(P94) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
7. Các bài tập
d. Các âm giai, Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón.
Các âm giai và các Arpeggio phải được luyện tập chuyên cần. Chúng không thuộc vào loại các bài tập máy móc bởi đông đảo các kỹ thuật cần thiết mà sẽ nhanh chóng thụ đắc được bằng sự sử dụng chúng (chẳng hạn ngón cái tréo trên, các tư thế ngó dẹt, sự cảm giác phím, tốc độ, các nhóm PS, động tác lướt ngón, giọng/màu sắc, cách đảo chiều, cổ tay linh hoạt, vv.) Các âm giai và các Arpeggio phải được luyện tập HS; sự luyện tập chúng HT mọi lúc sẽ đặt chúng vào cùng loại với Hanon. Hai ngoại lệ cho “nguyên tắc không HT” là: (A) khi bạn sử dụng chúng để khởi động (trước buổi trình diễn, vv.), và (B) khi luyện tập để chắc chắn rằng hai bàn tay bạn đã có thể được đồng bộ một cách chính xác. Học chơi tốt chúng là rất khó nên bạn chắc chắn sẽ cần các PS, xem các mục III.4.b và III.5 để có thêm chi tiết.
Các bài tập cho sự độc lập ngón và Nhấc ngón được thực hành trước nhất bằng cách nhấn tất cả 5 ngón xuống, ví dụ, từ C tới G sử dụng RH. Rồi chơi từng ngón 3 tới 5 lần: CCCCDDDDEEEEFFFFGGGG. Trong lúc một ngón đang chơi, thì các ngón khác phải được duy trì nhấn xuống. Đừng nhấn quá chặt vì đây là một hình thức của stress, và sẽ gây mỏi rất nhanh. Ngoài ra, bạn không nên phát triển thêm bất kỳ bắp cơ chậm nào hơn cần thiết. Tất cả các phím đang được nhấn phải được nhấn hết hoàn toàn, nhưng các ngón tay đang đặt trên chúng chỉ với lực nhấn vừa đủ để duy trì chúng xuống mà thôi. Trọng lượng của bàn tay là đã vừa đủ. Những người mới học có thể thấy bài tập này là khó bởi vì các ngón tay đang không chơi có xu hướng rời các vị trí/tư thế tối ưu của chúng hoặc nhấc lên một cách ngoài ý thức, đặc biệt là nếu chúng bắt đầu mỏi. Nếu chúng có xu hướng rời vị trí, hãy thử một vài lần rồi luân chuyển tay hoặc ngừng tập; đừng duy trì luyện tập trong các tư thế sai trệch. Rồi thử lại sau một lúc nghỉ ngơi. Một biến cách của bài tập này là trải các nốt quá một quãng tám. Loại bài tập này đã được sử dụng rộng vào thời của F. Liszt (Moscheles). Chúng nên được thực hiện sử dụng các tư thế ngón khum cũng như tư thế ngón dẹt.
Với bài tập độc lập ngón, hãy gắng tăng tốc. Lưu ý sự tương tự với bài tập PS 1, phần (b). Cho sự phát triển kỹ thuật chung, bài tập 1 là ưu thế hơn bài tập này. Mục tiêu chính của bài tập 1 là tốc độ; sự nhấn mạnh ở đây là khác -- nó là nhằm cho sự độc lập của ngón tay. Một số giáo viên piano đề nghị thực hiện bài tập này một lần trong mỗi buổi tập, một khi bạn đã có thể chơi nó ổn thoả. Cho tới khi bạn có thể chơi nó ổn thoả, bạn có thể luyện tập nó nhiều lần ở mỗi buổi tập. Sự luyện tập nó nhiều lần vào cùng một buổi rồi lại xao nhãng nó trong các buổi tập kế sau sẽ không hiệu quả.
Tất cả các phương pháp và bài tập được thảo luận trong sách này hầu hết là liên quan tới các bắp cơ được dùng để nhấn phím xuống (các cơ gấp). Dễ xảy ra khả năng rằng các cơ đó phát triển xa hơn các cơ dùng cho việc nhấc ngón (các cơ duỗi), đặc biệt là với những người mắc tập quán luyện tập với cường độ lớn và chưa bao giờ phát triển nghệ thuật chơi nhanh, do vậy gây ra các vấn đề trở ngại về khả năng chủ động kiểm soát. Cuối cùng, các cơ gấp có thể rốt cuộc lấn áp các cơ duỗi. Vì vậy, một ý tưởng tốt nhằm luyện tập các cơ duỗi liên quan là bằng cách thực hành các bài tập nhấc ngón. Các tư thế ngón dẹt là giá trị cho việc nhấc ngón và, đồng thời, cho sự thư giãn các cơ duỗi gần các đầu ngón. Hai mục tiêu này sử dụng các bắp cơ khác nhau .
Với các bài tập nhấc ngón, hãy lặp lại bài tập bên trên, nhưng nhấc ngón cao hết mực có thể, nhấn xuống nhanh và tức khắc. Động tác cần nhanh hết mực bạn có thể, nhưng đủ chậm để bạn có sự chủ động kiểm soát hoàn toàn; đây không hề là một giải đua tốc độ, bạn chỉ phải tránh làm phát triển các bắp cơ chậm. Như cũ, hãy giữ tất cả các ngón tay khác nhấn phím với áp lực tối thiểu. Như thường lệ, điều quan trọng là giảm stress ở các ngón mà đang không được nhấc lên. Luyện tập sự thư giãn nhanh ngay sau một sự nhấc ngón khó khăn. Mọi người đều có khó khăn với việc nhấc ngón 4. Có một niềm tin sai lầm bởi nhiều người rằng chúng ta phải có khả năng nhấc ngón 4 cao bằng tất cả các ngón khác, và do đó họ dành một lượng thời gian thái quá cho nỗ lực đạt được điều này. Những nỗ lực như vậy đã được chứng minh là vô ích và thậm chí là nguy hại. Đấy là bởi vì cấu trúc giải phẫu của ngón 4 không cho phép nó được nhấc cao quá một điểm nhất định. Yêu cầu duy nhất cho ngón 4 chỉ là không nhấn phím một cách ngoài chủ ý, điều mà có thể được thực hiện chỉ với một độ nhấc nhỏ. Do vậy bạn có thể chơi mọi lúc với ngón 4 chỉ vừa đủ rời khỏi các phím hoặc thậm chỉ đang chạm vào mặt phím. Sự luyện tập các đoạn khó với nỗ lực thái quá cho việc nhấc ngón 4 có thể gây stress ở các ngón 3 và 5. Sẽ là hữu lợi hơn nếu học chơi với ít stress hơn miễn là ngón 4 không gây cản trở ở bất kỳ phương diện nào. Các bài tập cho sự nhấc ngón 4 một cách độc lập được thực hiện như sau. Nhấn tất cả các ngón xuống, CDEFG, như trước đây. Rồi chơi 1,4,1,4,1,4, . ., với sự nhấn ở 1 và nhấc 4 nhanh và cao hết mực bạn có thể. Kế, lặp lại với 2,4,2,4,2,4, ... Rồi 3,4, rồi 5,4. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập này với 4 trên một phím đen.
Các các bài tập độc lập ngón và nhấc ngón đều có thể được thực hiện mà không cần cây piano, trên bất kỳ một mặt phẳng nào. Đây là lúc tốt nhất để luyện tập sự thư giãn các cơ duỗi của hai đốt ngón cuối (đốt có móng tay và đốt giữa) của các ngón 2 tới 5; xem mục III.4.b để có thêm các chi tiết. Suốt trong toàn bộ thời gian luyện bài tập, các đốt đó của tất cả các ngón cần được hoàn toàn thư giãn, ngay cả cho ngón đang được nhấc lên.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi.
b. Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý
c. Cách sử dụng các bài tập Parallel Set (Chương 3, Appassionata-Beethoven)
d. Các âm giai, Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón.
e. Chơi các hợp âm (rộng), các bài tập dan ngón/lòng bàn tay.
f. Luyện tập các thao tác Nhảy
g. Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching) và các bài tập khác.
h. Các vấn đề về các bài tập Hanon
(P95) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P96) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P97) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P98) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận