(P27) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

1. Giọng, Tiết tấu, Luyến, Ngắt tiếng  (Tone, Rhythm, Legato, staccato) (tiếp theo)

b. Tiết tấu -Rhythm là gì?

(Tempest,Op.31, no.2; Appassionata, Op. 57 của Beethoven) Tiết tấu là cấu trúc thời gian (có đặc trưng lặp đi lặp lại) của âm nhạc. Khi bạn đọc về tiết tấu (xem Whiteside), nó thường nghe như là một khía cạnh huyền bí của âm nhạc mà chỉ những  "thiên tài bẩm sinh" mới có thể diễn tả. Không thế, thì có lẽ bạn cần luyện tập nó suốt đời mình, tương tự các tay trống.  Tuy nhiên, thông thường nhất, thì tiết tấu chỉ là một vấn đề của sự đếm chính xác, của sự đọc nhạc chính xác, đặc biệt là các Số Nhịp (time signatures). Điều này không hề dễ như khi thoạt nghe; những khó khăn thường nảy sinh bởi vì hầu hết các chỉ dẫn/ký hiệu cho tiết tấu là không được ghi ra một cách rạch ròi ở mọi nơi trong tổng phổ bởi vì nó là thành phần của những cái tương tự như Số Nhịp mà chỉ xuất hiện duy nhất một lần ở đầu khúc nhạc (mà có quá nhiều những  "cái" như vậy để được liệt kê ra đây, chẳng hạn sự khác nhau giữa một khúc waltz và một mazurka. Một ví dụ khác: nếu không nhìn bản nhạc, một số người sẽ nghĩ rằng phách mạnh [the beat] trong bài ca “Happy birthday” là rơi vào từ “happy”, nhưng thực tế nó nhấn vào chữ “birth”; ca khúc này là một waltz). Trong nhiều trường hợp, bản nhạc được sáng tạo chủ yếu bằng sự xử lý tinh xảo các biến tấu về tiết tấu này [rhythmic variations], thế nên tiết tấu là một trong những yếu tố quan trọng nhất của âm nhạc. Tóm lại, những khó khăn lớn nhất về tiết tấu nảy sinh từ việc không đọc bản nhạc chính xác. Điều này thường xảy ra khi bạn cố đọc bản nhạc HT; có quá nhiều thông tin cho não bộ xử lý và nó không thể  chịu phiền bởi vấn đề tiết tấu, nhất là khi bản nhạc lại mắc míu các kỹ năng kỹ thuật mới. Cái lỗi đọc nhạc lúc đầu đó rồi sẽ trở nên hợp nhất/ ăn chặt vào bản nhạc bạn chơi khi bạn đã hoàn thành  nó từ sự luyện tập lặp đi lặp lại.

Định nghĩa Tiết tấu : Tiết tấu gồm hai thành phần: sự phân nhịp (timing - sự tính toán về thời gian, thời điểm) và sự nhấn (accents), và chúng xuất hiện ở hai hình thức (forms), [mang tính] quy ước [formal] và [mang tính] logic [logical]. Những bí ẩn xung quanh tiết tấu và những khó khăn gặp phải khi định nghĩa tiết tấu nảy sinh từ cái thành phần "lôgic", cái mà là yếu tố chủ chốt và là cái khó hiểu nhất. Vì vậy ta hãy giải quyết các tiết tấu quy ước [formal rhythms] đơn giản hơn trước.  Chúng thì đơn giản hơn song không hề kém quan trọng; quá nhiều nhạc sinh phạm các lỗi với các yếu tố này, điều có thể khiến cho bản nhạc [ mà họ chơi]  không thể nhận ra.

Phân nhịp Quy ước - Formal Timing:  Tiết tấu phân nhịp quy ước [formal timing rhythm] được ký hiệu bằng Số Nhịp, và được ghi ngay đầu tổng phổ. Các Số Nhịp chính là  waltz (3/4), nhịp phổ thông -common time (4/4), "nhịp cắt - cut time" (2/2, còn tên là alla breve), và 2/4. Waltz có 3 phách (beat) trong một trường canh/ô nhịp (bar/measure), vv.; số lượng phách trong một ô nhịp được chỉ thị bằng tử số. 4/4 là nhịp phổ biến (common) nhất và thường không được chỉ thị, mặc dù nó sẽ được chỉ thị bằng một chữ  "C" ở đầu tác phẩm  (bạn có thể ghi nhớ rằng chữ "C là cho từ common"). Nhịp cắt (Cut time -2/2) cũng được chỉ thị bằng chữ "C", nhưng với một vạch đứng cắt đôi giữa tâm của nó  (cắt "C" làm đôi). Nốt tham chiếu (reference note) được chỉ thị bằng tử số, như thế  3/4 waltz có 3 nốt đen   (quarter-note) trong một ô nhịp, và 2/4 thì, trên nguyên tắc, nhanh gấp đôi nhịp 2/2 cut time. Nhịp (meter) là số lượng phách trong một ô nhịp, và hầu hết mọi mọi được cấu thành từ các nhịp hai (duple) hoặc nhịp ba (triple), mặc dù các những ngoại lệ được sử dụng nhằm tạo các hiệu ứng đặc biệt (5, 7, hoặc 9 phách).

Các nhấn quy ước - Formal Accents: Mỗi Số Nhịp có lối nhấn quy ước của nó (các phách mạnh hơn và yếu hơn). Nếu chúng ta quy ước rằng 1 là mạnh nhất, 2 là yếu hơn, vv, thì (Viennese) waltz có sự nhấn quy ước là 133; phách thứ nhất nhận sự nhấn;  Mazurka có thể là 313 hoặc 331. 4/4-Common time có sự nhấn quy ước là 1323, và 2/2-cut time và 2/4 có sự nhấn quy ước là 1212. Một sự đảo phách (syncopation) là một tiết tấu mà trong nó sự nhấn được đặt vào một vị trí khác với sự nhấn quy ước; ví dụ một 4/4 bị đảo phách có thể là 2313 hoặc 2331. Lưu ý rằng tiết tấu 2331 được cố định suốt tác phẩm, nhưng 1 thì ở một vị trí phi-uy ước (unconventional location).

Phân nhịp và Nhấn Logic -  Logical Timing and Accents: Đây là nơi mà soạn nhạc gia lồng/xen âm nhạc của mình vào Nó là một sự thay đổi ở sự phân nhịp và cường độ khác với tiết tấu quy ước. Mặc dù Logic tiết tấu (rhythmic logic) là không cần thiết, nó hầu như luôn tồn tại. Các ví dụ phổ biến của  Logic tiết tấu phân nhịp (timing rhythmic logic) là accel [dồn nhịp/ nhịp nhanh dần] (để khiến âm nhạc khích động hơn), decel. [hoãn nhịp/ nhịp chậm dần] (có lẽ để biểu thị một sự kết [ending]) hoặc rubato [nhịp tự do]. Các ví dụ cho Logic tiết tấu cường độ (dynamic rhythmic logic) là những cường độ tăng dần hoặc giảm dần,  forte, PP, vv...

Tempest Sonata (Op. 31, No.2) của Beethoven, minh hoạ các tiết tấu quy ước và lôgic. Ví dụ, ở chương 3, 3 ô nhịp đầu là 3 sự lặp lại của cùng cấu trúc, và chúng thuần tuân theo tiết tấu quy ước. Tuy nhiên, ở các ô nhịp 43-46, có 6 sự lặp lại của cùng cấu trúc này ở RH, nhưng chúng phải được ép  (squeezed) thành 4 ô nhịp tiết tấu quy ước! Nếu bạn thực hiện 6 lần lặp lại ý hệt ở  RH, thì bạn chơi sai ! Thêm vào đó, ở ô nhịp 47, có một "sf" bất ngờ mà không chút tương quan nào với tiết tấu quy ước, mà là một tiết tấu logic vô cùng quan trọng (absolutely essential logical rhythm).

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

1. Giọng, Tiết tấu, Luyến, Ngắt tiếng (Tone, Rhythm, Legato, staccato)

a. "Giọng hay" là gì?

b. Tiết tấu -Rhythm là gì?

c.  Luyến tiếng, Ngắt tiếng - Legato, Staccato

2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu)

(P28) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P29) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P30) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P31) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận