(P50) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)

c.  Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando (tiếp theo)

Trong động tác glissando, hãy lật ngửa hay quay sấp (pronate) hai bàn tay sao cho các ngón tay hướng xa khỏi chiều chuyển động của bàn tay. Bấy giờ các động tác nhấn phím của các ngón tay không là thẳng xuống, mà có một thành phần lùi lại theo phương ngang mà làm cho các đầu ngón tay được lưu lại lâu thêm một chút trên các phím khi bàn tay chuyển động dọc bàn phím. Điều này đặc biệt hữu ích cho chơi legato. Ví dụ: cho âm giai đi lên RH, hãy xoay nhẹ cẳng tay theo chiều kim đồng hồ sao cho các ngón tay hướng về bên trái. Nói cách khác, nếu các ngón tay đang đi thẳng xuống (so tương đối với bàn tay) mà bàn tay thì đang di chuyển, thì các ngón tay sẽ không nhấn thẳng xuống phím. Bằng cách xoay bàn tay theo lối glissando, lỗi này có thể được bù khuyết. Do vậy mà động tác glissando cho phép bàn tay lướt êm. Bạn có thể luyện tập động tác này bằng cách xoay vòng một quãng tám lên và xuống; bàn tay nên giống như ở động tác đi ngang sang bên của một người chơi trượt patin, với hai bàn chân luân chuyển đá sang bên và cơ thể nghiêng về bên trái và phải trong khi người đó trượt về phía trước. Bàn tay nên xoay sấp hoặc ngửa với mỗi một sự đảo chiều của quãng tám đó. Như trong trượt patin (mà bạn phải nghiêng người theo hướng nghịch trước khi bạn có thể đổi chiều chuyển động), sự xoay bàn tay (đảo ngược của tư thế bàn tay glissando) phải đi trước sự đổi chiều của âm giai, động tác này được luyện tập tốt nhất bằng luyện tập chỉ một quãng tám duy nhất.   

Với âm giai TO đi xuống RH, hãy luyện tập nhóm PS 54321, và các nhóm PS tương ứng khác, với hoặc không với các móc liên kết của chúng. Bạn cần  thêm một bổ sung nhỏ để tránh  làm ngón cái hoàn toàn bị gập bên dưới bàn tay trong khi nhóm PS kế đang lăn qua ngón cái. Hãy nhấc ngón cái lên sớm hết mức có thể trong khi duy trì âm giai trôi chảy, bằng cách nâng và/hoặc hạ cổ tay để kéo ngón cái lên -- hầu như đảo ngược với những gì bạn đã thực hiện cho âm giai đi lên. Nếu bạn gập ngón cái hoàn toàn bên dưới lòng tay, nó sẽ trở nên tê liệt và khó mà dịch chuyển sang vị trí kế. Đây chính là cái "bổ sung nhẹ" được nói bên trên và có phần tương tự với động tác ngón cái cho âm giai đi lên. Cho chơi TU, thì ngón cái được phép gập hoàn toàn bên dưới lòng tay. Bởi vì động tác này có phần tương tự ở TO và TU, và chỉ khác nhau ở mức độ, nó có thể dễ dàng bị chơi sai. Mặc dù các sự khác biệt ở động tác là rất nhỏ để nhìn thấy, sự khác biệt ở cảm giác đối với người chơi piano lại gần như giữa đêm và ngày, đặc biệt là ở các đoạn lướt nhanh.  

Với những âm giai cực nhanh (hơn một quãng tám trong một giây), đừng nghĩ tới chúng như những nốt cá thể, mà thành từng cụm PS. Cho RH, nếu đặt tên 123=A, 1234=B, hãy chơi AB thay vì of 1231234, tức là, hai đơn vị thay vì bảy đơn vị. Để chơi thậm chí nhanh hơn nữa, hãy nghĩ thành các cụm gồm các cặp đơn vị của các nhóm PS,  AB,AB, vv. Khi bạn đã tiến bộ về tốc độ và bắt đầu nghĩ tới các cụm lớn hơn nữa, thì nguyên tắc liên tục nên được chuyển từ A1 sang AB1 rồi sang ABA (nơi mà nốt A cuối là móc liên kết). Sẽ là ý xấu việc quá lạm luyện tập nhanh, ở những tốc độ bạn không thể xoay sở thoải mái. Những cuộc thử sức chơi ở tốc độ rất nhanh là chỉ hữu ích ở việc nó khiến ta dễ dàng hơn khi luyện tập một cách chính xác ở một tốc độ chậm hơn. Do đó, hãy luyện tập hầu hết thời gian ở tốc độ chậm hơn tốc độ tối đa; bạn sẽ đạt tốc độ nhanh hơn theo cách đó. 

Hãy làm thử nghiệm sau theo để đạt cảm giác về chơi các âm giai đích thực nhanh. Hãy xoay vòng cụm PS-5-ngón 54321 cho âm giai đi xuống, theo hệ thống được miêu tả ở các bài tập  PS (khởi đầu bằng Ví dụ 1). Chú ý rằng, khi bạn gia tăng tốc độ lặp, bạn sẽ cần phải chuyển hướng của bàn tay và sử dụng một lượng nhất định các động tác đẩy (thrust) hoặc xoay để đạt sự chơi mượt, với tốc độ nhanh nhất  và ngay cả chơi các nhóm PS. Bạn nên nghiên cứu trong mục arpeggio bên dưới về các động tác "xô/đẩy - thrust" và "kéo - pull" (phần f) trước khi bạn có thể thực hiện đúng thử nghiệm này. Một nhạc sinh trình độ trung cấp nên có khả năng chơi nhanh hơn tốc độ 2 vòng lặp/giây. Một khi bạn đã có thể chơi ở độ nhanh này, một cách thoải mái, và thư giãn, thì hãy tiếp tục xuống một quãng tám ở cùng tốc độ, phải chắc chắn là chơi nó TO. Bạn đã phát hiện ra cách chơi một câu chạy rất nhanh rồi đó! Mức độ nhanh bao nhiêu mà bạn có thể chơi thì tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật của bạn, và khi bạn cải thiện trình độ, thì phương pháp này sẽ cho phép bạn chơi thậm chí các âm giai càng nhanh hơn nữa. Đừng quá lạm luyện tập các câu chạy nhanh này nếu chúng bắt đầu gập ghềnh bởi vì bạn có thể rốt cuộc tạo thành những thói quen chơi-phi-nhạc-cảm. Các thử nghiệm này có giá trị chủ yếu cho sự phát hiện những động tác cần khi chơi ở các tốc độ rất cao, và để đào luyện cho não bộ xử lý các tốc độ rất cao đó. Chớ để mắc vào thói quen chơi nhanh và đồng thời lại lắng nghe nó; thay vì vậy, não bộ bạn trước nhất phải có một ý tưởng rõ ràng về cái mà được kỳ vọng [tức  âm nhạc/chi tiết nhạc, vv, mà sẽ được tạo thành] trước khi bạn chơi nó.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)

a.  Âm giai- Scales: Ngón cái tréo/luồn bên dưới -Thumb Under (TU), Ngón cái tréo bên trên- Thumb Over (TO).

b.  Động tác TO, Giải thích và Video

c.  Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando

d.  Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón

Bảng  1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên

Bảng  1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên

e. Hoà âm rải-Arpeggio.

f.  Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.

g.  Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất

h.  Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh.

(P51) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P52) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P53) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P54) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: