(P22) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

25.  Chơi-Hai tay [Hands together (HT)] và Chơi đàn trong đầu  [Mental Play] (Phần tiếp theo)

Âm nhạc – làm thế nào để tạo âm nhạc? Ô 1 thì không chỉ là một chuỗi gốm bốn chùm nốt liên ba (series of 4 triplets). Chúng phải được kết nối với nhau một cách lôgic; vì vậy, hãy chú ý tới sự kết nối giữa  nốt trên cùng (top note) của mỗi chùm liên ba và nốt thấp nhất (bottom note) của chùm liên ba liền kề.  Sự kết nối này thì đặc biệt quan trọng khi chuyển từ ô nhịp này sang ô kế, và nốt thấp nhất thường mang giá trị giai điệu (melodic value),  như ở các ô 4-5, 9-10, vv. Phần RH của ô 5 bắt đầu với nốt trầm nhất, nốt  E, rồi bản nhạc cao lên suốt hành trình đi tới nốt G# của nhạc đề 3-nốt. Nhạc đề này không nên được chơi “cô độc” (alone) mà phải như là cực điểm của tiến trình trỗi cao bằng hoà âm rải  (arpeggic rise) của chùm ba đi trước nó. Nếu bạn gặp trở ngại nào trong việc đạt tới quãng 9 RH ở ô 8, hãy chơi nốt thấp hơn bằng LH; tương tự, ở ô nhịp thứ  16. Trong những trường hợp này, bạn không thể hoàn toàn duy trì legato ở LH, nhưng legato ở RH thì quan trọng hơn, và sự nhấc LH có thể ít bị nghe thấy hơn khi bạn sử dụng pedal sau đó.  Tuy nhiên, nếu bạn có thể đạt nó dễ dàng, bạn nên cố chơi quãng 9 chỉ bằng RH bởi điều đó sẽ cho phép bạn giữ nhiều nốt hơn ở LH. Mặc dù nốt đầu tiên của nhạc đề 3-nốt là một quãng tám G#, nốt cao nhất của nó nên được nổi rõ hơn, và chắc tiếng hơn, so với nốt thấp hơn. Các ô nhịp 32-35 là một chuỗi chùm liên ba (rising triplets) theo hướng đi lên với mức căng thẳng ngày càng gia tăng (increasing tension). Các ô nhịp 36-37 nên được gắn kết liền lạc, bởi vì nó là một sự buông xả mượt mà liền mạch (smooth release) của sự căng thẳng đó.

Sự khởi đầu là PP tới ô 25 nơi có một sự tăng dần cường độ (crescendo), rồi giảm dần tới P ở ô nhịp thứ 28,  và trở lại  PP ở ô nhịp thứ 42. Trong hầu hết các cresc [chơi lớn dần] và các decresc [chơi nhỏ dần], thì hầu hết sự tăng dần hoặc giảm dần nên tiến hành ở gần chỗ kết[ kết của phân khúc được ký hiệu tăng/giảm dần đó-ND], chứ không ở gần chỗ khởi đầu. Có một crescendo bất ngờ ở ô nhịp thứ 48, và một cú nhảy đột ngột tới P ở thứ nhất của ô nhịp thứ 49. Đây chính là dấu hiệu rõ rệt nhất rằng Beethoven muốn một hoà âm rõ ràng (clear harmony) nổi bật bên trên một âm nền nghịch thanh chói tai tạo bởi việc sử dụng  pedal.

Phần “kết” bắt đầu gần ô nhịp thứ 55. Hãy cẩn thận giữ chắc nhịp cut time; cụ thể, hãy nhấn mạnh các phách thứ nhất và thứ ba của ô nhịp thứ 57. Cái dường như là một kết chuẩn ( normal ending) được biểu thị bằng các sự nhấn [accents] (sai)  ở phách thứ 4 của ô nhịp thứ 58 và phách thứ 3 của ô nhịp thứ 59. Hợp âm thứ nhất của ô nhịp thứ 60 là một cái kết giả (false ending). Hầu hết các soạn nhạc gia sẽ kết thúc chương nhạc tại đây;  nó là chính cùng hợp âm như hợp âm thứ nhất của chương này - một đặc thù của những cái kết chuẩn (standard endings). Tuy nhiên, Beethoven thường dùng các kết kép (double endings), mà  nó khiến cho cái kết thực (real ending) nghe càng “mang tính kết thúc” (final) hơn. Ông tức thì trở lại nhịp [picks up the beat] và dẫn bạn đi tới cái kết đích thực (true ending), bằng việc sử dụng  một sự  tái hiện gợi tưởng (nostalgic recapitulation) của cái nhạc đề 3-nốt được chơi bằng LH, tất cả được chơi PP. Hai hợp âm kết nên là những nốt chơi khẽ nhất của toàn bộ chương nhất, điều mà rất khó thực hiện bởi vì chúng lại chứa rất nhiều nốt.

Về sự chơi HT, chương này không gây rắc rối gì. Yếu tố mới lạ duy nhất là sự giữ các nốt cho legato mà đòi hỏi thêm khả năng kiểm soát của cả hai tay đồng lúc. Một khi bạn đã thuộc lòng toàn chương nhạc và có thể chơi nó HT ổn thỏa, thì hãy thêm việc sử dụng pedal. Nếu bạn chọn duy trì nhấn pedal suốt toàn bộ thời gian, thì các giai điệu của những nốt ở bè cao nhất ở ô nhịp 5-9 có thể được chơi như một sự xuất hiện thiên tiên thanh khiết [ethereal apparition] bồng bềnh bên trên một nền nghịch thanh [background dissonance] được tạo bởi các tiến trình hòa âm. Beethoven có lẽ chọn cấu trúc này để  thể hiện/chứng tỏ  sự vang âm của những đàn piano mới của thời đó và nhằm khai thác các khả năng của chúng. Nhận định này củng cố cho quan điểm rằng không nên bị loại bỏ hoàn toàn nền nghịch thanh đó bằng sự nhấc pedal theo lối chuẩn mực.

Chopin-Fantaisie-Impromptu, Op.66, Suy biến chơi nhanh [Fast Play Degradation (FPD)]

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

>>Xem tiếp:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: