-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P85) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021
7. Các bài tập
a. Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi (tiếp theo)
Trình độ kỹ thuật thuần túy và sự làm linh hoạt hai bàn tay là dễ hiểu, nhưng tạo điều kiện thích nghi cho chúng thì phức tạp. Các nhân tố chi phối sự thích nghi này là độ lâu dài và tần suất của sự luyện tập và tình trạng của hệ thống não bộ/thần kinh, bắp cơ. Để duy trì hai bàn tay trong điều kiện chơi đàn tốt nhất của chúng, hầu hết mọi người sẽ cần chơi hằng ngày. Chỉ cần bỏ vài ngày không luyện tập, thì điều kiện đó sẽ suy giảm ngay. Do đó, mặc dù có đề cập nơi khác trong sách này rằng sự luyện tập tối thiểu ba ngày một tuần có thể mang tới sự tiến bộ đáng kể, tần suất luyện tập này hiển nhiên không đem lại điều kiện tốt nhất cho bàn tay. Luyện điều kiện thích nghi có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với mức độ một số người nhận biết. Các nghệ sĩ piano đỉnh cao luôn nhận thức sâu sắc về điều kiện thích nghi bởi nó ảnh hưởng tới khả năng chơi của họ. Nó có lẽ liên quan tới những thay đổi thể trạng chẳng hạn sự giãn nở của các mạch máu và sự tích tụ các hoá chất nhất định tại các vị trí đặc biệt nào đó của hệ thần kinh/bắp cơ. Khi trình độ kỹ thuật tăng, điều kiện này trở nên quan trọng hơn cho sự xử lý các chi tiết kỹ thuật khó và các ý niệm âm nhạc cao hơn chẳng hạn như màu sắc hoặc các đặc nét của từng soạn nhạc gia.
Một nhân tố khó hiểu mà tác động tới tình trạng tâm lý là tình trạng của hệ não/thần kinh. Bởi thế mà chẳng vì một lý do nào rõ ràng, bạn có thể có những ngày "tốt" và những ngày "xấu". Điều này có lẽ tương tự với những thời điểm "sa sút phong độ" mà tác động các vận động viên.Trong thực tế "những ngày xấu" có thể kéo dài thành những giai đoạn mở rộng. Với nhận thức về hiện tượng và thử nghiệm này, thì nhân tố này có thể được kiểm soát ở một chừng mực phạm vi nào đó. Các nhạc sĩ, như các vận động viên chơi golf, vv, phải học cách tự chẩn đoán các vấn đề trở ngại của chính mình. Nhận thức này có thể giúp xử lý tốt hơn về phương diện tâm lý cho những ngày "xấu" nọ. Các vận động viên chuyên nghiệp, chẳng hạn các golf-thủ và những người thực hành thiền định,vv, từ lâu đã biết tầm quan trọng của tình trạng tâm lý cho tâm thần. Sự phát hiện ra các nguyên do của những ngày xấu như vậy thậm chí càng hữu ích hơn. Một nguyên do phổ biến là FPD, mà đã được thảo luận ở gần cuối mục II.25. Một nguyên do phổ biến khác là sự sai trệch khỏi các yếu tố nền tảng: sự chính xác, nhịp, tiết tấu, sự thi diễn đúng các yếu tố diễn cảm,vv. Chơi quá nhanh, hoặc với quá nhiều diễn cảm, có thể là nguy hại cho tình trạng tâm lý. Đây chính là lý do tại sao sẽ là rất khó khăn việc trình diễn hai lần liên tiếp, và sự cần biết cách “reset- tái lập” lại tình trạng tâm lý giữa các cuộc trình diễn. Các liệu pháp khả dĩ là lắng nghe một bản thu âm hay, cầu trợ giúp của một máy đánh nhịp hoặc xem lại bản tổng phổ. Sự chơi chậm tác phẩm một lần trước khi ngừng tập là một trong những biện pháp ngăn phòng hiệu quả nhất chống nguy cơ "chơi tồi" một tác phẩm mà không thể lý giải được nọ khi ta trình diễn tác phẩm đó những lần sau. Như vậy tình trạng tâm lý không chỉ lệ thuộc vào tần suất luyện tập của bạn, mà còn vào sự bạn luyện tập cái gì và như thế nào. Sự chơi chắc chắn trong đầu (MP) có thể ngăn ngừa những sự cố sa sút phong độ ấy; tối thiểu, bạn có thể sử dụng nó để biết rằng mình đang trong thời điểm sa sút phong độ trước khi bạn chơi. Tốt hơn nữa, là bạn có thể sử dụng MP để thoát ra khỏi thời điểm sa sút phong độ nọ, bằng cách hiệu chỉnh nhịp khi cuộc trình diễn của bạn lên đỉnh điểm. Tất cả chúng ta đều sử dụng một lượng nhất định MP nào đó cho dù chúng ta ý thức nó hay không. Nếu bạn sử dụng MP một cách ngoài ý thức, những thời điểm sa sút phong độ có thể đến rồi đi, dường như vô duyên cớ, lệ thuộc vào tình trạng tâm lý của sự MP của bạn. Đó là lý do tại sao sự chơi MP là hết mực quan trọng đối với những nghệ sĩ trình tấu.
Các cơ bắp nhanh đối lập Các cơ bắp chậm
Việc hiểu biết sự khác nhau giữa (1) chủ động điều khiển và tốc độ, và (2) chiều dài ngón tay đối với kỹ thuật, là quan trọng. Tất cả các bó cơ đều chủ yếu gồm các cơ nhanh và cơ chậm. Các cơ chậm cung cấp sức mạnh và độ bền. Các cơ nhanh thì cần thiết cho sự chủ động điều khiển và tốc độ. Tuỳ cách bạn luyện tập, một nhóm cơ này sẽ phát triển với cái giá phải trả của nhóm cơ kia. Hiển nhiên, khi luyện tập cho kỹ thuật, chúng ta muốn phát triển nhóm cơ nhanh và làm giảm nhóm cơ chậm. Do đó, hãy tránh các bài tập loại đẳng cự (isometric- tức là làm phát triển hai nhóm cơ bằng nhau-ND.) hoặc tạo sức mạnh. Hãy luyện tập các thao tác/chuyển động nhanh, và ngay khi buổi tập đã xong, hãy nhanh chóng thư giãn các cơ bắp đó. Đây là lý do tại sao bất kỳ một nghệ sĩ piano nào cũng có thể vượt trội hơn một võ sĩ sumo trên bàn phím, ngay dẫu võ sĩ sumo đó có nhiều bắp cơ hơn. Các cơ nhanh điều khiển động tác nhấn nhanh căn bản của ngón và các cơ này được điều khiển bằng một não bộ mà cũng đã được làm tăng tốc; xem mục “nhấn nhanh-speed stroke” ở phần (i) bên dưới.
Hầu hết các cơ giúp vận động ngón tay là ở cẳng tay (Prokop). Có một số nghiên cứu tuyên bố rằng các cơ dùng chơi piano quan trọng nhất là các cơ giun [lumbrical] (Jaynes) và cơ gian xương [interossei] (ở bàn tay), nhưng đây là các quan điểm thiểu số mà còn phải chờ các nghiên cứu sâu hơn để có thể mang trọng lượng thực sự. Tuy nhiên, điều rõ ràng, là “các bài tập làm mạnh ngón tay” chẳng hạn những thứ dụng cụ có lò xo để bóp đang được bán cho mục đích này, là nguy hại cho kỹ thuật, đặc biệt là cho tốc độ.
Việc nghiên cứu về “các cơ sử dụng chơi piano” và tốc độ não bộ thì không tương xứng một cách thảm hại. Bởi vì những người đã thiết kế các bài tập ngón trong quá khứ hầu chẳng có ý tưởng hoặc các kết quả nghiên cứu nào về cái mà các bài tập của họ cần đạt tới, nên hầu hết các bài tập này chỉ hữu ích vừa phải, và mức độ hữu ích của chúng thì tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng chúng nhiều hơn là ở thiết kế gốc của chúng. Lấy ví dụ, cái mục đính chính đằng sau hầu hết các bài tập ngón là nhằm phát triển sức mạnh của ngón, điều sai lầm. Một quan niệm khác là rằng bài tập càng khó, thì bạn càng học được kỹ thuật càng cao. Điều này hiển nhiên là không đúng; Sự thực duy nhất là rằng, nếu bạn đã tiến bộ, thì bạn có thể chơi các chi tiết nhạc khó. Một số trong các bài tập ngón đơn giản nhất (như chúng ta sẽ xem xét) có thể dạy các kỹ thuật cao nhất, và đó chính là loại bài tập mà hữu ích nhất
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi.
b. Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý
c. Cách sử dụng các bài tập Parallel Set (Chương 3, Appassionata-Beethoven)
d. Các âm giai, Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón.
e. Chơi các hợp âm (rộng), các bài tập dan ngón/lòng bàn tay.
f. Luyện tập các thao tác Nhảy
g. Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching) và các bài tập khác.
h. Các vấn đề về các bài tập Hanon
(P86) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P87) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P88) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng