(P38) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
4. Bàn tay, ngón tay, các cử động cơ thể cho kỹ thuật (tiếp theo)
b. Chơi bằng các Tư thế Ngón dẹt (Flat Fingers) (các tư thế FFP, Nhện (Spider), Kim tự tháp (Pyramid)
Chúng ta đã lưu ý ở mục II.2 rằng hình dạng ngón tay cho lúc học ban đầu là tư thế hơi khum. Nhiều thầy dạy phán rằng tư thế khum là tư thế “đúng” cho việc chơi piano, và rằng tư thế dẹt thì sai bất luận thế nào. Tuy nhiên, V. Horowitz đã chứng minh rằng tư thế dẹt, hay thẳng của ngón là rất hữu dụng. Ở đây chúng ta bàn về lý do tại sao tư thế ngón dẹt thì không chỉ là hữu dụng mà còn là một phần nền tảng của kỹ thuật và tất cả các nghệ sĩ piano hoàn chỉnh đều sử dụng nó.
Chúng ta sẽ định nghĩa sơ khởi về “tư thế ngón dẹt” (Flat Finger Position - FFP) như một tư thế mà trong đó các ngón được duỗi thẳng ra từ bàn tay. Về sau chúng ta sẽ sử dụng chung định nghĩa này để chỉ các loại riêng biệt của các tư thế ngón “không-khum”; các tư thế ngón đó là quan trọng bởi chúng là một phần cái kho vốn gồm các tư thế ngón mà bạn nhất thiết phải có để trở thành một nghệ sĩ piano hoàn hảo.
Những ưu điểm quan trọng nhất của FFP là rằng nó làm đơn giản động tác của ngón tay và cho phép sự thư giãn hoàn toàn; tức là, số lượng các bắp cơ cần để điều khiển động tác ngón thì nhỏ hơn trong tư thế ngón khum bởi vì tất cả những gì bạn phải làm chỉ là xoay toàn bộ ngón tay quanh khớp ngón. Trong tư thế ngón khum, từng ngón phải duỗi ra chính xác bằng lượng thích hợp mỗi một khi nó đánh một nốt, để có thể duy trì góc đúng của ngón trên mặt phím. Động tác của FFP chỉ sử dụng các cơ chính cần thiết để nhấn các phím. Sự luyện tập FFP có thể giúp cải thiện kỹ thuật bởi vì bạn phải rèn luyện chỉ các bắp cơ và các dây thần kinh có liên quan nhất. Để minh hoạ cho sự phức tạp của tư thế khum, hãy làm thử nghiệm sau. Trước nhất, hãy duỗi ngón trỏ RH của bạn thẳng ra (FFP) rồi lúc lắc nó lên và xuống thật nhanh như bạn sẽ làm khi chơi piano. Bây giờ, hãy giữ nguyên động tác lúc lắc và dần dần khum/cong ngón trỏ lại hết mực bạn có thể. Bạn sẽ phát hiện ra rằng, khi bạn khum/cong ngón lại, nó trở nên khó hơn để lúc lắc đầu ngón cho tới khi nó trở nên không thể thực hiện được khi ngón bị khum/cong lại hoàn toàn. Tôi đặt tên hiện tượng này là chứng “liệt [vì] khum”. Nếu bạn thành công trong sự cử động đầu ngón, bạn cũng chỉ có thể làm điều đó một cách rất chậm chạp so với tư thế ngón thẳng bởi bạn cần sử dụng cả một hệ thống các bắp cơ mới. Trong thực tế, cách dễ nhất để cử động đầu ngón thật nhanh trong tư thế khum hoàn toàn là cử động toàn bộ bàn tay.
Vì vậy, với tư thế khum, bạn cần nhiều kỹ năng hơn để chơi ở cùng một tốc độ so với FFP. Trái với niềm tin của nhiều người chơi piano, bạn có thể chơi FFP nhanh hơn so với chơi với tư thế khum bởi vì bất kỳ độ khum nào cũng sẽ mang tới một lượng nhất định cái hiện tượng liệt-khum nọ. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi tốc độ và/hoặc sự thiếu kỹ thuật làm xảy ra stress trong khi bạn đang luyện tập cái gì đó khó. Lượng stress sẽ là lớn hơn ở tư thế khum và sự khác biệt này là đủ để tạo nên một bức tường tốc độ.
Có những thảo luận trong công trình nghiên cứu (Jaynes, Chapter 6), mà ở đó tuyên bố rằng các cơ giun [lumbrical] và cơ gian xương [interossei] là quan trọng cho sự chơi piano, nhưng lại không có nghiên cứu nào để chứng minh các tuyên bố này, và ta chẳng biết liệu các cơ này có đóng một vai trò trong FFP hay không. Niềm tin phổ biến là rằng các cơ này được sử dụng chủ yếu để điều khiển sự khum/cong của các ngón, vì vậy mà FFP chỉ sử dụng các bắp cơ ở cánh tay để cử động các ngón và các cơ giun [lumbrical] chỉ thuần được sử dụng để giữ nguyên vị cho các ngón (khum hoặc FFP), do đó mà nó đã giúp đơn giản hoá cử động này và sự cho phép sự chủ động kiểm soát lớn hơn và tốc độ cho FFP. Do đó, tới nay vẫn chứa sự mơ hồ về sự liệu rằng các cơ giun đã giúp tốc độ cao hơn hay chúng gây ra chứng liệt-khum.
Mặc dù FFP thì đơn giản hơn, tất cả những người chơi piano mới học nên học tư thế khum trước nhất và không học tư thế ngón dẹt cho tới khi nó là cần thiết. Nếu những người mới học khởi đầu với FFP dễ hơn này, họ sẽ không bao giờ thực sự học được tư thế khum tốt. Những người mới học mà cố chơi nhanh với tư thế ngón dẹt dễ có xu hướng sử dụng các nhóm parallel set bị khoá-góc pha thay cho sự độc lập của ngón. Sự này dẫn tới việc mất khả năng chủ động và các tốc độ gập ghềnh. Một khi các thói quen xấu này đã hình thành, sẽ rất khó cho việc học sử dụng các ngón độc lập. Vì lý do này, nhiều thầy dạy đã cấm nhạc sinh của họ chơi với các ngón dẹt, điều này là một sai lầm tồi tệ. Sandor gọi các phương pháp FFP là các “tư thế [ngón] sai” nhưng Fink lại khuyên sử dụng một số tư thế ngón mà rõ ràng chúng chính là các FFP (chúng ta sẽ thảo luận một số các FFP ở phần bên dưới). Các cú Trill thường đòi hỏi tư thế khum bởi bản chất phức tạp của chúng.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
-
2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu)
3. Láy rền và Reo dây - Trills & Tremolos
b. Reo dây - Tremolo (Chương thứ nhất, Sonata Pathetique của Beethoven)
4. Bàn tay, ngón tay, các cử động cơ thể cho kỹ thuật.
- (P36) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P37) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P38) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P39) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P40) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận