(P16) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

22.  Những tập quán xấu: Kẻ thù xấu nhất của một nghệ sĩ piano.

Các tập quán xấu là những kẻ gây lãng phí thời giờ tồi tệ nhất trong sự luyện tập piano. Hầu hết tập quán xấu này bị gây ra bởi sự căng thẳng từ các bài tập HT,  mà quá khó. Nhiều trong các tập quán xấu mà khởi từ luyện tập HT là rất khó chẩn đoán, điều khiến chúng càng nguy hiểm thêm nhiều. Hiển nhiên,  cách ngăn ngừa tốt nhất cho các tập quán xấu này là sự luyện tập HS. Chơi phi-nhạc-cảm là một loại tập quán xấu; do vậy, đừng quên chơi có nhạc cảm ngay từ lúc đầu cùng khi luyện tập HS.

Một tập quán xấu khác là quá lạm dụng pedal ngân âm (damper pedal) hoặc pedal giảm âm (soft pedal) như được bàn luận dưới đây. Đây là dấu hiệu chắc chắn nhất của một nhạc sinh tài tử đang theo học một người thầy không có trình độ. Sự lạm dụng  các pedal này chỉ có thể  "giúp ích" cho một nhạc sinh kém kỹ thuật trầm trọng.

Một tập quán xấu khác là nện piano rầm rầm không bận tâm gì tới nhạc cảm. Có những nhạc sinh đã đánh đồng âm thanh ầm ĩ với sự khích động. Hậu quả này khởi từ sự nhạc sinh đó quá mải mê với sự luyện tập tới mực quên lắng nghe những âm phát ra từ cây piano. Điều này có thể ngăn ngừa bằng cách rèn luyện  thói quen luôn lắng nghe những gì bản thân mình đang chơi. Lắng nghe chính những gì bản thân chơi thì khó hơn nhiều so với nhiều người nghĩ  bởi nhiều nhạc sinh (nhất là những nhạc sinh ưa chơi nhấn mạnh) đã dùng trọn nỗ lực của chúng cho việc chơi, và chẳng còn gì cho sự lắng nghe. Một cách giúp giảm vấn đề này là thâu âm bạn chơi hầu giúp bạn có thể lắng nghe nó một cách thật sự chú tâm.

Các đoạn sôi nổi thường cần chơi lớn, song chúng sẽ gây sôi nổi nhất khi phần còn lại của bản nhạc là chơi nhẹ nhàng.  Luyện tập quá lớn có thể cản trở bạn thụ đắc tốc độ và kỹ thuật, và huỷ hoại thẩm mỹ âm nhạc của bạn. những người ưa chơi lớn thường dễ đi tới một giọng đàn thô kệch.

Có những người có ngón đàn yếu. Điều này phổ biến nhất ở những người mới học và dễ sửa hơn nhiều so với những người nện đàn quá lớn. Ngón đàn yếu là do  bạn không giải phóng cánh tay của bạn và không để cho trọng lực đảm nhiệm việc đó. Nhạc sinh ưa nhấc cánh tay lên một cách vô thức, và thói này là một hình thức gây stress. Các nhạc sinh này cần được dạy toàn bộ dải cường độ của cây piano và cách tận dụng dải này.

Lại còn một thói xấu khác là chơi ở tốc độ sai, hoặc quá nhanh hoặc quá chậm, nhất là trong một buổi diễn khi bạn quá khích động và đánh mất cảm thức về nhịp độ  [tempo]. Tốc độ đúng được quyết định bởi nhiều nhân tố, trong đó gồm độ khó của bản nhạc trong tương quan với trình độ kỹ thuật của bạn,  cái mà thính giả có thể đang mong đợi, tình trạng cây piano bạn đang dùng, tác phẩm nào đi trước nó hoặc sẽ theo sau nó,vv. Một số nhạc sinh có xu hướng chơi quá nhanh so với trình độ kỹ thuật của họ và dẫn tới nhiều lỗi, trong khi các nhạc sinh khác lại rụt rè và chơi quá chậm, do vậy không tận dụng đủ ưu điểm của bài nhạc. Chơi chậm có thể còn khó hơn chơi đúng tốc độ,  điều làm tồi tệ thêm các vấn đề của một người chơi rụt rè. Những người chơi quá nhanh có thể trở nên rất nản lòng bởi họ phạm nhiều lỗi và trở nên tin rằng mình là những người chơi piano tồi kém. Những vấn đề này không chỉ đúng với các buổi diễn mà cả với các buổi luyện tập; những người luyện tập quá nhanh trở nên tin rằng mình là những người chơi piano tồi bởi họ phạm nhiều lỗi. Giảm tốc độ một chút có thể giúp họ chơi một cách chính xác và đẹp và,  qua thời gian dài, sẽ thành thạo kỹ thuật cho sự chơi nhanh.

Giọng đàn nghèo nàn là một vấn đề phổ biến khác. Hầu hết thời gian, trong khi tập, không ai để ý lắng nghe, do vậy mà giọng đàn của họ dường như không thành vấn đề. Hậu quả là, nếu giọng đàn có suy giảm chút ít, điều đó không làm nhạc sinh bận tâm, và dẫn tới giọng đàn bị bỏ lơ. Các nhạc sinh phải luôn nỗ lực cho tiếng đàn hay, bởi nó là phần quan trọng nhất của âm nhạc. Giọng đàn hay không thể được tạo ra trên một cây piano tồi hoặc không được chỉnh tốt; đây là một nguyên do chính tại sao bạn cần một cây đại dương cầm chuẩn mực hơn một cây đàn đứng chất lượng kém, và vì sao việc lên dây, chỉnh đàn, và chính giọng búa lại quan trọng hơn nhiều nhạc sinh nhận thức. Việc lắng nghe tác phẩm thu âm bởi các nghệ sĩ lớn là cách tốt nhất để khơi gợi các nhạc sinh sự tồn tại của giọng đàn hay. Nếu các nhạc sinh chỉ nghe chính họ chơi, họ sẽ không có ý niệm giọng đàn hay là gì. Mặt khác, một khi bạn chú ý tới giọng đàn và khởi đạt các kết quả,  nó sẽ tự nuôi dưỡng và bạn có thể sẵn sàng học nghệ thuật tạo ra những âm hay mà có thể lôi cuốn thính giả.   Quan trọng hơn, nếu không có giọng đàn hay, sự cải thiện kỹ thuật trình độ cao là bất khả bởi giọng đàn hay đòi hỏi sự chủ động, mà sự phát triển kỹ thuật thì lệ thuộc vào sự chủ động.

Chơi lắp bắp bị gây ra bởi lối tập ngừng-rồi-lặp-lại (stop-and-go practice) trong đó một nhạc sinh cứ dừng rồi chơi lại một chỗ vấp mỗi khi gây lỗi. Nếu bạn phạm một lỗi, hãy luôn chơi tiếp bỏ qua nó, đừng dừng lại để sửa chữa nó. Hãy lưu ý trong đầu về nơi bị lỗi và chơi đoạn đó trở lại sau đó để xem lỗi đó có xảy ra trở lại hay không. Nếu nó lại xảy ra, hãy  tách ra một mẩu nhỏ mà có chứa lỗi đó và tập riêng mẩu đó. Một khi bạn tạo được thói quen chơi băng qua các lỗi bạn có thể  tiến lên trình độ kế mà trong đó bạn tiên liệu được các lỗi (tức cảm nhận được sự sắp tới của chúng trước khi chúng xảy ra) và thực hiện hành động tránh chúng, chẳng hạn như giảm tốc, đơn giản hoá đoạn đó, hoặc duy trì vững tiết tấu. Hầu hết thính giả không bận tâm, và thường là thậm chí không nghe thấy, các lỗi của bạn trừ phi tiết tấu bị đổ bể.

Điều hại nhất của các tập quán xấu là rằng chúng xảy ra quá lâu để có thể loại trừ, nhất là nếu chúng là các tập quán HT. Vì vậy, không gì giúp đẩy nhanh tốc độ học của bạn cho bằng sự hiểu biết tất cả các tập quán xấu nọ và ngăn ngừa chúng trước khi chúng ăn vào máu thịt bạn. Ví dụ, thời gian thích đáng để ngăn ngừa thói chơi lắp bắp là khi một nhạc sinh vừa khởi học đàn. Trong thời kỳ đầu, hầu hết nhạc sinh không có thói chơi lắp bắp; tuy nhiên, các em phải sớm được dạy cách chơi băng qua các lỗi ở thời kỳ này,  nó sẽ trở thành một bản năng thứ hai và là dễ dàng; không cần nỗ lực nào để đạt "thủ thuật" này. Dạy một người nhiễm thói chơi lắp bắp chơi xuyên qua các lỗi lại là một nhiệm vụ rất gian nan.

Con số các thói quen xấu có thể xảy ra là lớn tới mực chúng không thể thảo luận hết ở đây. Chỉ cần bảo rằng một thái độ chống - virut quyết liệt với các thói quen xấu là một  điều kiện tất yếu cho sự cải thiện nhanh.

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

   >>Xem tiếp:

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: