(P48) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)
b. Động tác TO, Giải thích và Video
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách phân tích các thế ngón căn bản khi chơi các âm giai. Hãy xem xét RH cho việc chạy âm giai C major. Chúng ta hãy bắt đầu với phần dễ nhất, ấy là âm giai RH chiều đi xuống, được chơi với ngón 5432132,1432132,1 vv. Bởi ngón cái thì thấp hơn bàn tay, nên ngón 3 hoặc 4 có thể băng qua nó [ngón cái] một cách dễ dàng; ngón cái sẽ gập lại một cách tự nhiên bên dưới các ngón đó, và sự chạy ngón cho âm giai đi xuống này hết sức trôi chảy. Động tác căn bản là động tác TU; động tác TO theo chiều đi xuống thì tương tự, nhưng chúng ta sẽ cần thực hiện một bổ sung tuy nhỏ song rất quan trọng cho trật tự này để làm nó trở thành một phương pháp TO đích thực, tuy nhiên, sự bổ sung này thì tinh tế và sẽ được thảo luận sau.
Giờ ta hãy xem xét RH, âm giai C major chiều đi lên. Phần âm giai này được chơi với ngón 1231234, vv. Ở phương pháp TO, ngón cái được chơi tương tự các ngón 3 và 4; tức là, nó một cách đơn giản được nhấc lên rồi hạ xuống mà không có động tác TU sang bên (sideway) bên dưới lòng bàn tay. Bởi ngón cái thì ngắn hơn các ngón khác, nó có thể được đưa xuống hầu như song song (và chỉ đằng sau) với cái ngón được nó băng qua mà không va chạm nhau. Để gõ ngón cái xuống đúng phím, bạn cần chuyển động bàn tay và sử dụng một cái vặn nhẹ cổ tay. Đối với các âm giai như là C major, cả ngón cái và ngón được băng qua đều trên các phím trắng và nhất định ít nhiều sẽ vướng nhau. Để tránh bất cứ khả năng va chạm nào, thì cánh tay nên lập một góc 45 độ với bàn phím (chếch về bên trái), và bàn tay sẽ được đưa vượt qua ngón được băng qua bằng cách sử dụng chính ngón cần được vượt qua đó như một trục xoay. Ngón 3 hoặc 4 bấy giờ phải nhanh chóng được chuyển đi một khi ngón cái đi xuống. Ở phương pháp TO, ta không thể giữ nhấn 3 hoặc 4 xuống cho tới khi ngón cái chơi, không như phương pháp TU. Khi bạn lần đầu thử phương pháp TO, thì âm giai sẽ bị gập ghềnh và có khả năng có một “lỗ hổng” khi đang chuyển ngón cái. Do vậy, bước chuyển phải được thực hiện thật nhanh ngay cả khi âm giai được chơi chậm. Khi bạn đã cải thiện kỹ thuật này, bạn sẽ lưu ý rằng một cú đảo/xoay (flick/rotation) nhanh của cổ/cánh tay là hữu dụng. Những người mới học thường sẽ thấy TO là dễ hơn TU, nhưng những người đã học TU suốt nhiều năm rồi lại sẽ thấy lúc ban đầu chơi TO rất vụng về và gập ghềnh. Ngoài ra, hãy xoay cẳng tay theo chiều kim đồng hồ một chút xíu (cái mà Chopin gọi là “tư thế glissando” [glissando position], xem mục 5.c bên dưới) mà bằng cách ấy một cách tự động ngón cái được mang tới phía trước. Âm giai RH chiều lên thì khó hơn âm giai RH chiều xuống bởi, khi âm giai đi xuống, bạn trụ và xoay quanh ngón cái, điều dễ làm. Nhưng với âm giai chiều lên, bạn trụ bằng và lăn qua ngón 3 hoặc 4, nhưng lại có những ngón ở bên trên ngón cần được băng qua và những ngón này có thể gây cản trở sự lăn đó.
Cái logic đằng sau phương pháp TO là như sau. Ngón cái thì được sử dụng như bất kỳ ngón khác. Ngón cái chỉ cử động lên và xuống. Điều này làm đơn giản các động tác ngón và, thêm vào đó, bàn tay, cánh tay, và khuỷu tay không cần phải vặn vẹo để ăn khớp với các động tác TU. Nhờ đó bàn tay và cánh tay vẫn duy trì góc tối ưu của chúng với bàn phím ở mọi thời điểm và chỉ thuần phải trượt (glide) lên và xuống với âm giai. Nếu không có sự đơn giản hoá này, các đoạn khó về kỹ thuật có thể trở nên vô phương thực hiện, đặc biệt là bởi bạn vẫn cần bổ sung các động tác bàn tay mới để đạt các tốc độ cao, và nhiều trong số các động tác này là không tương thích với TU. Quan trọng hơn hết, sự chuyển động của ngón cái tới vị trí đúng của nó được điều khiển hầu hết bởi bàn tay, trong khi đó ở phương pháp TU, chính động tác kết hợp của ngón cái và bàn tay mà quyết định vị trí của ngón cái. Bởi động tác của bàn tay thì trơn tru (smooth), ngón cái được đặt vào vị trí một cách chính xác hơn so với ở phương pháp TU, do vậy mà giảm bớt các nốt bị hụt/trượt và sự đánh nhầm các nốt khác và đồng thời mang tới một sự điều khiển giọng tốt hơn cho ngón cái. Hơn nữa, âm giai lên trở nên tương tự âm giai xuống, bởi bạn luôn lăn các ngón băng qua bên trên cho sự băng qua. Điều này làm dễ thực hiện hơn khi chơi hai tay cùng nhau bởi tất cả các ngón của cả hai tay thì luôn lăn qua bên trên. Một tiện ích thêm nữa là bấy giờ ngón cái có thể chơi một phím đen. Chính con số lớn các sự đơn giản hoá này, sự loại trừ thứ stress do hậu quả của ngón cái bị liệt, và thậm chí nhiều ưu điểm nữa sẽ được bàn thảo bên dưới, mà giúp giảm bớt những tiềm năng phạm lỗi và giúp có thể chơi nhanh hơn. Có những ngoại lệ : các đoạn chậm, legato, hoặc một vài âm giai toàn chứa các phím đen , vv., là được thi hành một cách thoải mái hơn với một động tác TU. Hầu hết nhạc sinh mà bấy nay đã sử dụng TU ban đầu sẽ có một thời gian chật vật để hiểu cách chơi TO. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự nguy hại gây ra bởi việc không học TO sớm ngay khi có thể; với các nhạc sinh này, ngón cái thì không "tự do". Chúng ta sẽ thấy rằng ngón cái mà được tự do sẽ là một ngón linh hoạt đa năng. Song chớ thất vọng, bởi cuối cùng hoá ra là hầu hết các nhạc sinh TU cao cấp đầu sẵn biết cách chơi TO rồi -- chỉ có điều họ chẳng biết điều đó mà thôi.
LH là sự đảo ngược của RH; phương pháp TO được sử dụng cho âm giai đi xuống, còn âm giai lên thì có phần tương tự với TU. Nếu RH của bạn tiến bộ hơn LH, hãy các tốc độ TO nhanh hơn bằng sử dụng RH cho tới khi bạn có thể quyết định chính xác những gì cần thực hiện, rồi sử dụng các động tác đó của RH cho LH.
Bởi các nhạc sinh mà không có thầy dạy sẽ gặp khó khăn việc hình dung TO, chúng ta hãy xem xét một video clip để đối sánh TO và TU, dùng một trong hai link dưới đây:
http://www.pianopractice.org/TOscale.mp4
http://www.pianopractice.org/TOscale.wmv
Đoạn video chiếu [tác giả sách này] đang chơi RH hai quãng tám TO, lên và xuống, được chơi hai lần. Cũng âm giai đó được lặp lại nhưng sử dụng TU. Các động tác TO âm giai lên thì căn bản là chính xác. Các động tác TO âm giai mắc một lỗi -- có một chỗ mà đốt cuối (đốt có móng tay) của ngón cái hơi bị gập. Ở những tốc độ trung bình, sự hơi bị gập này không ảnh hưởng sự chơi, song ở TO với tốc độ cao, thì nên duy trì ngón cái duỗi thẳng cho cả hai chiều âm giai lên và xuống. Ví dụ này minh hoạ sự quan trọng của việc nên học TO sớm tối đa có thể. Cái xu hướng gập đốt cuối ngón cái này của tôi là hậu quả của sự chỉ sử dụng duy nhất TU trong suốt nhiều thập niên, trước khi tôi học TO. Một kết luận quan trọng ở đây là hãy luôn luôn giữ ngón cái duỗi thẳng mọi lúc đang chơi TO.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)
b. Động tác TO, Giải thích và Video
c. Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando
d. Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón
Bảng 1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên
Bảng 1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên
f. Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.
g. Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất
h. Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh.
(P49) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P50) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận