(P28) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
1. Giọng, Tiết tấu, Luyến, Ngắt tiếng (Tone, Rhythm, Legato, staccato) (tiếp theo)
b. Tiết tấu -Rhythm là gì?
Nếu tiết tấu là quan trọng như thế, thì bạn có thể dùng sự hướng dẫn nào, nhằm rèn luyện nó? Hiển nhiên, bạn phải xử lý tiết tấu như một môn luyện tập riêng rẻ với một chương trình tiến hành/chiến lược cụ thể. Vì thế, trong khi khởi tập một tác phẩm mới, hãy cắt riêng một ít thời gian để luyện tập về tiết tấu của nó. Máy đánh nhịp (metronome), đặc biệt là máy có các chức năng tân tiến, có thể hữu ích ở đây. Trước nhất, bạn phải hai lần kiểm tra xem tiết tấu của bạn có khớp với Số nhịp không. Điều này không thể được thực hiện trong đầu bạn ngay cả sau khi bạn đã có thể chơi tác phẩm -- bạn phải đối chiếu lại tổng phổ và kiểm tra mọi nốt. Quá nhiều nhạc sinh chơi một tác phẩm theo một lối nào đó "vì nó nghe hay"; Không thể như vậy. Bạn phải kiểm tra với tổng phổ để xem liệu các nốt chính xác có mang sự nhấn chính xác nghiêm ngặt theo Số Nhịp không Chỉ sau đó, bạn mới có thể quyết định lối diễn tấu tiết tấu (rhythmic interpretation) nào là lối hay nhất để chơi và ở những nơi nào mà soạn nhạc gia đã phá vỡ các nguyên tắc cơ bản (rất hiếm khi); thông thường hơn thì cái tiết tấu được chỉ thị bằng Số nhịp là đúng hoàn toàn song lại nghe nghịch tai (counter-intuitive). Một ví dụ cho sự này là hoà âm rải "arpeggio" bí ẩn ở đầu bản Appassionata (Op. 57) của Beethoven. Một arpeggio chuẩn mực (chẳng hạn CEG) sẽ khởi đầu bằng nốt thứ nhất (nốt C), mà nó sẽ mang sự nhấn (phách mạnh-downbeat). Ấy nhưng, Beethoven lại khởi đầu mỗi ô nhịp bằng nốt thứ ba của arpeggio này (ô nhịp thứ nhất là ô nhịp thiếu và mang hai nốt đầu tiên của "arpeggio" trên); điều này buộc bạn phải nhấn vào nốt thứ ba (G), chứ không vào nốt thứ nhất, nếu bạn tuân thủ chính xác Số nhịp.
Chúng ta phát hiện ra lý do cho "arpeggio" kỳ quặc này khi mà nhạc đề chính được giới thiệu/đưa vào ở ô nhịp thứ 35. Lưu ý rằng "arpeggio" này là một hình thức đảo ngược, khái quát (được lược giản) của nhạc đề chính. Beethoven đã chuẩn bị cho chúng ta về mặt tâm lý cho nhạc đề chính này bằng cách cho chúng ta chỉ cái tiết tấu của nó ! Đây là lý do tại sao ông lặp lại, sau khi nâng nó lên bằng một quãng kỳ lạ (curious interval) -- ông muốn chắc chắn rằng chúng ta đã nhận ra cái tiết tấu bất thường đó (ông dùng cùng thủ thuật này ở đầu bản giao hưởng số 5, nơi ông lặp lại môtip - 4 - nốt ở một cao độ thấp hơn). Một ví dụ khác là bản Fantaisie-Impromptu của Chopin. Nốt thứ nhất của RH (ô nhịp thứ 5) phải khẽ hơn nốt thứ hai. Liệu bạn có phát hiện ra một lý do không ? Mặc dù tác phẩm này là ở nhịp hai [double time], có thể hướng dẫn khi luyện tập nó RH như là 4/4 để chắc chắn rằng các nốt sai không bị nhấn.
Hãy kiểm tra tiết tấu thật kỹ lưỡng khi bạn khởi luyện HS. Rối lại kiểm tra khi bạn khởi tập HT. Khi tiết tấu bị sai, bản nhạc thường trở nên không thể nào chơi ở tốc độ nhanh. Do vậy, nếu bạn gặp khó khăn bất thường để đạt tốc độ, một ý hay là hãy kiểm tra lại tiết tấu. Thực tế, sự diễn tấu tiết tấu sai là một trong những nguyên do phổ biến nhất tạo nên các bức tường tốc độ và là lý do khiến bạn rắc rối khi chơi HT. Khi bạn phạm một sai lầm tiết tấu, thì không một sự luyện tập khổ công nào có thể giúp bạn đạt tốc độ nhanh! Đây là một trong các lý do tại sao cần giản lược (outlining) tác phẩm: việc đó có thể làm đơn giản hóa công việc đọc tiết tấu đúng. Vì vậy, khi giản lược, hãy tập trung vào tiết tấu. Ngoài ra, khi bạn khởi tập HT, bạn có thể gặp thành công nhiều hơn bằng cách cường điệu tiết tấu. Tiết tấu là một nguyên do khác tại sao bạn không nên thử các tác phẩm mà quá khó với bạn. Nếu bạn không đủ trình độ kỹ thuật, bạn sẽ không thể kiểm soát được tiết tấu của nó. Hậu quả khả dĩ là sự thiếu kỹ thuật của bạn ép tới một tiết tấu sai trong sự chơi tác phẩm nọ của bạn, mà từ đó tạo nên một bức tường tốc độ.
Kế, hãy xem các ký hiệu tiết tấu đặc biệt, chẳng hạn "sf" hoặc các dấu nhấn. Cuối cùng, có những tình huống mà trong đó không có một chỉ dẫn nào trên tổng phổ và bạn tuyệt đối phải biết phải làm gì, hoặc là nghe một bản thu âm để góp nhặt những biến đổi tiết tấu đặc biệt. Vì vậy, bạn nên thử nghiệm với tiết tấu, [chẳng hạn] nhấn những nốt gây bất ngờ, vv., để xem cái gì có thể xảy ra.
Tiết tấu còn gắn bó mật thiết với tốc độ. Đây là lý do tại sao bạn cần chơi hầu hết các sáng tác của Beethoven đề cập trên ở các tốc độ nhất định; bằng không, các cảm xúc mà gắn kết với tiết tấu, và thậm chí cả các đường nét giai điệu cũng có thể bị mất. Beethoven là một bậc thầy về tiết tấu; do vậy, bạn không thể chơi nhạc Beethoven thành công mà không quan tâm đặc biệt tới tiết tấu. Ông thường cho bạn tối thiểu hai thứ đồng thời: (1) một giai điệu dễ dàng-theo-dõi [easy-to-follow] mà thính giả nghe ra, và (2) một thủ pháp tiết tấu/hoà âm mà điều khiển những gì thính giả cảm xúc. Theo đó trong chương thứ nhất của bản Pathetique (Op. 13), phần tremolo xáo động LH chi phối những xúc cảm trong khi thính giả thì bận tâm lắng nghe phần RH lạ lùng. Do thế, một khả năng kỹ thuật thuần tuý để xử lý phần tremolo nhanh LH thôi là chưa đủ -- bạn phải có khả năng điều khiển cái nội dung tình cảm với phần tremolo này. Một khi bạn đã hiểu và có thể thi triển được khái niệm ý niệm tấu này, thì nó trở nên dễ dàng hơn để làm hiển lộ [bring out] nội dung âm nhạc của toàn chương. the musical content of the entire movement, và sự tương phản khắc nghiệt của nó với đoạn Grave trở nên nổi bật.
Có một loại các khó khăn tiết tấu mà bạn có thể giải quyết bằng cách sử dụng một thủ thuật đơn giản. Đây là loại các tiết tấu phức tạp với các nốt bị khuyết. Một ví dụ tốt cho loại này có thể thấy trong chương 2 bản Pathetique của Beethoven. Nhịp 2/4 của nó thì dễ chơi ở các ô nhịp thứ 17 tới 21 do các hợp âm lặp lại của LH giúp duy trì tiết tấu. Tuy nhiên, ô nhịp thứ 22, các nốt được nhấn/ phách mạnh quan trọng nhất của LH bị khuyết, khiến khó khăn cho sự chơi có phần phức tạp ở RH. Giải pháp cho vấn đề này đơn giản là lấp đầy các nốt khuyết đó của LH ! Bằng cách này, bạn dễ dàng luyện tập tiết tấu đúng ở RH.
Tóm lại, cái "bí mật" của tiết tấu là không có bí mật gì hết -- nó phải khởi đầu với việc đếm nhịp đúng [correct counting] (điều mà, tôi lại phải tái nhấn mạnh, là không hề dễ). Với các nghệ sĩ piano trình độ cao, tiết tấu tất nhiên lớn lao hơn nhiều, nó là phép màu. Nó là cái làm phân biệt nghệ sĩ lớn và nghệ sĩ tầm thường. Nó [tiết tấu] không chỉ là việc đếm đúng các phách mạnh (accents) trong mỗi ô nhịp mà còn là cách các ô nhịp gắn kết nhau để kiến tạo cái ý nhạc đang phát triển – thành tố logic của tiết tấu. Ví dụ, trong Moonlight (Op. 27) của Beethoven, phần bắt đầu của chương 3 về căn bản chính là chương thứ nhất được chơi ở một tốc độ điên cuồng. Hiểu biết này cho ta hay cách chơi chương 1, bởi nó có nghĩa là các chuỗi chùm liên ba ở chương 1 phải được kết nối theo một lối sao cho chúng dẫn tới cái cực điểm (culmination) với ba nốt lặp lại. Nếu bạn chỉ chơi các nốt lặp lại này một cách độc lập với các chùm liên ba đi trước chúng, thì tất cả các nốt này sẽ mất hết ý nghĩa/ tác động của chúng. Tiết tấu còn là sự nhấn khác thường và bất ngờ mà não bộ chúng ta cách nào đó thừa nhận như là đặc biệt. Hiển nhiên, tiết tấu là một yếu tố cực kỳ quan trọng của âm nhạc mà chúng ta phải dành sự quan tâm đặc biệt.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
- 1. Giọng, Tiết tấu, Luyến, Ngắt tiếng (Tone, Rhythm, Legato, staccato)
- a. "Giọng hay" là gì?
- b. Tiết tấu -Rhythm là gì?
- c. Luyến tiếng, Ngắt tiếng - Legato, Staccato
- 2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu)
- (P28) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P29) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P30) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
- (P31) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận