(P39) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
4. Bàn tay, ngón tay, các cử động cơ thể cho kỹ thuật (tiếp theo)
b. Chơi bằng các Tư thế Ngón dẹt (Flat Fingers) (các tư thế FFP, Nhện (Spider), Kim tự tháp (Pyramid)
Hầu hết những người tự học piano sẽ đa phần sử dụng các FFP. Trẻ con (dưới 4 tuổi) thường gặp khó khăn khi khum các ngón tay. Vì lý do này, những nghệ sĩ piano nhạc Jazz sử dụng các FFP nhiều hơn các nghệ sĩ piano âm nhạc cổ điển (bởi phần nhiều họ khởi đầu bằng tự học), và các thầy dạy âm nhạc cổ điển thì chính xác khi chỉ ra rằng các nghệ sĩ piano Jazz thời kỳ ban đầu [early jazz] là yếu kém hơn về kỹ thuật. Trong thực tế, các kỹ thuật của Jazz thời kỳ ban đầu ít khó hơn của cổ điển nhiều. Tuy nhiên, sự thiếu kỹ thuật này xuất từ sự họ không được đào tạo, chứ không bởi vì họ đã sử dụng các FFP. Như vậy các FFP hoàn toàn không là cái gì mới lạ mà là hoàn toàn bản năng/trực giác (không phải tất cả những gì mang tính bản năng/trực giác đều là xấu) và là một cách chơi tư nhiên; sau hết, ngón cái thì luôn luôn được chơi FFP ! Do đó, con đường dẫn tới kỹ thuật tốt là một sự cân đối tốt giữa luyện tập với các ngón khum và sự hiểu biết khi nào thì sử dụng các FFP. Điều mới ở phần này là cái khái niệm rằng tư thế khum về bản chất là không ưu việt hơn và rằng các FFP là một phần cần thiết của kỹ thuật cao.
Với hầu hết người chơi piano, ngón 4 là ngón đặc biệt gây trở ngại nhất. Một phần nguyên do của sự khó khăn này là bởi nó là ngón vụng về nhất khi nhấc ngón, điều gây trở ngại khi chơi nhanh và tránh những rủi ro va chạm những nốt ngoài bản nhạc. Những vấn đề đó càng thêm khó khăn ở tư thế khum, bởi sự phức tạp của động tác và chứng liệt-khum. Ở cấu hình ngón dẹt mà đã được lược giản, thì những khó khăn này được giảm đi và ngón 4 trở nên độc lập hơn và dễ nhấc hơn. Nếu bạn đặt bàn tay lên một bề mặt phẳng rồi nhấc ngón 4 lên, nó sẽ đi lên được một quãng nào đó; rồi bạn lặp lại quy trình này với FFP, thì đầu ngón 4 sẽ đi lên được quãng cách gấp đôi. Do đó, sẽ dễ dàng hơn khi nhấc các ngón, mà đặc biệt là ngón 4, ở FFP. Sự dễ dàng của việc nhấc ngón này sẽ làm giảm sự stress khi bạn chơi nhanh. Thêm nữa, khi gắng chơi nhanh những đoạn khó mà sử dụng tư thế khum, một số ngón tay, (nhất là các ngón 4 và 5) đôi khi sẽ bị quá khum khiến tạo nên càng nhiều stress và sự cần thiết phải vung các ngón này ra để chơi một nốt. Các trở ngại này có thể được loại trừ bằng sử dụng FFP.
Một ưu điểm khác của FFP là rằng nó giúp bạn tăng độ với / giãn bởi các ngón tay được duỗi ra thẳng hơn. Vì lý do này, hầu hết những người chơi piano (đặc biệt là những người có bàn tay nhỏ) sẵn sàng sử dụng tư thế ngón dẹt để chơi các hợp âm rộng, vv., mà thông thường là không với ý thức. Tuy nhiên, những người này có thể mang cảm giác “tội lỗi” về sự thiếu tư thế khum của họ và ra sức lồng/hợp nhất sự khum đó vào hết mức có thể, điều mà khiến tạo thành stress. Còn một ưu điểm khác của FFP là rằng các ngón tay đang nhấn phím bằng phần đệm thịt đầu ngón thay vì bằng đầu ngón. Phần đệm thịt này thì nhạy cảm hơn khi tiếp chạm, và ít bị móng tay cản trở hơn. Khi ta tiếp chạm bất kỳ cái gì nhằm cảm giác nó, thì ta luôn sử dụng phần này của ngón, chứ không là đầu ngón. Cái đệm phụ này và sự nhạy cảm của nó giúp ta cảm giác tốt hơn và chủ động hơn, và là là sự bảo vệ lớn hơn cho việc tránh bị tổn thương. Ở tư thế khum, các ngón tay đi xuống hầu như vuông góc với mặt phím vì thế mà bạn chơi bằng các đầu ngón, nơi có ít thịt đệm nhất giữa xương và đỉnh ngón. Nếu bạn đã làm tổn thương các đầu ngón tay do luyện tập quá căng với tư thế khum, bạn có thể cho các đầu ngón đó một lúc nghỉ ngơi bằng cách sử dụng FFP. Hai loại chấn thương có thể xảy ra ở đầu ngón tay khi sử dụng tư thế khum và cả hai loại đó đều có thể được tránh khỏi bằng sử dụng FFP. Loại thứ nhất là bị dập/bầm khi nện quá nhiều. Loại thứ hai là làm phần thịt ngay bên dưới móng tay bị hở ra, điều là hậu quả của sự cắt móng tay quá sát. Loại chấn thương thứ hai này là nguy hiểm bởi vì nó có thể dẫn những sự nhiễm trùng gây đau đớn. Ngay dẫu bạn để những móng tay khá dài, bạn vẫn có thể chơi bằng cách sử dụng FFP.
Quan trọng hơn, với FFP, bạn có thể chơi các phím đen bằng cách sử dụng hầu hết các vùng rộng phía bên dưới của các ngón tay; vùng rộng bên dưới này có thể được sử dụng để tránh bị hụt/trượt khỏi các phím đen mà rất dễ bị trượt ở tư thế khum bởi chúng thì rất hẹp. Với các đoạn nhanh và các hợp âm [dan] rộng, hãy chơi các phím đen với FFP và các phím trắng với các ngón khum; cách này sẽ giúp gia tăng rất lớn về tốc độ và sự chính xác.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
-
2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu)
3. Láy rền và Reo dây - Trills & Tremolos
b. Reo dây - Tremolo (Chương thứ nhất, Sonata Pathetique của Beethoven)
4. Bàn tay, ngón tay, các cử động cơ thể cho kỹ thuật.
- (P39) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P40) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P41) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P42) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P43) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận