiêu hợp âm mà các phím này khả dĩ chứa ?  Chúng ta cần quãng tám, các quãng ba, bốn, năm, và sáu. Khởi từ C4, chúng ta giờ đã đặt  E4, F4, G4, A4, và C5,  một tổng số 6 nốt, chừa lại chỗ chỉ cho 2 nốt nữa,  một toàn cung (tone) và một bán cung (semitone). Lưu ý rằng ngay cả quãng ba thứ cũng sẵn hiện diện như là A4-C5. Nếu bạn đặt nốt bán cung đó lên trên C4, bạn rốt cuộc có một dấu hoá  (phím đen) gần C4 và 4 dấu hoá gần C5 để hoàn tất âm giai bán cung (chromatic scale), vì vậy tốt hơn là đặt nốt bán cung đó gần C5 để cho quãng tám này cân bằng tốt hơn với 2 dấu hoá gần C4 và 3 gần C5. Điều này làm hoàn thành cấu trúc của âm giai C major, với các dấu hoá của nó  (Sabbatella, Mathiew). 

Trong quá trình định danh, không may rằng C major đã không được đặt tên là A major. Do đó mà con số quãng tám thay đổi theo C, chứ không theo A; vì vậy, tại C4, các nốt được đánh số A3,B3,C4,D4,E4, . . . Với bất kỳ âm giai nào, nốt đầu tiên được gọi là chủ âm - tonic, vậy nên C là chủ âm của âm giai C major. Nốt thấp nhất trong 88 phím là A (-1) còn nốt cao nhất là C8. Sự phân ngón chuẩn cho âm giai trưởng theo chiều lên  12312345 (RH, một quãng tám), 54321321 (LH) cho các âm giai C,G,D,A,E major (với các nốt thăng 0,1,2,3,4, theo tuần tự); sự phân ngón này sẽ được gọi tắt là S1 và S2, với S thay cho từ "standard". Các nốt thăng gia tăng theo trật tự  F,C,G,D,A, (G-major có F#, D-major có F#  và C#, A-major có F#, C#, và G#, vv.) và cho F,Bb,Eb,Ab,Db,Gb, các âm giai trưởng, các dấu giáng gia tăng theo trật tự B,E,A,D,G,C; Mọi quãng nằm giữa hai chữ cái kế cận là một quãng năm [trong trật tự gia tăng các dấu thăng và trong trật tự đi xuống của các dấu giáng-ND]. Chúng do đó dễ nhớ, đặc biệt là nếu bạn là một người chơi violon, vì các dây buông của cây violon là G,D,A,E). Các chữ cái luôn xuất hiện theo trật tự GDAEBFC mà đại diện cho vòng hoàn chỉnh các quãng năm, và chuỗi này nên được thuộc lòng. Hãy xem các âm giai B hoặc Gb major trong một sách nhạc và bạn sẽ  thấy cách mà 5 dấu thăng hoặc 6 dấu giáng được sắp đặt theo cùng trật tự.  Như thế 2 thăng sẽ có các thăng tại F, C; 3 thăng sẽ có các thăng tại F, C, G, và vv. Các dấu giáng tăng theo chiều nghịch lại so với các dấu thăng. Mỗi âm giai được xác định bằng bộ khoá (key signature) của nó; theo đó bộ khoá của âm giai  G major có một thăng (F#). Một khi bạn đã nhận biết quãng của một quãng năm, bạn có thể tạo ra tất cả các âm giai theo cái trật tự của các dấu thăng tăng dần (bằng cách đi lên theo các quãng năm từ C) theo thứ tự các dấu giáng tăng (bằng cách đi xuống theo các quãng năm); điều này hữu ích khi bạn muốn luyện tập tất cả các âm giai theo trật tự mà không phải tham khảo các âm giai trong sách in. Xem Bảng 1.III.5.a  bên dưới cho các âm giai trưởng chiều đi lên (hãy đảo ngược về phân ngón cho các âm giai đó theo chiều xuống). 

Các âm giai thứ thì phức tạp bởi vì có ba loại âm giai thứ, và có thể gây hoang mang bởi chúng thường đều chỉ được gọi là "thứ" thôi mà không định rõ loại nào, hoặc, tệ hơn nữa, mỗi loại lại được gán cho nhiều tên khác nhau. Sở dĩ như vậy là do chúng tạo nên các thức (mood) khác với những các thức khác. Âm giai thứ đơn giản nhất là âm giai thứ tương ứng-relative minor (còn gọi là thứ tự nhiên - natural minor); Đơn giản là vì nó có cùng bộ khoá như âm giai trưởng tương ứng của nó,

 

Bảng  1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên

 

RH  LH  Scale  Sharp/Flats

S1=12312341  S2=54321321  C,G,D,A,E 0,1,2,3,4 Sharp

S1  43214321321  B  5 Sharp 

12341231  S2  F  1 Flat 

41231234  32143213  Bb  2 Flats 

31234123  32143213  Eb  3 Flats 

34123123  32143213  Ab  4 Flats 

23123412  32143213  Db  5 Flats 

23412312  43213214  Gb  6 Flats 

 

Bảng  1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên

S1(RH)  S2(LH)  A  0 Sharp  G sharp 

S1  S2  E  1 Sharp  D Sharp 

S1  43214321  B  2 Sharp  A Sharp 

34123123  43213214  F#  3 Sharp  E Sharp 

34123123  32143213  C#  4 Sharp  B Sharp 

34123123  32143213  G#  5 Sharp  F Sharp 

S1  S2  D  1 Flat  C Sharp 

S1  S2  G  2 Flats  F Sharp 

S1  S2  C  3 Flats  B Nat. 

12341231  S2  F 4 Flats  E Nat. 

21231234  21321432  Bb  5 Flats  A Nat. 

31234123  21432132  Eb  6 Flats  D Nat.

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)

a.  Âm giai- Scales: Ngón cái tréo/luồn bên dưới -Thumb Under (TU), Ngón cái tréo bên trên- Thumb Over (TO).

b.  Động tác TO, Giải thích và Video

c.  Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando

d.  Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón

Bảng  1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên

Bảng  1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên

e. Hoà âm rải-Arpeggio.

f.  Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.

g.  Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất

h.  Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh.   

(P53) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P54) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: