(P84) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

7. Các bài tập 

a.  Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi. 

Hầu hết các bài tập ngón là không hữu dụng vì một số nhược điểm [xem (h)]. Chúng có thể gây lãng phí nhiều thời gian. Nếu các bài tập này là nhằm cho sự phát triển kỹ thuật để chơi các tác phẩm khó, thì thời gian dành cho các bài tập ấy tốt hơn nên dành cho sự luyện tập trực tiếp các tác phẩm khó này. Hầu hết các bài tập ngón là mang tính lặp đi lặp lại,  không yêu cầu  xử lý diễn cảm âm nhạc nào, điều mà sẽ làm tắt não bộ âm nhạc của bạn. Sự luyện tập máy móc/vô cảm là có hại. Các bài tập  ngón  được cho là sẽ giúp nâng sức bền thể lực; tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thừa thể lực để chơi đàn nhưng lại thiếu thể lực bền của não bộ; do đó các bài tập lặp có thể làm suy giảm tổng thể lực âm nhạc của chúng ta. Nếu không có sự hướng dẫn thích đáng, các nhạc sinh sẽ luyện tập các bài tập lặp này một cách máy móc và, sau một thời gian ngắn, sẽ không thụ đắc thêm được các kỹ năng mới bất kỳ nào nữa. Nó chính là một cách tạo nên những nghệ sĩ piano nhà kính, những kẻ chỉ có thể luyện tập khi không có một ai đang nghe họ bởi vì họ chưa từng được luyện tập để trình diễn âm nhạc. Một số nghệ sĩ piano lừng danh có thói quen sử dụng các bài tập ngón để khởi động, nhưng thói quen này khởi sinh như một hậu quả (sai lầm) của thời học tập ban đầu và các nghệ sĩ piano hoà nhạc không cần chúng cho các buổi luyện tập của mình.

Về phương diện lịch sử, các bài tập ngón kiểu Hanon trở thành được chấp nhận phổ biến do nhiều nhận thức sai lầm: (i) rằng kỹ thuật có thể thụ đắc được bằng cách học một số bài tập giới hạn, (ii) rằng âm nhạc và kỹ thuật có thể được học một cách tách biệt, (iii) rằng kỹ thuật chủ yếu đòi hỏi sự phát triển bắp cơ mà không cần sự phát triển não bộ, và (iv) kỹ thuật đòi hỏi sức mạnh của ngón tay. Những bài tập như vậy trở nên được yêu thích sử dụng bởi nhiều giáo viên bởi vì, nếu chúng hiệu quả, thì các nhạc sinh đã có thể được dạy kỹ thuật chỉ với rất ít nỗ lực từ phía các vị thầy! Đây là lỗi của các vị thầy này bởi vì các quan điểm sai lầm như vậy đã được truyền qua bao nhiêu là thế hệ, liên quan tới các bậc thầy hết sức lẫy lừng như Czerny, Hanon, và nhiều và nhiều vị khác nữa. Thực tế thì rằng, sư phạm piano là một nghề phải đặt nền tảng trên kiến thức, hết sức tiêu tốn thời gian và đầy gian nan thử thách.  

Nếu chúng ta định nghĩa kỹ thuật như là cái năng lực/khả năng để chơi đàn/nhạc, thì nó tối thiểu có ba thành tố. Nó có một thành tố kỹ thuật thuần tuý [intrinsic technique], mà chính là trình độ kỹ thuật của bạn. Có kỹ thuật, tuy nhiên, không có nghĩa là bạn có thể chơi đàn/nhạc. Ví dụ, giả sử bạn không chơi nhạc suốt nhiều ngày và các ngón tay của bạn bị tê cứng vì lạnh, thì có thể là bạn không thể chơi bất kỳ cái gì ổn thoả. Vì vậy mà có thành tố thứ hai, cái mức độ  mà các ngón tay của bạn được làm cho mềm dẻo linh hoạt (thành tố khởi động). Còn có một thành tố thứ ba, cái được gọi là Điều kiện thích nghi - conditioning. Lấy ví dụ, với một người suốt nhiều tuần đốn những cây to, hoặc một người suốt nhiều ngày chỉ duy nhất đan lát, thì hai bàn tay của họ có thể không đang trong điều kiện thích nghi với việc chơi piano. Bàn tay của họ đã được thích nghi với  một công việc khác. Mặt khác, sự luyện tập tối thiểu 3 giờ hằng ngày trong nhiều tháng sẽ có thể làm cho đôi bàn tay thực hiện được những kỳ công vượt sức tưởng tượng. Định nghĩa các thành tố của kỹ thuật là quan trọng bởi vì các định nghĩa này giúp ta xác định các bài tập nào đúng là cần thiết.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

7. Các bài tập 

a.  Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi. 

b.  Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý

c.  Cách sử dụng các bài tập Parallel Set (Chương 3, Appassionata-Beethoven)

d.  Các âm giai,  Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón. 

e.  Chơi các hợp âm (rộng), các bài tập dan ngón/lòng bàn tay.

f.  Luyện tập các thao tác Nhảy

g.  Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching)  và các bài tập khác. 

h.  Các vấn đề về các bài tập Hanon

i. Luyện tập cho tốc độ.

(P85) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P86) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P87) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

 

 

Viết bình luận