(P21) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

25.  Chơi-Hai tay [Hands together (HT)] và Chơi đàn trong đầu  [Mental Play] (Phần tiếp theo)

Chương thứ nhất bản Sonata Moonlight Op. 27, No. 2 của Beethoven.

Tranh cãi đáng chú ý nhất về chương sonata này là  về sử dụng pedal.  Ký hiệu chỉ dẫn “senza sordini” của Beethoven  mà dịch thành “không có /dùng các phím chặn âm” mà có nghĩa là rằng pedal [ngân tiếng] nên được nhấn giữ suốt từ đầu tới cuối chương. Hầu hết các nghệ sĩ piano không tuân thủ chỉ dẫn này bởi trên các đại dương cầm phòng hòa nhạc hiện đại sự ngân tiếng là rất dài (dài hơn nhiều so với trên cây piano của Beethoven) tới mực sự pha trộn tất cả các nốt đó sẽ tạo thành một âm thanh nền gầm rống, mà bị xem là thô thiển trong quan điểm sư phạm truyền thống piano. Hiển nhiên, không một thầy dạy piano nào cho phép nhạc sinh của mình làm điều đó!  Tuy nhiên, Beethoven không chỉ là một con người cực đoan, mà còn là kẻ yêu thích sự phá vỡ các luật lệ quy ước. Bản Moonlight được xây dựng trên sự đối nghịch [với cấu trúc Sonata truyền thống-ND]. Chương thứ nhất thì chậm, luyến tiếng  (legato), sử dụng pedal, và [cường độ] êm/nhỏ (soft)  trên sự đối nghịch [với cấu trúc Sonata truyền thống-ND]. Chương thứ ba lại là một tận cùng đối nghịch [với chương thứ nhất -ND];  Nó [chương thứ ba] chính xác là một biến tấu trên chương thứ nhất mà được chơi rất nhanh và đầy xáo động (agitato) – nhận định này được xác thực bởi quan sát rằng quãng tám kép trên cùng của ô nhịp thứ 2 của chương 3 là một hình thức rút gọn của nhạc đề 3-nốt dễ dàng nhận thấy ở chương 1, được thảo luận bên dưới  (xem phần III.5 cho các thảo luận  về chương 3). Lại có một sự tương phản sắc nét nữa giữa các nghịch âm (dissonances) và các hoà âm trong sáng (clear harmonies) mà tạo cho chương thứ nhất này đặc tính lừng danh của nó. Sự nghịch âm ở nền nhạc (background dissonance) được kiến tạo bằng việc sử dụng  pedal [ngân tiếng], cũng như các quãng 9, vv. Như vậy các nghịch âm này được tồn tại ở đó là nhằm mục đích làm cho các hòa âm [thuận-ND] nổi bật lên, tựa như một viên kim cương chói ngời lấp lánh rực rỡ nổi lên trên một tấm vải nền bằng nhung đen vậy. Là con người cực đoan như ông, Beethoven đã chọn lựa cái nhạc đề thuận âm/hài hòa (harmonious) nhất có thể: một nốt được lặp lại ba lần (ô nhịp thứ 5)! Vì nhẽ đó, diễn giải của tôi là rằng pedal [ngân tiếng] nên được nhấn giữ suốt từ đầu tới cuối chương đúng như Beethoven đã chỉ dẫn. Với hầu hết các đàn piano, điều này không gây ra rắc rối nào; tuy nhiên, với các đại dương cầm phòng hoà nhạc, nó mang tới trở ngại bởi tiếng đinh tai nhức óc của âm nền sẽ trở nên lớn hơn khi bạn chơi mà bạn vẫn phải duy trì chơi PP (“sempre pianissimo”); trong tình huống đó bạn có thể hơi giảm bớt âm nền một chút, nhưng không bao giờ xoá mất nó một cách tuyệt đối, bởi nó là một thành phần của chương nhạc. Đây không là cái cách [trình tấu] mà bạn sẽ nghe thấy trong các bản ghi âm, nơi mà sự nhấn mạnh thường dành cho các hoà thanh trong sáng, loại bỏ âm nền [background] – cái quy tắc “chuẩn” cho lối sử dụng pedal “đúng”. Tuy nhiên, Beethoven rất có thể đã quyết định phá bỏ quy tắc đó ở đây. Đấy là lý do tại sao ông không đặt bất kỳ một ký hiệu sử dụng pedal nào trong toàn bộ chương nhạc – là vì bạn không bao giờ phải nhấc nó [pedal ngân tiếng] lên. Ngay cả khi đã quyết định sử dụng pedal ngân tiếng duy trì suốt toàn bộ chương nhạc này, thì nguyên tắc đầu tiên trong khi luyện tập nó vẫn phải là tuyệt đối không được sử dụng pedal ngân tiếng cho tới khi bạn có thể chơi nó HT hoàn toàn thoải mái. Điều này sẽ giúp bạn có khả năng học cách chơi luyến tiếng (legato), điều mà chỉ có thể được luyện tập khi không sử dụng pedal. Mặc dù nó được chơi rất khẽ, hoàn toàn không có nhu cầu nào cho sự sử dụng pedal hãm âm (soft pedal) trong chương nhạc này; thêm vào đó,  với hầu hết những cây đàn piano loại dùng để luyện tập (practice pianos), thì bộ cơ không đủ mượt mà (smooth), với khi pedal hãm âm đang được nhấn, để có khả năng cho sự kiểm soát cường độ duy trì ở mực PP như được mong muốn.

Hãy bắt đầu bằng cách học thuộc HS, chẳng hạn các ô nhịp 1-5, rồi tức thì  chuyển nó sang chơi trong đầu  (mental play). Hãy chú ý tới tất cả các ký hiệu về diễn tấu/diễn cảm (expression markings). Nó có nhịp 4/4 (cut time), nhưng 2 ô nhịp đầu tiên thì tựa như một phần giới thiệu (introduction)  và chỉ có duy nhất một quãng tám LH cho mỗi nốt; các phần còn lại thì được chơi nhịp cut time chặt chẽ hơn. Beethoven tức thì nói cho chúng ta hay, ở ô nhịp 2,  rằng nghịch âm (dissonance) sắp sẽ là một thành tố chính  của chương này bằng sự đưa vào cái quãng tám B ở bè LH, gây nghịch tai thính giả bằng một hoà thanh nghịch (dissonance). Hãy tiếp tục học thuộc bằng các phân khúc cho tới hết. Các quãng tám LH phải được giữ. Ví dụ, chơi quãng tám  C# LH của ô nhịp 1 sử dụng các ngón 51, nhưng tức thì lòn ngón 4, rồi ngón 3  trên nốt C# thấp hơn, thay bằng ngón 5,  duy trì nhấn nốt C# thấp hơn này xuống. Bạn sẽ đi tới sự giữ ngón cho quãng tám 31 trước khi bạn đã tiến tới ô nhịp 2. Bấy giờ giữ ngón 3 khi bạn chơi quãng tám B của ô nhịp 2 với 51. Bằng cách này, bạn duy trì sự luyến tiếng (legato) hoàn toàn trong bè LH đang theo chiều đi xuống. Sử dụng quy trình này, bạn không thể duy trì sự luyến tiếng (legato) hoàn toàn với ngón 1, nhưng giữ nó được lâu nhất mà bạn có thể. Trong khi di chuyển từ ô 3 sang ô 4, quãng tám LH  phải bắt kịp (come up). Trong tình huống đó, hãy chơi F# của ô 3 với ngón 51, rồi giữ ngón 5 và chơi quãng tám G# kế với 41. Tương tự, cho các ô 4 tới 5, hãy chơi quãng tám G# thứ hai của ô 4 với 51, rồi thay thế ngón 1 bằng ngón 2 trong khi giữ nhấn nó xuống  (bạn có thể phải nhấc ngón 5) sao cho bạn có thể chơi hợp âm theo sau của ô 5,  với các ngón 521, và duy trì sự liền tiếng (legato). Ý tưởng chủ đạo là hãy giữ nhiều nốt tối đa mà bạn có thể, nhất là nốt trầm hơn cho LH và nốt cao hơn cho RH. Thường thì có nhiều cách để thực hiện những sự “giữ/duy trì [ngón]” này, vì thế bạn nên thử nghiệm để phát hiện cách nào là tốt nhất với bạn cho từng tình huống cụ thể. Sự lựa chọn một quy trình giữ ngón cụ thể chủ yếu lệ thuộc vào kích thước bàn tay của bạn. Ví dụ, quãng tám LH của ô 1  có thể chơi 41 hoặc 31 miễn sao cho bạn không phải thay thế bất cứ ngón nào;  cách này có ưu điểm của sự giản dị, song có cái nhược điểm rằng bạn cần ghi nhớ điều đó khi bạn khởi tập chương nhạc.

Suốt trong toàn bộ chương nhạc, hãy sử dụng tối đa phương pháp  “thay ngón” (finger replacement method) để duy trì sự liền tiếng (legato). Bạn phải quyết định cho một sự thay ngón cụ thể khi bạn khởi đầu học thuộc chương nhạc và luôn sử dụng cùng cách đó. Tại sao lại phải giữ nốt legato khi mà bất luận thế nào thì cuối cùng bạn cũng sẽ giữ tất cả các nốt  bằng pedal? Thứ nhất, cách bạn nhấn một phím phụ thuộc vào cách bạn giữ nó; do đó, bạn có thể chơi legato chắc chắn và chủ động hơn bằng sự giữ ngón. Thứ hai, nếu bạn nhấc phím nhưng giữ nốt đó bằng pedal, thì cái  búa kiểm tra (backcheck) sẽ giải phóng búa, cho phép nó lắc lư quanh, và sự “lòng thòng” (looseness) này của bộ cơ có thể sẽ bị nghe – âm sắc nốt đó bị thay đổi. Hơn nữa, như nhà chỉ huy của cây piano, bạn luôn muốn cái backcheck  giữ búa để cho bạn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn toàn thể bộ cơ. Mức quyền kiểm soát này là cực cùng quan trọng khi đang chơi PP – bạn không thể  kiểm soát PP nếu búa đang lắc lư quanh. Một lý do khác cho sự giữ ngón là rằng nó mang tới sự chính xác tuyệt đối bởi vì bàn tay của bạn không bao giờ rời khỏi bàn phím và cái nốt mà đang được giữ sẽ có vai trò như một  tham chiếu cho sự tìm kiếm các nốt theo sau nó.

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

>>Xem tiếp:

Viết bình luận