(P91) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
7. Các bài tập
b. Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý - Intrinsic Technical Development (tiếp theo)
Bài tập 4. Các nhóm PS mở rộng: hãy bắt đầu với các nhóm PS 2-nốt: 13, 24, vv. (nhóm các quãng ba). Các nhóm này cũng bao gồm nhóm 14 (các quãng bốn), và 15 (quãng năm vả quãng tám), các nhóm điển hình. Kế, có các nhóm PS 3 - nốt mở rộng: 125, 135, 145 (quãng năm vả quãng tám). Ở đây, có nhiều lựa chọn cho nốt ở giữa. Kế, có các nhóm PS mở rộng được chơi bắt đầu với 12: các quãng ba, tư, năm,vv; các nhóm này cũng có thể được chơi bằng cách sử dụng 13, vv.
Bài tập 5. Nhóm ghép các PS:1.3,2.4, mà ở đó 1.3 tiêu biểu cho một quãng, tức là, CE được chơi đồng lúc. Kế, luyện tập nhóm 1.4,2.5. Tôi thường phát hiện rằng có những nhóm khi theo chiều lên thì dễ nhưng khó theo chiều xuống, hoặc ngược lại. Ví dụ, 1.3,2.4 là dễ với tôi hơn là 2.4,1.3. Các nhóm ghép này sẽ đòi hỏi một chút kỹ năng. Trừ phi bạn đã có tối thiểu vài năm học, còn thì đừng mong có khả năng chơi được những nhóm này với bất kỳ sự thành thạo nào.
Đây là kết của các bài tập lặp nhóm quad đặt nền tảng trên bài tập 1. Về nguyên tắc chung, các bài tập từ 1 tới 5 là các bài tập duy nhất bạn cần vì chúng có thể được sử dụng để xây dựng các nhóm PS chúng ta sắp thảo luận bên dưới. Các bài tập 6 và 7 là quá phức tạp để có thể được chơi lặp trong các nhóm quad nhanh.
Bài tập 6. Các nhóm PS phức tạp: những nhóm này tốt nhất là được luyện tập riêng rẻ thay vì như các nhóm quad nhanh. Trong hầu hết trường hợp, chúng sẽ được ngắt ra thành các PS đơn giản hơn mà có thể được luyện tập như các nhóm quad; chí ít, lúc bắt đầu. “Các nhóm biến đổi-Alternating sets” là loại 1324, và “các nhóm hỗn hợp-mixed sets” là loại 1342, 13452, vv., sự pha trộn của các nhóm biến đổi và nhóm chuẩn. Hiển nhiên, có một lượng lớn các nhóm này. Đa phần các nhóm PS phức tạp mà quan trọng về khía cạnh kỹ thuật đều có thể tìm thấy trong các nhạc khúc để học của Bach, đặc biệt là các Invention 2-bè của ông, xem mục III.20. Đây là lý do tại sao các bài học của Bach (trái với Hanon) chính là một số trong các bài luyện tập tốt nhất cho sự thụ đắc kỹ thuật.
Bài tập 7. Giờ hãy luyện tập các nhóm PS được kết nối; ví dụ, 1212, mà chứa một hoặc nhiều hơn các móc liên kết [conjunction]. Lối này có thể hoặc là một cú láy rền - trill (CDCD) hoặc một cú chạy ngón - run (CDEF, sử dụng ngón cái tréo trên). Bây giờ các nhóm này không thể được chơi nhanh vô cùng bởi vì tốc độ bị giới hạn bởi khả năng kết nối các PS của bạn. Mục tiêu ở đây vẫn là tốc độ -- bạn có thể chơi một cách chính xác và thư giãn nhanh ỏ mực nào, và bao nhiêu nhóm bạn có thể kết nối. Đây là một bài tập để học cách chơi các móc liên kết. Các móc này có thể được luyện tập bằng cách “bổ sung các PS chồng chéo [overlapping] ”: hãy luyện tập 12, rồi 21, rồi 121, rồi 1212. Hãy chơi nhiều nốt hết mức khả dĩ trong một động tác của bàn tay. Ví dụ, luyện tập chơi 1212 trong một động tác [hạ] xuống của bàn tay.
Các nhóm PS được kết nối là các yếu tố chính để luyện tập trong các bản Invention 2-bè của Bach. Do đó, hãy tìm kiếm trong các bản Invention này một số trong các nhóm PS đã được kết nối mà sáng tạo nhất và quan trọng nhất về phương diện kỹ thuật. Như đã được giải thích ở mục III.19.c, thường là khó cho các nhạc sinh để thuộc các tác phẩm nhất định nào đó của Bach và chơi chúng vượt quá một tốc độ nhất định. Điều này đã làm hạn chế sự phổ biến của việc chơi nhạc Bach, và làm làm hạn chế việc sử dụng nguồn tài nguyên giá trị nhất ấy cho việc thụ đắc kỹ thuật. Tuy nhiên, khi đã được phân tích theo các PS và đã được luyện tập theo các phương pháp của sách này, thì các tác phẩm của Bach có thể trở nên đơn giản hơn để học. Do đó, cuốn sách này sẽ giúp gia tăng lớn sự phổ biến việc chơi nhạc Bach.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi.
b. Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý
c. Cách sử dụng các bài tập Parallel Set (Chương 3, Appassionata-Beethoven)
d. Các âm giai, Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón.
e. Chơi các hợp âm (rộng), các bài tập dan ngón/lòng bàn tay.
f. Luyện tập các thao tác Nhảy
g. Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching) và các bài tập khác.
h. Các vấn đề về các bài tập Hanon
(P92) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P93) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P94) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P95) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận