(P32) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu) (tiếp theo)

Như với hầu hết các tác phẩm của Chopin, không hề có nhịp/tốc độ (tempo) "đúng" nào cho tác phẩm này. Tuy nhiên, nếu bạn chơi nhanh hơn chừng 2 giây/ô nhịp, thì hiệu quả nhân [multiplication effect] 3x4 có xu hướng biến mất và bạn thường chỉ còn được để lại với chủ yếu là Moiré và các hiệu ứng khác. Hiện tượng này phần nào là bởi sự chính xác giảm dần với tốc độ nhưng quan trọng hơn là bởi tốc độ 12x trở nên quá nhanh cho tai ta theo kịp. Cao hơn chừng 20 Hz, những lần lặp lại bắt đầu có những thuộc tính của âm thanh với tai con người. Vì vậy thủ thuật làm gấp bội (multiplication device) chỉ có hiệu quả  cho tới xấp xỉ 20 Hz; cao hơn mức đó, bạn sẽ có một hiệu ứng mới, mà nó thậm chí còn đặc biệt hơn cả tốc độ không thể nào tin – các “nốt nhanh” bị biến thành “âm thanh có tần số thấp” Do vậy mà 20 Hz là một thứ ngưỡng âm [sound threshold]. Đây là lý do tại sao nốt thấp nhất của cây đàn piano là một nốt A có tần số xấp xỉ 27 Hz. Ở đây có một điều đáng vô cùng kinh ngạc: có bằng chứng rằng  Chopin đã nghe được hiệu ứng này ! Lưu ý rằng đoạn nhanh của tác phẩm được ghi chú tại chỗ ban đầu với cụm từ “Allegro agitato”, mà có nghĩa rằng mỗi một nốt phải được nghe rõ ràng. Trên máy đánh nhịp,  Allegro tương ứng với cái tốc độ 12X của 10 tới 20 Hz, tần số thích hợp để nghe được hiệu ứng gấp bội nọ, vừa đúng dưới chút xíu “ngưỡng âm”. “Agitato” bắt ta phải chắc chắn rằng tần số này là phải được nghe. Khi đoạn nhanh này quay trở lại sau phần Moderato, nó được ghi Presto, ứng với 20 tới 40 Hz -- ông muốn chúng ta chơi nó thấp hơn và cao hơn cái ngưỡng âm ! Do đó mà, có bằng chứng toán học khi giả thiết rằng Chopin quả biết về cái ngưỡng âm này. 

Đoạn chậm ở giữa của tác phẩm đã được miêu tả vắn tắt ở mục II.25. Cách nhanh nhất để học nó, tương tự các tác phẩm khác của Chopin, là bắt đầu bằng việc học thuộc LH. Ấy là bởi tiến trình hòa âm (chord progression) của nó thường giữ nguyên ngay cả khi Chopin thay RH bằng một giai điệu mới,  bởi  LH chủ yếu cung cấp các hoà âm đệm. Lưu ý rằng lối phân nhịp 4,3 bây giờ được thay bằng phân nhịp 2,3 được chơi chậm hơn nhiều. Nó được sử dụng để tạo một hiệu ứng khác, nhằm làm dịu bản nhạc và cho phép một sự tự do hơn về nhịp điệu [tempo rubato]. 

Đoạn thứ ba của tác phẩm thì tương tự đoạn thứ nhất ngoại trừ việc nó được chơi nhanh hơn, tạo ra một hiệu ứng hoàn toàn khác, và phần kết của nó thì khác. Phần kết đoạn này là khó khăn với những bàn tay nhỏ và có thể yêu cầu thêm khối lượng luyện tập xoay vòng RH. Ở đoạn này, ngón út RH mang giai điệu, nhưng nốt quãng tám ngón cái đáp âm lại là cái khiến cho giòng giai điệu phong phú hơn. Tác phẩm kết bằng một sự tái hiện gợi tưởng của nhạc đề đoạn chậm ở LH. Cần làm nổi bật nốt cao nhất của giai điệu LH này (G# - ô nhịp thứ 7 tính từ cuối lên) một cách rõ nét từ cái nốt giống nó được chơi  RH bằng cách giữ nó hơi lâu một chút và rồi cho nó ngân bằng pedal.  

Nốt G# này là nốt quan trọng nhất trong tác phẩm này. Vì lẽ đó mà quãng tám sf G# không chỉ là một  fanfare giới thiệu tác phẩm, mà là một cách thông minh để Chopin cấy nốt G# vào óc người nghe. Vì thế, đừng hối hả nốt này; hãy thong thả và để nó chìm sâu vào. Nếu bạn xem suốt bản nhạc, bạn sẽ thấy rằng nốt  G# chiếm ngụ tất cả các vị trí quan trọng. Ở đoạn chậm, nốt G# là một Ab, mà vẫn là cùng nốt. Nốt G# này là một cái khác trong các thủ thuật  mà trong chúng các soạn nhạc gia vĩ đại lặp đi lặp lại nhiều lần "đánh vào đầu thính giả bằng một cú hai nhân bốn [two-by-four]" (G#), mà thính giả không hề hay biết là cái gì đã đánh họ. Với  người chơi piano, sự hiểu biết về nốt G# này sẽ giúp diễn tấu và thuộc tác phẩm. Theo đó cái cao trào về ý niệm (conceptual climax) của bản này xảy ra ở phần cuối tác phẩm (như nên thế) khi cả hai tay phải chơi cùng nốt G# (các ô nhịp  8 và 7 ngược từ cuối bài lên); vì vậy, nốt LH-RH G# phải được khai triển với  vô cùng chăm chút, trong khi duy trì quãng tám RH G# đang liên tục giảm âm.

Sự phân tích của chúng ta giờ tập trung vào một tâm điểm quan trọng, là thắc mắc về vấn đề rằng bản này phải chơi nhanh thế nào. Sự chính xác cao là được đòi hỏi để làm nổi bật hiệu ứng 12-nốt và chơi cực cùng chính xác cao hơn mức ngưỡng âm. Nếu bạn học tác phẩm này lần đầu, thì tần số 12-nốt ban đầu có thể không nghe thấy bởi thiếu sự chính xác. Khi bạn cuối cùng  "bắt được nó" thì bản nhạc sẽ thình lình nghe rất  “hối hả”. Nếu bạn chơi quá nhanh và mất chính xác, bạn có thể mất nhân tố đó 3 nốt -- nó bị loãng đi và thính giả chỉ nghe  4 nốt. Với người mới học thì tác phẩm này có thể được làm cho nghe nhanh hơn bằng cách  giảm tốc và tăng sự chính xác. Mặc dù RH mang giai điệu, LH phải được nghe rõ; bằng không, cải cái hiệu ứng 12-nốt và mẫu Moiré sẽ cùng biến mất Vì đây là một tác phẩm Chopin, không hề có đòi hỏi nào rằng cái hiệu ứng 12-nốt  phải được nghe; tác phẩm này gánh chịu lượng vô tận những cách diễn giải, và một số thì muốn  chèn ép LH and và  tập trung vào RH, mà vẫn tạo ra cái gì huyền diệu.  

Một ưu điểm của phương pháp xoay vòng là rằng bàn tay thì đang chơi liên tục, điều mà kích hoạt sự chơi liên tục tốt hơn nếu bạn luyện tập thành các phân khúc tách biệt. Nó còn cho phép bạn thử nghiệm với những thay đổi nhỏ ở thế ngón,vv nhằm phát hiện những điều kiện tối ưu cho sự chơi. Nhược điểm của nó là các chuyển động của bàn tay khi xoay vòng có thể khác với những chuyển động cần có khi chơi tác phẩm. Hai cánh tay có xu hướng bất động trong lúc xoay vòng trong khi trong thực tế, hai bàn tay thường cần chuyển động. Do đó, trong những trường hợp mà phân khúc không xoay vòng tự nhiên, bạn có thể cần sử dụng sự luyện tập phân khúc, mà không quay vòng. Một ưu điểm của phương pháp không-xoay vòng là rằng bạn bấy giờ có thể bao gồm móc/nốt liên kết (conjunction). 

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

Viết bình luận