(P25) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

25.  Chơi-Hai tay [Hands together (HT)] và Chơi đàn trong đầu  [Mental Play] (Phần tiếp theo)

Phần du dương (cantabile) là cùng một đoạn được lặp lại bốn lần với độ phức tạp gia tăng. Vậy nên, hãy học (và thuộc) lần lặp lại thứ nhất vì nó là dễ nhất, rồi học lần lặp lại thứ tư vì nó là khó nhất. Thông lệ, ta nên học phần khó nhất đầu tiên, song, trong trường hợp này, sự khởi đầu bằng lần lặp lại thứ tư có thể mất quá lâu cho một số nhạc sinh,  và luyện tập lần lặp lại thứ nhất - mà là dễ nhất - có thể giúp dễ hơn nhiều cho việc luyện tập lần lặp lại thứ tư bởi vì chúng là tương tự. Như với nhiều tác phẩm của Chopin, học thuộc LH tốt là cách nhanh nhất để xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc học thuộc tác phẩm, bởi LH thường có một cấu trúc đơn giản hơn mà là dễ hơn để phân tích, hãy học thuộc và chơi nó. Hơn nữa, Chopin thường tạo các phiên bản khác nhau của RH cho mỗi lần lặp lại trong khi căn bản sử dụng cùng các nốt ở  LH như ông đã thực hiện trong trường hợp này (cùng các tiến trình hoà âm); do vậy, sau khi bạn đã học xong lần lặp lại thứ nhất, thì bạn đã biết hầu hết phần LH của lần lặp lại thứ tư, điều sẽ giúp bạn học lần lặp lại cuối cùng nhanh chóng. 

Chỗ vê nốt láy rền (trill) ở ô nhịp thứ nhất của lần lặp lại thứ tư, được kết hợp với nhịp 2,3, khiến nửa thứ hai của ô nhịp này thành khó. Bởi có 4 lần lặp lại, bạn nên chơi nó mà không có phần trill ở lần lặp lại thứ nhất, rồi một cú láy rền đảo ngược (inverted mordent) lần lặp lại thứ hai, một cú trill ngắn lần lặp lại thứ ba, và một cú trill dài hơn ở một cú trill  ở lần lặp lại cuối. 

Phần thứ ba (Presto!) thì tương tự với phần thứ nhất, vì vậy nếu bạn đã ổn thỏa phần thứ nhất, thì bạn hầu như thoải mái với phần ba. Tuy nhiên, lần này, nó thì nhanh hơn lần thứ nhất  (Allegro) – Chopin rõ ràng muốn bạn chơi nó với hai tốc độ khác nhau, có lẽ vì ông thấy rằng chúng có thể nghe hoàn toàn khác nhau khi bạn thay đổi tốc độ; tại sao nó lại nghe khác nhau, và ở cách nào ? -- vấn đề thuộc vật lý học và tâm lý học của sự thay đổi tốc độ được thảo luận ở  III.2. Lưu ý rằng ở chừng 20 ô nhịp cuối, các ngón út và ngón cái RH mang những nốt có giá trị nhạc đề chính  (major thematic value), một mạch cho tới kết.  Phần này yêu cầu nhiều luyện tập HS cho RH. 

Nếu bạn chơi bất kỳ tác phẩm nào hết tốc lực  (hoặc nhanh hơn) quá thường xuyên, bạn có thể mắc cái mà tôi gọi là  "suy biến chơi nhanh - fast play degradation" (FPD). [Tức là ] Vào ngày hôm sau, bạn có thể thấy rằng mình không thể chơi nó tốt nữa [so với kết quả đã đạt trong ngày luyện tập hôm trước], hoặc trong khi đang luyện tập, bạn không thể đạt bất kỳ tiến bộ nào. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra với chơi HT. Chơi HS thì miễn nhiễm hơn với FPD và trong thực tế có thể dùng để chữa nó. FPD xảy ra có thể là vì cơ chế chơi của con người  (bàn tay, não bộ,vv) trở nên bị rối ở các tốc độ như vậy, và do đó chỉ xảy ra cho các quy trình phức tạp chẳng hạn chơi HT của các khúc nhạc khó về cảm thụ hoặc kỹ thuật. Các nhạc khúc dễ thì không gây FPD. FPD có thể tạo nên những vấn đề to lớn với những bản nhạc phức tạp chẳng hạn các tác phẩm của  Bach hoặc Mozart. Các nhạc sinh mà gắng tăng tốc HT có thể lâm vào đủ loại vấn đề, và giải pháp chuẩn mực có thể  đơn giản là hãy duy trì luyện tập chậm. Tuy nhiên, có một giải pháp khéo hơn cho vấn đề này -- luyện tập HS ! Và ghi nhớ rằng bất cứ khi nào bạn chơi nhanh, bạn sẽ thường mắc  FPD  nếu bạn không chơi chậm tối thiểu một lần trước khi ngừng luyện tập. Hơn nữa, FPD có thể là một biểu thị rằng sự chơi trong đầu của bạn có thể chưa đủ vững chắc hoặc đạt đủ tốc độ.

26.  Tóm tắt

Đây là kết luận cho mục về các phương pháp luyện tập căn bản. Bạn đã có những công cụ căn bản để sáng chế ra các phương cách luyện tập bất cứ tác phẩm mới nào. Đây là bộ công cụ tối thiểu bạn cần có để khởi đầu. Ở phần III, chúng ta sẽ khám phá thêm các cách sử dụng cho các bước cơ bản này, cũng như giới thiệu thêm các ý niệm về cách giải quyết một số vấn đề trở ngại thông thường. 

(Hết chương II)

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 

 >>Xem tiếp:

1. Giọng, Tiết tấu, Luyến, Ngắt tiếng (Tone, Rhythm, Legato, staccato)

a. "Giọng hay" là gì?

b. Tiết tấu -Rhythm là gì?

c.  Luyến tiếng, Ngắt tiếng - Legato, Staccato

2. Xoay vòng - Cycling (Chopin - Fantaisie Impromptu)

(P26) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng 

(P27) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng 

(P28) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P29) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: