-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P46) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021
5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales) (Fantaisie Impromptu của Chopin và Chương thứ ba Sonata Moonlight của Beethoven)
a. Âm giai - Scales: Ngón cái tréo/luồn bên dưới - Thumb Under (TU), Ngón cái tréo bên trên - Thumb Over (TO).
Các âm giai và các arpeggio là các đoạn chạy (passage) piano căn bản nhất; ấy vậy mà phương pháp quan trọng nhất cho sự chơi chúng lại thường hoàn toàn không được chỉ dạy! Các Arpeggio thì đơn giản chính là các âm giai được trải rộng và do đó có thể được xử lý tương tư như với các âm giai; như vậy chúng ta sẽ trước nhất bàn về việc chơi các âm giai, sau đó lưu ý cách áp dụng các nguyên tắc tương tự cho các arpeggio. Có một sự khác biệt nền tảng về cách bạn phải chơi arpeggio (một cổ tay mềm dẻo linh hoạt) so với chơi âm giai; một khi bạn đã học được sự khác biệt này, thì việc chơi các arpeggio sẽ trở nên dễ dàng hơn, ngay cả với các bàn tay nhỏ.
Có hai lối chơi âm giai. Lối thứ nhất được biết rộng rãi là phương pháp "ngón cái luồn dưới" [thumb under (TU)] và lối thứ hai là phương pháp "ngón cái tréo bên trên" [thumb over (TO)]. Ở phương pháp TU, ngón cái được dịch chuyển bên dưới lòng bàn tay để băng ngang qua ngón 3 hoặc 4 khi chơi âm giai. Lối vận hành TU này thì thuận lợi bởi hai cấu trúc đặc biệt của ngón cái; nó ngắn hơn các ngón khác và có vị trí bên dưới lòng bàn tay. Trong phương pháp TO, ngón cái được xử lý tương tự 4 ngón kia, do vậy giúp hết sức đơn giản động tác. Cả hai phương pháp đều là cần thiết để chơi âm giai, nhưng mỗi phương pháp được yêu cầu ở những tình huống khác nhau; Phương pháp TO cần khi chơi các đoạn nhanh, kỹ thuật khó, còn phương pháp TU thì hữu dụng cho các đoạn chậm, legato, hoặc khi một số nốt cần được giữ trong khi các nốt khác đang được chơi.
Vì thiếu một thuật ngữ tốt hơn, tôi tạm đặt tên cho phương pháp TO là “Ngón cái tréo trên-Thumb Over” mà nó rõ ràng là một cái tên sai và có thể khiến người chơi piano mới học càng thêm khó để hiểu cách chơi nó. Tôi đã thử nhiều cái tên khác tốt hơn, song lại chẳng ra được tên nào tốt hơn là TO. Cái ưu điểm khả dĩ duy nhất của nó là rằng cái danh pháp báng bổ này có thể gây sự chú ý tới sự luyện tập TO.
Nhiều thầy dạy piano không hay biết phương pháp TO. Sự này chẳng gây mấy trở ngại cho tới khi nào các nhạc sinh chưa đạt tới những trình độ cao. Trong thực tế, với đủ nỗ lực và luyện tập, thì việc sử dụng phương pháp TU để chơi các đoạn tương đối khó là điều khả dĩ, và đã có nhiều nghệ sĩ piano tài danh nghĩ rằng TU là phương pháp duy nhất mà họ cần. Thực tiễn, để chơi các đoạn nhanh thích đáng, họ đã luyện tập một cách vô thức (thông qua sự luyện tập chuyên cần) để bổ sung phương pháp TU theo một lối mà nó rất cận phương pháp TO. Sự bổ sung này là cần thiết bởi đối với những âm giai chạy rất nhanh, thì sẽ bất khả về phương diện vật lý để chơi chúng mà sử dụng chỉ duy nhất phương pháp TU. Do đó, điều quan trọng cho các nhạc sinh là bắt đầu học phương pháp TO ngay khi họ vừa qua giai đoạn khởi học ban đầu, trước khi thói quen TU đã trở nên ăn sâu vào các đoạn chạy mà nên được chơi bằng phương pháp TO.
Nhiều nhạc sinh sử dụng phương pháp chơi chậm lúc khởi đầu rồi sau đó mới tập tăng tốc. Họ sử dụng phương pháp TU trôi chảy ở tốc độ chậm và hậu quả là thu nhận thói quen TU và chỉ phát hiện, khi họ tăng tốc, rằng họ cần chuyển sang phương pháp TO. Sự thay đổi phương pháp này có thể là một công việc rất gian nan, dễ nản lòng, và tốn kém nhiều thời gian, không chỉ cho các âm giai, mà còn với bất kỳ câu chạy nhanh nào -- một nguyên do khác tại sao phương pháp tăng tốc không được tán thành trong sách này. Động tác TU là một trong những nguyên do phổ biến nhất làm tạo sinh những bức tường tốc độ và sự chơi lộn xộn. Do đó, phương pháp TO cần được học, nó nên được luôn luôn sử dụng để chơi các câu chạy nhanh ngoại trừ những khi phương pháp TU tỏ kết quả tốt hơn.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
5. Chơi nhanh: Âm giai, Arpeggio, và Âm giai đồng chuyển (Chromatic Scales)
b. Động tác TO, Giải thích và Video
c. Luyện tập TO: Tốc độ, Động tác Glissando
d. Các Âm giai: Nguồn gốc, Thuật ngữ và những sự Phân ngón
Bảng 1.III.5.a Các Âm giai trưởng chiều lên
Bảng 1.III.5.b Các Âm giai thứ hoà âm chiều lên
f. Đẩy-Thrust và Kéo-Pull, Chương 3, Sonata Moonlight của Beethoven.
g. Ngón cái: ngón đa năng linh hoạt nhất
h. Các âm giai bán cung (Chromatic Scale) nhanh.
(P47) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P48) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P49) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P50) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng