(P31) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu) (tiếp theo)

Để hiểu cách luyện tập tác phẩm này của Chopin, sẽ hữu ích khi phân tích nền tảng toán học của cấu trúc phân nhịp 3 đối 4 của tác phẩm này. RH chơi rất nhanh, chẳng hạn 4 nốt trong nửa giây (xấp xỉ vậy). Cùng lúc đó, LH đang chơi ở tốc độ chậm hơn, 3 nốt trong nửa giây. Nếu tất cả các nốt này được chơi chính xác,  thì thính giả nghe một tần số các nốt tương đương 12 nốt trong nửa giây,  bởi tần số này ứng với quãng thời gian bé nhất giữa các nốt. Tức là, nếu RH của bạn đang chơi nhanh hết mức nó có thể, thì bằng sự thêm vào một sự chơi CHẬM HƠN với LH, Chopin đã thành công trong việc đẩy bản nhạc này lên gấp 3 lần tốc độ tối đa ! 

Nhưng hãy gượm đã, không phải tất cả 12 nốt đều hiện hữu; mà thực tế chỉ có 7 nốt,  vậy là 5 nốt bị mất. Những nốt bị khuyết mất này tạo thành cái được gọi là một mẩu Moiré [Moiré pattern] mà nó là một mẩu thứ ba mà  xuất hiện khi hai mẩu bất cân xứng (incommensurate patterns) chồng chéo lên nhau. Mẫu này tạo sinh một hiệu ứng tựa sóng (wavelike effect) bên trong mỗi ô nhịp và Chopin đã củng cố hiệu ứng này bằng cách sử dụng một LH arpeggio dâng lên ra hạ xuống như một con sóng trong sự đồng bộ  với mẩu Moiré. Sự gia tốc của một nhân tố của 3 và mẫu Moiré là những hiệu ứng bí ẩn đối với thính giả bởi họ không hay biết gì về cái đã tạo ra chúng, hoặc ngay cả sự tồn tại của chúng. Các cơ chế mà tác động lên thính giả mà họ không hề hay biết gì hết thường tạo nên các hiệu ứng sâu sắc hơn các hiệu ứng mà trông thấy rõ  (chẳng hạn [chơi] lớn/nhỏ, legato, hoặc rubato). Các soạn nhạc gia vĩ đại đã sáng chế ra một lượng không thể nào tin được những cơ chế được che giấu này và một sự phân tích toán học thường là cách dễ nhất để xua chúng ra ngoài ánh sáng [tức, khai mở bí mật đó-ND]. Chopin có lẽ chưa từng suy nghĩ ở các khía cạnh các nhóm bất cân xứng [incommensurate set] và các mẩu Moiré; ông hiểu bằng trực giác những khái niệm này nhờ thiên tài của ông. 

Cần làm rõ nguyên do sự khuyết nốt thứ nhất của ô nhịp thứ 5 trong RH vì nếu chúng ta có thể giải mã lý do này, chúng ta sẽ hiểu chính xác cách chơi nó. Lưu ý rằng hiện tượng này xảy ra tại ngay khởi đầu của giai điệu RH. Ở ngay khởi đầu của một giai điệu hay một đoạn nhạc, các soạn nhạc gia luôn lâm vào hai yêu cầu trái nghịch nhau: một là rằng bất kỳ câu nhạc nào (nói chung) đều nên khởi đầu nhẹ, và cái thứ hai là rằng nốt thứ nhất của một ô nhịp lại là phách mạnh và nên được nhấn. Nhà soạn nhạc có thể khéo léo thoả mãn cả hai yêu cầu này bằng cách loại bỏ nốt thứ nhất, bằng cách đó vẫn duy trì tiết tấu mà vẫn khởi đầu nhẹ (trong trường hợp này là không có âm thanh nào)! Bạn sẽ chẳng hề khó khăn để phát hiện thấy vô số ví dụ cho thủ thuật này -- xem  các bản Invention của Bach. Một  thủ thuật khác là khởi đầu câu nhạc ở cuối một ô nhịp thiếu để cho phách mạnh đầu tiên rơi vào ô nhịp đầy đủ thứ nhất sau khi một vài nốt đã được chơi (một ví dụ cổ điển của thủ thuật này là phần khởi đầu của chương thứ nhất của bản Appassionata của Beethoven). Điều này nghĩa là nốt thứ nhất của RH trong ô nhịp này của bản FI của Chopin phải chơi khẽ và nốt thứ hai thì lớn hơn nốt thứ nhất, nhằm tuân thủ chặt chẽ tiết tấu (một ví dụ khác về sự quan trọng của tiết!). Chúng ta chưa quen chơi cách này; cách chơi thông thường là khởi đầu nốt thứ nhất như một phách mạnh. Nó thì đặc biệt khó trong trường hợp này bởi tốc độ cao; bởi vậy phần khởi đầu này có thể cần thêm luyện tập.   

Tác phẩm này khởi đầu bằng sự dần dần thu hút thính giả vào trong tiết tấu của nó như một gọi mời vô phương kháng cưỡng, sau khi khêu gợi người nghe bằng một quãng tám cực mạnh của ô nhịp thứ 1 mà được theo sau bằng một arpeggio nhịp nhàng LH. Nốt bị khuyết ở ô nhịp thứ 5 được phục hồi sau nhiều lần lặp lại, bằng cách ấy làm tăng gấp đôi tần số lặp Moiré và tiết tấu hiệu lực. Trong nhạc đề thứ hai (ô nhịp thứ 13), giai điệu trôi chảy của RH được thay bằng hai hợp âm rải (broken chord), bằng cách ấy gây ra cái ấn tượng tăng gấp bốn lần cho tiết tấu.  Sự  "tăng tốc tiết tấu" [rhythmic acceleration] này lên cực điểm ở sức mạnh cực điểm của các ô nhịp thứ 19-20. Thính giả  sau ấy được đãi một lúc nghỉ xả hơi bằng một sự "xoa dịu" của cái tiết tấu mà được kiến tạo bằng cái nốt trì hoãn (ngón út) du dương  RH rồi tới sự vơi nhẹ dần của nó, được thực hiện bằng lối  diminuendo giảm dần cho tới PP. Toàn bộ chu trình bấy giờ được lặp lại, lần này với các yếu tố được gia thêm mà khiến nổi bật cái cao trào cho tới khi nó kết thúc trong những hợp âm rải vụn theo chiều đi xuống (descending crashing broken chords). Để luyện tập phần này, mỗi hợp âm rải có thể được xoay vòng tách biệt. Các hợp âm này thiếu cái cấu trúc 3,4 và mang bạn ra khỏi cái thế-giới-ở-dưới (nether-world) 3,4 huyền bí, chuẩn bị cho bạn phần chậm  [slow section]. 

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: