(P47) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)

a.  Âm giai - Scales: Ngón cái tréo/luồn bên dưới - Thumb Under (TU), Ngón cái tréo bên trên - Thumb Over (TO). (tiếp theo)

Các bắp cơ chính để chơi piano cho ngón cái là ở cẳng tay, y như 4 ngón còn lại. Tuy nhiên, ngón cái có những bắp cơ khác ở bàn tay mà được sử dụng để cử động dịch chuyển nó sang hai bên trong phương pháp TU. Sự liên quan cả thêm các bắp cơ này cho động tác TU khiến vận động của nó thêm phức tạp, do vậy làm chậm tốc độ tối đa có thể đạt được. Sự phức tạp thêm này cũng khiến gây ra các lỗi. Các thầy piano đã giảng dạy phương pháp TO khẳng định rằng với những người chỉ sử dụng duy nhất TU, thì 90% các lỗi chơi nhầm lẫn/lộn xộn của họ khởi nguồn từ động tác TU.

Bạn có thể tự minh chứng các nhược điểm của phương pháp TU bằng cách quan sát sự mất khả năng vận động của ngón cái trong cái vị trí-mắc-kẹt của nó. Trước nhất, hãy duỗi mọi ngón ra sao cho chúng nằm trên cùng một mặt phẳng. Bạn  sẽ phát hiện rằng tất cả các ngón, bao gồm ngón cái, đều có khả năng vận động lên và xuống  (các động tác cần để chơi piano). Giờ, hãy vẫy ngón cái lên và xuống thật nhanh -- bạn sẽ thấy rằng ngón cái có thể chuyển động chỉ độ 3 hoặc 4 cm  theo chiều đứng một cách thoải mái (mà không xoay cẳng tay), khá nhanh. Kế, trong lúc vẫn vẩy nó ở cùng tốc độ nhanh trên, hãy dần dần đưa nó vào dưới lòng bàn tay -- bạn sẽ thấy rằng khi nó đi vào bên dưới, nó đánh mất khả năng cử động theo phương đứng cho tới khi nó trở nên bất động, hầu như là bị liệt, khi nó tới vị trí bên dưới ngón giữa.   

Giờ, hãy dừng vẩy ngón cái và hãy thọc ngón cái xuống (mà không cử động cổ tay) -- nó đi xuống! Đây là bởi vì bạn đang sử dụng một hệ bắp cơ khác. Bấy giờ, sử dụng các bắp cơ mới này, thử cử động ngón cái lên và xuống nhanh hết mực bạn có thể -- bạn sẽ phát hiện rằng các bắp cơ mới này thì vụng về hơn nhiều và động tác lên và xuống thì chậm hơn tốc độ vẩy ngón cái lên và xuống khi nó đang được duỗi. Do đó, để có thể cử động ngón cái ở vị trị-mắc-kẹt này của nó, bạn cần không chỉ một hệ bắp cơ mới, mà, thêm vào đó, các bắp cơ này thì lại chậm chạp hơn. Chính sự đưa vào sử dụng các bắp cơ vụng về này đã khiến sinh ra các lỗi và làm chậm tốc độ khi chơi với phương pháp TU. Phương pháp TO giúp loại trừ các vấn đề này. Các âm giai và arpeggio là các bài tập bị lạm dụng nhất trong sư phạm piano -- các nhạc sinh mới được dạy chỉ duy nhất phương pháp TU, điều khiến họ không thể đạt được các kỹ thuật thích đáng cho các câu và các arpeggio chạy nhanh. Không chỉ thế, khi âm giai được tăng tốc, stress bắt đầu tạo sinh một cách bí ẩn. Tệ hơn nữa, nhạc sinh sẽ hình thành một vốn nhạc mục với các thói quen sai mà sẽ cần sửa chữa rất gian nan. Phương pháp TO thì dễ học hơn phương pháp TU bởi nó không đòi hỏi các cử động vặn vẹo sang hai bên (sideways contortions) của ngón cái, bàn tay, cánh tay, và khuỷu tay. Người mới học piano nên được dạy phương pháp TU trước bởi vì nó là cần cho các đoạn chơi chậm và nó cần nhiều thời gian hơn để học được. Phương pháp TO nên được dạy ngay khi cần thực hiện các âm giai chơi nhanh hơn, trong vòng một, hai năm học đầu tiên. Với các nhạc sinh có tài, thì phương pháp TO phải được dạy trong vòng vài tháng học đầu tiên, hoặc ngay khi họ đã thuần thục TU. 

Vì có hai lối chơi âm giai, nên có hai trường phái dạy cách chơi nó. Trường phái TU (Czerny, Leschetizky) khẳng định rằng TU là cách duy nhất mà các âm giai legato có thể được chơi và rằng, với sự luyện tập đầy đủ, TU có thể chơi các âm giai ở bất kỳ tốc độ nào. Trường phái TO (Whitesides, Sandor) dần dà thắng thế và những thành viên bảo thủ hơn của nó cấm sử dụng TU, trong bất kỳ tình huống nào. Xem phần Tham khảo cho các bàn thảo thêm về phương pháp giảng dạy TU đối lập với TO. Cả hai trường phái cực đoan đều sai bởi vì bạn cần cả hai kỹ năng này.  

Các thầy dạy TO đã tức giận một cách dễ hiểu bởi sự thực rằng các nhạc sinh trình độ cao cấp mà được chuyển tới họ từ các thầy dạy tư thường khi không hề biết phương pháp TO, và phải mất sáu tháng hoặc dài hơn để sửa chữa các tác phẩm thuộc vốn nhạc mục mà các nhạc sinh này đã học được theo các cách sai. Một nhược điểm của sự học cả hai phương pháp TU và TO là rằng khi chơi thị tấu (sight reading), ngón cái có thể trở nên lúng túng và chẳng biết lối nào mà đi. Sự lúng túng này là một nguyên do tại sao một số thầy dạy thuộc trường phái TO trong thực tế nghiêm cấm sử dụng TU. Tôi khuyên rằng bạn hãy chọn phương pháp TO là phương pháp chuẩn, và sử dụng phương pháp TU như một ngoại lệ cho nguyên tắc đó. Lưu ý rằng  Chopin đã dạy cả hai phương pháp (Eigeldinger, tr. 37). 

Mặc dù phương pháp TO đã được tái phát hiện bởi Whitesides, vv., tài liệu xưa nhất về nói việc sử dụng nó là được ghi nhận về Franz Liszt (Fay). Liszt đã ngừng việc trình diễn và quay trở lại việc phát triển kỹ thuật của ông trong hơn một năm khi ông trạc 20 tuổi. Ông không bằng lòng với kỹ thuật của ông (đặc biệt là khi chơi các âm giai) khi đối chiếu với các cuộc trình tấu nhiệm màu của Paganini trên cây vĩ cầm, và đã thực nghiệm việc cải thiện kỹ thuật của mình. Vào cuối giai đoạn ấy, ông tái xuất, mãn nguyện với các kỹ năng mới của mình song lại không thể dạy người khác một cách chính xác cách ông đã thực hiện thế nào để cải thiện kỹ thuật -- ông chỉ có thể minh hoạ chúng trực tiếp trên cây piano (điều này đúng với hầu hết các “bài dạy” Liszt). Tuy nhiên, Amy Fay đã lưu ý rằng Liszt bấy giờ chơi âm giai theo lối khác, thay vì TU, Liszt đang “lăn bàn tay qua bên trên cái ngón được băng qua” để cho ngón cái rơi xuống phím kế theo. Hiển nhiên Fay phải mất nhiều tháng để bắt chước phương pháp này, nhưng, theo bà kể, “nó đã làm thay đổi hoàn toàn lối chơi của tôi” và bà tuyên bố rằng kết quả của nó là một sự cải thiện xuất sắc ở toàn bộ kỹ thuật của bà, chứ không chỉ ở việc chơi các âm giai, bởi vì TO có thể áp dụng cho bất kỳ câu chạy nào cũng như các arpeggio.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)

a.  Âm giai- Scales: Ngón cái tréo/luồn bên dưới -Thumb Under (TU), Ngón cái tréo bên trên- Thumb Over (TO).

b.  Động tác TO, Giải thích và Video

c.  Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando

d.  Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón

Bảng  1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên

Bảng  1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên

e. Hoà âm rải-Arpeggio.

f.  Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.

g.  Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất

h.  Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh.

(P48) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P49) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P50) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: