(P14) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

19. Nhịp/tốc độ (Tempo) chính xác và Máy đánh nhịp

Hãy bắt đầu mọi bản nhạc bằng sự đếm nhịp (counting) chính xác, nhất là với trẻ em và người mới học. Trẻ con nên được dạy cách đếm nhịp lớn tiếng bởi vì đó là cách duy nhất để phát hiện ra ý niệm đếm nhịp của chúng là gì. Nó có thể là khác biệt hoàn toàn với một ý niệm được dự định ! Bạn nên hiểu rõ ký hiệu nhịp (time signature) của một tác phẩm.

Một lợi điểm của tập HS là bạn có chiều hướng đếm chính xác hơn khi tập HT. Các nhạc sinh mà khởi tập bằng HT có thể hoàn đích với những lỗi không được phát hiện trong đếm nhịp. Điều đáng lưu ý, những lỗi này thông thường làm cho việc tăng tốc bản nhạc trở thành bất khả. Có một cái gì đó liên quan sự đếm nhịp sai làm tạo nên bức tường tốc độ của chính nó. Nó có thể làm rối loạn tiết tấu (rhythm). Do vậy, nếu bạn gặp rắc rối khi tăng tốc bản nhạc, hãy kiểm tra lại sự đếm nhịp. Một máy đếm nhịp là hữu ích cho việc này.

Hãy sử dụng máy đánh nhịp để kiểm tra sự chính xác của tốc độ và phách nhịp của bạn. Bản thân tôi vẫn thường xuyên kinh ngạc bởi các lỗi của chính mình khi kiểm tra bằng cách này. Ví dụ, tôi có xu hướng đàn chậm lại ở các đoạn khó  và tăng tốc ở các đoạn dễ, mặc dù tôi đinh ninh điều ngược lại khi chơi mà không có máy đánh nhịp. Hầu hết người dạy đều kiểm tra nhịp của học trò bằng máy. Nhưng ngay khi học trò đã chơi đúng nhịp, thì nên tắt máy. Máy đánh nhịp là một trong những người thầy đáng tin cậy nhất của bạn  -- một khi đã khởi dùng nó, bạn sẽ mừng rằng bạn đã dùng nó. Hãy phát triển thói quen dùng máy đánh nhịp và sự chơi của bạn sẽ chắc chắn được cải thiện. Tất cả những nhạc sinh nghiêm túc đều phải có một máy đánh nhịp.

Không nên quá lạm dụng máy đánh nhịp. Những lượt tập dài với  máy đánh nhịp gõ kèm thì nguy hại cho sự tiếp thu kỹ thuật và dẫn tới sự chơi nhạc vô cảm (non-musical playing). Khi nghe tiếng gõ của máy đánh nhịp liên tục quá 10 phút, thì não bộ của bạn sẽ bắt đầu có những trò chơi khăm khiến bạn đánh mất sự chính xác nhịp. Ví dụ, nếu cái máy đánh nhịp phát những tiếng cách cách, thì sau một quãng thời gian nào đó, não bộ của bạn sẽ sáng tạo ra những tiếng phản-cách cách trong đầu bạn mà có thể huỷ tiếng lách cách thật của cái máy đánh nhịp khiến bạn hoặc không còn nghe tiếng máy đánh nhịp nữa, hoặc sẽ nghe nó sai thời điểm. Đây là lý do tại sao hầu hết các máy đánh nhịp điện tử hiện đại có một phương thức đánh nhịp bằng ánh sáng (light pulse mode). Cách ám hiệu bằng thị giác thì ít có chiều hướng gây ra các trò chơi khăm của não bộ và ngoài ra không gây trở ngại về âm thanh cho bản nhạc bạn đang chơi. Phương thức lạm dụng máy đánh nhịp phổ biến nhất là dùng nó để dần tăng tốc; cách này lạm dụng cái máy đánh nhịp, người nhạc sinh, bản nhạc, và kỹ thuật. Nếu bạn muốn tăng dần tốc độ chơi, thì hãy sử dụng máy đánh nhịp để xác lập một tốc độ [tempo] cần, rồi tắt máy đi và tiếp tục tập; rồi dùng nó trở lại một lúc ngắn thôi khi bạn lại muốn tăng lên một tốc độ mới cao hơn. Máy đánh nhịp là dùng để xác lập một nhịp đúng (tempo) và để kiểm tra độ chính xác về tốc độ chơi của bạn. Nó không là một sự thay thế cho sự đếm nhịp bên trong đầu (internal timing) của chính bạn.

Tiến trình tăng tốc là một tiến trình của sự tìm kiếm các động tác thích đáng. Khi bạn đã tìm ra cái động tác mới thích đáng, bạn có thể thực hiện một cú nhảy vọt tới một tốc độ cao hơn mà tại đó bàn tay bạn chơi thoải mái; trong thực tế, ở các tốc độ trung bình, cả động tác chậm và động tác nhanh đều không áp dụng được và thông thường là khó chơi hơn so với ở tốc độ nhanh hơn. Nếu bạn tình cờ đặt máy đánh nhịp ở  tốc độ trung bình này, bạn có thể sẽ phải chật vật ở tốc độ đó trong những thời gian dài và tạo sinh một bức tường tốc độ. Một trong những lý do tại sao mà động tác mới này có tác dụng, là vì rằng bàn tay con người là một thiết bị cơ và có những sự cộng hưởng mà ở đó những sự kết hợp nhất định sẽ hoạt động hiệu quả một cách tự nhiên. Hầu như chắc chắn là một số bản nhạc được sáng tác để được chơi tại các tốc độ nhất định bởi vì soạn nhạc gia đã tìm ra tốc độ cộng hưởng này. Mặt khác, mỗi cá nhân có bàn tay khác nhau với các tốc độ cộng hưởng khác nhau, và điều này phần nào lý giải vì sao các nghệ sĩ khác nhau chọn các tốc độ khác nhau. Nếu không có máy đánh nhịp, bạn có khả năng nhảy từ [tốc độ] cộng hưởng này sang [tốc độ] cộng hưởng khác bởi bàn tay bạn cảm giác thoải mái với các tốc độ đó, trong khi các cơ hội đặt máy đánh nhịp của bạn một cách chính xác tại các tốc độ đó là rất thấp. Do vậy, với máy đánh nhịp, bạn  hầu như luôn tập với tốc độ sai, trừ phi bạn hiểu biết về các [tốc độ] cộng hưởng (không ai khác có thể biết) rồi đặt máy đánh nhịp theo chúng. Các máy đánh nhịp điện tử là ưu việt hơn máy cơ ở mọi phương diện, mặc dù một số người ưa thích hơn dáng vẻ của các kiểu máy xưa. Các máy đánh nhịp điện tử thì chính xác hơn, có thể tạo ra các âm thanh khác nhau hoặc các đèn chớp, có âm lượng điều chỉnh được, rẻ tiền hơn, và ít cồng kềnh hơn, có các chức năng ghi nhớ (memory functions), vv., trong khi các máy cơ luôn cần được lên lại dây cót  đúng vào những thời điểm khó thực hiện việc đó nhất.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

   >>Xem tiếp:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: