(P15) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

20.  Tay trái yếu; Dùng Tay này Dạy Tay kia 

Các nhạc sinh không luyện HS sẽ luôn có bàn tay phải mạnh hơn tay trái. Điều này là do các đoạn nhạc tay phải thường là khó hơn, về kỹ thuật. Tay trái thường gặp các đoạn nhạc yêu cầu nhiều sức mạnh hơn, song  nó thường kém đòi hỏi hơn về tốc độ và kỹ thuật. Do vậy “yếu hơn” ở đây nghĩa là yếu hơn về kỹ thuật, chứ không ở mức độ sức mạnh. Phương pháp HS sẽ giúp cân đối hai bàn tay bởi bạn sẽ tự nhiên dành cho tay yếu hơn nhiều luyện tập hơn. Với các đoạn mà tay này có thể chơi tốt hơn tay kia, thì tay chơi tốt hơn thường sẽ là người thầy tốt nhất. Để tay này dạy tay kia, hãy chọn một mẩu nhạc ngắn rồi chơi nhanh nó với tay tốt hơn, kế đó tức thì lặp lại đoạn nọ với tay yếu hơn, cách một quãng tám nhằm tránh vướng nhau. Bạn sẽ phát hiện rằng tay yếu hơn thường có thể  "nhiễm" hoặc "nắm bắt" được cái cách mà tay tốt hơn đang thực hiện đoạn đó. Sự phân ngón [fingering] nên là tương tự song không cần là y hệt nhau. Một khi tay yếu hơn đã "nắm bắt",  thì hãy dần dần cai nó bằng cách chơi tay yếu hơn hai lần và tay mạnh hơn một lần, rồi ba lần và một,v.v...

Cái khả năng tay này dạy tay kia này là quan trọng hơn hầu hết mọi người nhận biết. Ví dụ nêu trên về sự giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể mới chỉ là một ví dụ  -- quan trọng hơn, khái niệm này có thể áp dụng thực tiễn cho mọi buổi tập. Lý do căn bản cho sự áp dụng rộng rãi này là rằng một tay luôn chơi một cái gì đó tốt hơn tay kia, chẳng hạn sự buông lỏng/thư giãn [relaxation], tốc độ, bàn tay yên tĩnh [quiet hands], và vô số các động tác ngón tay/bàn tay (Ngón cái tréo trên [Thumb Over], Ngón dẹt [Flat Finger],vv., - xem các phần sau) - bất cứ cái gì mới mà bạn đang gắng học. Vậy nên, một khi bạn học được nguyên tắc này sử dụng tay này dạy tay kia, bạn sẽ có thể dùng nó cho mọi khi mọi lúc.

21.  Xây dựng Sức bền (Endurance), Sự thở

"Sức bền" là một thuật ngữ gây tranh cãi trong luyện tập. Sự tranh cãi này xuất phát từ sự thực rằng việc chơi piano đòi hỏi sự chủ động/kiểm soát, chứ không phải sức mạnh cơ bắp, song nhiều nhạc sinh lại mang ấn tượng sai lầm rằng họ sẽ không thụ đắc được kỹ thuật cho tới khi họ đã phát triển đủ các cơ bắp. Mặt khác, một lượng nhất định của sức bền là cần thiết. Sự mâu thuẫn rõ ràng này có thể được giải quyết bằng sự hiểu chính xác cái gì là cần thiết và làm cách nào có nó. Hiển nhiên, bạn không thể chơi những đoạn nhạc dữ dội, hùng vĩ mà không tiêu tốn năng lượng. Các nghệ sĩ piano to lớn, mạnh mẽ chắc chắn có thể tạo ra nhiều âm hơn là các nghệ sĩ piano nhỏ con, ốm yếu, nếu họ có cùng các kỹ năng ngang nhau. Và các nghệ sĩ piano  mạnh hơn có thể chơi một cách dễ dàng hơn các khúc nhạc  "đòi hỏi khắt khe". Mọi nghệ sĩ piano đều có đủ sức chịu đựng/thể lực ổn định để chơi các tác phẩm vừa trình độ của mình, đơn giản bởi lượng luyện tập mà được yêu cầu để đạt tới. Ấy nhưng chúng ta biết rằng sức bền là  một vấn đề rắc rối.  Giải pháp cho nó nằm ở sự thư giãn. Khi tình trạng thể lực trở thành một vấn đề, nó thì hầu như luôn luôn bị gây ra bởi sự căng thẳng thái quá.

Một ví dụ cho sự này là đoạn reo giây quãng tám [octave tremolo] trong chương thứ nhất bản Pathetique của Beethoven. Điều duy nhất mà trên 90% nhạc sinh cần thực hiện là khử stress/loại trừ sự căng cơ; ấy vậy mà nhiều nhạc sinh luyện nó suốt nhiều tháng với rất ít tiến bộ. Sai lầm đầu tiên họ phạm phải là tập nó quá lớn. Sự này tạo thêm căng cơ và mệt mỏi đương khi  bạn lại đang kém chịu đựng nó nhất. Hãy tập nó nhẹ thôi, tập trung vào sự trừ khử căng cơ, như được giải thích ở phần III.3.b. Trong một hoặc hai tuần, bạn sẽ có thể chơi khúc reo dây đó nhiều và nhanh như bạn muốn. Khi ấy bạn hãy bắt đầu gia tăng độ lớn và diễn cảm cho nó.  Xong! Tại điểm này, thể lực và sức bền của bạn thì chẳng khác bao nhiêu so với chúng khi bạn khởi tập cách vài tuần trước  -- điều chính yếu mà bạn đã thực hiện được là đã tìm ra cách tốt nhất để trừ khử căng cơ.

Chơi các đoạn yêu cầu cao đòi hỏi tiêu tốn năng lượng nhiều ngang với một cuộc chạy bộ chậm, độ 4 dặm một giờ, với yêu cầu về năng lượng cho não bộ chiếm gần phân nửa tổng năng lượng đó. Nhiều trẻ em không thể chạy bộ liên tục suốt hơn một dặm. Vậy nên, yêu cầu trẻ em luyện tập những đoạn nhạc khó liên tục suốt 20 phút sẽ thực sự gây căng thẳng cho thể trạng của các em,  bởi điều đó tương đương việc bắt các em chạy bộ suốt một dặm dài. Các giáo viên và cha mẹ các em phải thận trọng khi các trẻ nhỏ bắt đầu các buổi học piano của các em, sao cho giới hạn lượt luyện tập dưới 15 phút thời kỳ đầu cho tới khi các em đạt đủ thể lực bền. Các vận động viên marathon có thể lực bền, nhưng họ đâu hề nhiều cơ bắp.

Bạn cần rèn luyện cơ thể cho thể lực bền cho piano, chứ không cần thêm các bắp cơ. Đây là một sự khác biệt giữa chơi piano và chạy marathon,  bởi, ngoài nhu cầu luyện thể lực cho cơ bắp cơ, bạn có thêm nhu cầu luyện thể lực cho não bộ. Vậy nên, sự luyện máy móc các bài tập cho thể lực là không tác dụng. Những cách hiệu quả nhất  để đạt thể lực bền là, hoặc chơi các bản nhạc đã tập hoàn chỉnh rồi với sự diễn cảm, hoặc luyện HS các đoạn khó  một cách liên tục. Lại so việc chạy bộ,  sẽ là gian nan cho hầu hết nhạc sinh khi luyện tập đoạn nhạc khó liên tục hơn vài giờ bởi 2 giờ luyện đàn tương đương chạy suốt 6 dặm, mà là một cuộc rèn thể lực kinh khủng. Do vậy, bạn phải tập một số đoạn dễ chen giữa các đoạn khó. Các cuộc luyện tập với độ tập trung cao kéo dài quá vài giờ có thể sẽ không hữu lợi cho tới khi  bạn đã đạt tới một trình độ cao, khi mà bạn đã phát triển đủ  "thể lực piano". Có lẽ là tốt hơn nếu bạn nghỉ giải lao rồi khởi tập lại sau một lúc thư giãn. Hiển nhiên, luyện tập căng thẳng piano  là một việc tích cực và sự luyện tập nghiêm túc có thể giúp nhạc sinh có một thể trạng sức khoẻ tốt. Luyện tập HS là giá trị nhất ở khía cạnh này, bởi nó cho phép một tay nghỉ ngơi trong khi tay kia hoạt động tích cực, như thế cho phép người chơi piano làm việc tích cực hết mực mong muốn, 100% thời gian, mà không gặp chấn thương hay kiệt lực. Dĩ nhiên, xét về thể lực bền, thì sẽ không khó  (nếu bạn có thời gian) để dành trọn 6 hoặc 8 giờ luyện tập mỗi ngày bằng cách bao gồm vào đó nhiều bài luyện ngón máy móc. Đây là một quy trình hoang tưởng mà trong đó người tập ngỡ rằng cứ đầu tư nhiều thời gian luyện tập là thành đạt -- không hề vậy. Bất luận thế nào,  việc rèn thể lực não bộ đều quan trọng hơn rèn luyện các cơ bắp, bởi với hầu hết nhạc sinh, chính não bộ của các em mới là cái cần luyện tập. Luyện não đặc biệt quan trọng cho sự trình tấu. Sự rèn luyện tích cực các cơ bắp sẽ khiến cơ thể bạn chuyển hoá các cơ bắp nhanh thành cơ bắp chậm (chúng có thể lực bền hơn) -- đây đúng là điều mà bạn không hề mong muốn. Vì thế, trái với niềm tin phổ biến, các nghệ sĩ piano không cần thêm cơ bắp; họ cần thêm sự chủ động/kiểm soát thần kinh và sự chuyển hoá các cơ bắp nhanh thành cơ bắp chậm – xem mục III.7.a.

Thể lực bền [stamina] là gì? Nó là cái gì đó mà giúp ta có thể duy trì luyện tập mà không bị mỏi mệt. Đối với những buổi tập kéo dài suốt nhiều giờ, các nghệ sĩ piano đột nhiên hồi sức, [một hiện tượng xảy ra] y như với các vận động viên (nhất là các vận động viên marathon). Do đó, nếu bạn cảm thấy sự mỏi mệt bình thường, hãy tìm kiếm sự hồi sức tác dụng – sự nhận thức về sự hồi sức đột ngột có thể  khiến nó có tác dụng một cách đáng tin cậy hơn, đặc biệt là sau khi bạn đã trải nghiệm nó nhiều lần nhờ vậy bạn biết nó cảm giác thế nào. Do vậy đừng để mắc vào thói quen giải lao bất cứ khi nào bạn thấy mệt, nếu có một cơ may rằng bạn có thể bắt được sự hồi sức đột ngột.

Liệu ta có thể xác minh bất kỳ nhân tố sinh lý nào mà chi phối thể lực bền không? Hiểu biết về nền tảng sinh lý là cách tốt nhất để hiểu thể lực bền. Do không có một nghiên cứu sinh lý nào cho các nghệ sĩ piano, ta chỉ có thể tự xem xét vậy. Hiển nhiên, chúng ta cần hấp thụ đủ khí oxi và đủ lượng máu đưa tới các bắp cơ, các bộ phận cơ thể nhất định, và não bộ. Nhân tố lớn nhất ảnh hưởng lượng hấp thụ dưỡng khí là hiệu quả của phổi, và các yếu tố quan trọng của hiệu quả này là cách hít thở và tư thế. Đây có thể là một nguyên do tại sao thiền, với sự nhấn mạnh vào phương pháp hít thở thích hợp bằng sử dụng cơ hoành, lại rất hữu ích. Chỉ sử dụng các cơ sườn để thở là quá lạm dụng một cơ phận hô hấp và kém tận dụng cơ hoành. Sự bơm nhanh chóng theo hậu quả của lồng ngực hoặc sự  giãn lồng ngực thái quá có thể can thiệp xấu tới sự chơi piano, bởi vì  tất cả các cơ bắp dùng chơi  piano cuối cùng đều neo vào gần tâm của lồng ngực. Việc sử dụng cơ hoành sẽ can thiệp ít hơn vào các động tác chơi đàn. Thêm vào đó, những người không dùng cơ hoành có thể vô tình làm căng nó khi các sự căng thẳng được tạo ra trong khi chơi, và họ sẽ thậm chí không chú ý rằng cơ hoành đang bị căng. Bằng việc sử dụng cả các cơ sườn và cơ hoành, và  duy trì tư thế tốt, các lá phổi có thể được giãn nở tới thể tích tối đa  của chúng với ít nỗ lực nhất và do vậy hấp thụ được lượng dưỡng khí tối đa.

Bài tập hô hấp sau có thể vô cùng hữu ích, không chỉ cho người chơi piano, mà còn cho sức khỏe nói chung. Hãy căng lồng ngực ra, đẩy cơ hoành của bạn xuống (sự này sẽ làm bụng dưới của bạn phồng lên, rướn hai vai lên và hướng về phía lưng của bạn, rồi hít một hơi sâu; kế, thở ra trọn vẹn bằng quy trình ngược lại. Khi hít một hơi thở sâu, sự thở ra trọn vẹn là quan trọng hơn một sự hít đầy. Hãy hít thở qua cuống họng của bạn, chứ không qua đường mũi (miệng có thể mở hoặc ngậm). Hầu hết mọi người làm thắt lại đường khí qua mũi nếu họ gắng hít khí qua mũi. Thay vì vậy, hãy thả lỏng các cơ mũi và hít khí qua qua vùng họng gần các dây thanh quản -- ngay cả với khi miệng bạn đang ngậm, quy trình này sẽ làm thư giãn các cơ mũi, cho phép nhiều không khí hơn băng qua đường mũi. Nếu bạn không lấy được những hơi hít sâu trong một lúc dài, thì sự hô hấp này có thể gây ra sự hô hấp quá nhanh -- bạn sẽ cảm thấy chóng mặt -- sau một hay hai bài tập như vậy. Hãy dừng tập nếu bạn hô hấp quá nhanh. Rồi lặp lại bài tập này một lúc sau; bạn nên phát hiện cách làm bạn có thể thực hiện nhiều lần hít thở hơn mà không bị thở gấp. Lặp lại bài tập này cho tới khi bạn có thể thực hiện 5 lần hô hấp đầy liên tiếp mà không bị thở gấp. Bấy giờ, nếu bạn tới bác sĩ và ông kiểm tra bạn bằng ống nghe và yêu cầu bạn hít một hơi sâu, bạn có thể thực hiện nó mà không cảm giác choáng váng!

Việc hít thở bình thường, trong khi chơi cái gì đó khó, là một yếu tố quan trọng của sự thư giãn. Hãy thực hiện bài tập này tối thiểu vài tháng một lần và lồng nó vào việc tập quán hít thở bình thường của bạn khi đang bên hoặc ngoài cây piano. Sự luyện tập Piano có thể hữu lợi gây hại cho sức khoẻ tuỳ thuộc vào cách bạn luyện tập. Nhiều nhạc sinh quên thở trong khi luyện tập những đoạn nhạc khó; thói quen xấu này là gây hại cho sức khỏe. Nó làm giảm lượng dưỡng khí được đưa tới não khi mà não đang cần nó nhất, hậu quả là chứng thiếu oxy mô [apoxia] và các triệu chứng tương tự như hiện tượng tạm ngừng hô hấp trong khi ngủ [sleep apnea] (gây tổn hại cơ quan, huyết áp cao, vv). Sự thiếu dưỡng khí sẽ làm cho việc chơi khó khăn về nhạc cảm và tinh thần, và khiến việc gia tăng thể lực não thành bất khả.

Các phương pháp giúp tăng thể lực bền khác là bằng cách tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Trong khi chơi piano, có thêm lượng máu được đòi hỏi ở não bộ cũng như các bộ phận cơ thể  liên quan hoạt động chơi đàn; do thế, bạn nên luyện một cách đầy đủ và đồng thời các cơ bắp và não bộ trong thời gian luyện tập. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn sản xuất thêm máu, nhằm đáp ứng nhu cầu máu cao hơn. Những bài tập lặp đi lặp lại máy móc,vv, sẽ không hữu ích ở khía cạnh này vì bạn có thể đã dừng hoạt động não, do vậy mà khiến giảm nhu cầu thêm máu. Luyện tập sau một bữa ăn no cũng khiến gia tăng sự cung cấp máu và ngược lại, nghỉ ngơi sau các bữa ăn khiến suy giảm thể lực bền – một câu nói nổi tiếng của người Nhật rằng bạn sẽ biến thành một con bò nếu bạn ngủ sau một bữa ăn. Bởi hầu hết mọi người không có đủ máu để bước vào một hoạt động tích cực với một cái dạ dày đầy, cơ thể thoạt đầu sẽ kháng cự bằng cách khiến bạn cảm giác rất tệ, nhưng đây là một phản ứng nằm trong tiên lượng. Hoạt động này phải được kiểm soát trong phạm vi an toàn y học; ví dụ bạn có thể trải qua những bất ổn thuộc tiêu hoá hoặc bị chóng mặt (điều mà khả dĩ là nguyên do chính khiến bạn có niềm tin lầm lẫn rằng bạn không nên luyện tập sau một bữa ăn no). Một khi cơ thể bạn đã sản xuất đủ lượng máu cần thêm, các bất ổn trên sẽ biến mất. Do vậy, bạn nên duy trì hoạt động tích cực ở mức bạn có thể sau một bữa ăn, nhằm ngăn ngừa chứng thiếu máu. Sự luyện tập ngay sau một bữa ăn sẽ khiến yêu cầu máu cho sự tiêu hoá, cho các cơ bắp tham gia chơi đàn, và cho não bộ, theo đó nó đòi hỏi nhu cầu cấp máu lớn nhất. Hiển nhiên, sự tham gia các hoạt động thể thao, có sức khoẻ tốt, và rèn luyện thể dục là hữu ích cho đạt được thể lực bền trong chơi piano.

Tóm lại,những người mới học mà chưa từng chạm tới một cây piano trước đó sẽ cần phát triển thể lực bền một cách dần dà, bởi luyện tập piano là một hoạt động căng thẳng. Cha mẹ các em phải thận trọng về thời gian luyện tập của các em nhỏ vừa mới học và cho phép chúng thôi hoặc giải lao một lát khi chúng thấy mệt  (chừng 10-15 phút). Đừng bao giờ cho phép một đứa trẻ đang bệnh luyện tập piano, ngay cả với các bài tập dễ, bởi có nguy cơ làm bệnh thêm trầm trọng và tổn thương não bộ. Ở bất cứ trình độ kỹ thuật nào, tất cả chúng ta đều có thừa cơ bắp hơn ta cần để chơi các tác phẩm piano vừa trình độ của ta. Ngay cả các nghệ sĩ piano chuyên nghiệp mà thường luyện tập hơn 6 giờ hằng ngày cũng chẳng trở thành như Popeye*. Franz Liszt thì gây, không hề cơ bắp. Như thế sự thụ đắc kỹ thuật và thể lực bền thì không phải là vấn đề xây dựng các cơ bắp, mà là việc học cách thư giãn và sử dụng năng lượng một cách thích hợp. 

*Có lẽ tác giả muốn nói tới Popeye , nhân vật chính của bộ truyện tranh Popeye, một thuỷ thủ vô cùng dẻo dai. Mỗi khi ăn rau bi-na thì anh hoá thành một thuỷ thủ siêu cường và có nguồn sức lực vô biên.

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

   >>Xem tiếp:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: