(P81) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

6. Thuộc lòng 

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm (tiếp theo)

Thế thì, tất cả những sự liên tưởng này thực tế là cái gì mà nếu không có chúng thì có những điều chúng ta không thể thực hiện được? Có lẽ cách đơn giản nhất để miêu tả sự này là rằng sự liên tưởng giúp chúng ta hiểu được đối tượng cần ghi nhớ. Đây là một định nghĩa hữu ích bởi vì nó có thể giúp thảy mọi người hoạt động tốt hơn ở nhà trường, hay trong bất kỳ lĩnh vực học tập nào. Nếu bạn thực sự hiểu được vật lý hay toán học hay hoá học, thì bạn không cần nhớ nó, bởi vì bạn không thể quên nó. Điều này nghe dường như vô nghĩa bởi vì chúng ta đã dịch chuyển câu hỏi của chúng ta từ  "trí nhớ là gì?" sang câu hỏi "liên tưởng là gì?" rồi sang "hiểu là gì?". Sẽ không hề vô ích nếu như chúng ta có thể định nghĩa hiểu là gì: nó là một quy trình của não bộ cho sự liên tưởng một đối tượng mới với các đối tượng khác (mà càng nhiều càng tốt !) mà chúng ta đã sẵn quen thuộc. Nghĩa là, cái đối tượng mới ấy giờ trở thành "có ý nghĩa". 

Thế "hiểu" và "có ý nghĩa" thì nghĩa là gì? Chức năng nhớ của con người có vô số thành tố, chẳng hạn [thành tố liên quan tới] nhìn, nghe, chạm, tình cảm, ý thức, tự động, ngắn hạn, dài, vv. Do đó, bất kỳ dữ liệu đầu vào nào (input) bên trong não bộ đều có thể gây ra một lượng vô tận các mối liên tưởng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ thực hiện một vài mối đó. Những người có trí nhớ tốt có những não bộ mà thực hiện liên tục nhiều mối liên tưởng với mọi dữ liệu đầu vào, trong một cung cách hầu như là tự động và thuộc về tập quán. Con số đông đảo các mối liên tưởng giúp bảo đảm rằng ngay cả nếu như có một số trong chúng bị quên thì số còn lại vẫn đủ để duy trì trí nhớ. Tuy nhiên, đó vẫn chưa là đủ. Chúng ta thấy rằng để thuộc/nhớ, chúng ta phải hiểu, điều nghĩa là rằng các mối liên tưởng này được kết nối với nhau và sắp đặt theo một cung cách lôgic nào đó. Sự hiểu thì tương tự việc sắp đặt mọi thứ theo một cách tổ chức tốt vào trong một tủ đựng hồ sơ vậy. Nếu cùng dữ liệu/thông tin đó bị rắc rải hú hoạ khắp trên mặt bàn và trên sàn nhà, bạn sẽ không dễ mà tìm ra dữ liệu/thông tin bạn cần. Những bộ não của những người ghi nhớ tài giỏi  là luôn liên tục không ngừng tìm kiếm những mối liên tưởng "lý thú" hoặc "gây sửng sốt" hoặc "bí ẩn" hoặc "thái quá", vv, (các điểm định vị tủ hồ sơ) mà giúp cho việc nhớ lại dễ dàng hơn. Các mối liên tưởng “có ý nghĩa” và “hiểu” của trí nhớ giúp những người nhớ giỏi thêm thông minh; vì vậy mà trí nhớ tốt có thể nâng cao chỉ số IQ. Điều này tương tự với máy tính: tăng bộ nhớ có thể giúp tăng tốc một máy tính chậm.  

Đặc tính liên tưởng của trí nhớ lý giải vì sao mà trí nhớ bàn phím tác động:  bạn đã liên tưởng bản nhạc với các thao tác cụ thể và các phím mà phải được chơi để tạo thành bản nhạc. Điều này cũng cho ta biết cách để tối ưu hoá trí nhớ bàn phím. Hiển nhiên, sẽ là một sai lầm nếu ta ra sức nhớ từng cú nhấn phím; chúng ta nên suy nghĩ thành những thứ chẳng hạn như "RH arpeggio khởi từ C, mà được lặp lại ở LH một quãng tám thấp hơn, staccato, với tình cảm vui", vv., và liên kết những thao tác này với tổng phổ và cấu trúc của nó; tức là, ghi nhớ các nhóm và các họ các nốt và các ý niệm trừu tượng. Bạn nên thiết lập càng nhiều mối liên tưởng càng tốt: nhạc Bach có thể chứa những đặc điểm nhất định, chẳng hạn những chi tiết hoa mỹ đặc biệt và những chỗ hai bàn tay xung đột và các nhóm parallel set. Cái bạn sẽ làm là thực hiện cái hoạt động của việc chơi "có ý nghĩa" theo cái cách mà bản nhạc được phát ra và cách bạn “hiểu” tác phẩm đó. Đây là lý do tại sao việc luyện tập các âm giai và arpeggio là hết sức quan trọng. Khi bạn va phải một câu chạy gồm 30 nốt, bạn có thể nhớ nó một cách đơn giản như một phân khúc của một âm giai, thay vì 30 nốt riêng biệt để thuộc. Việc học cao độ tuyệt đối hoặc tối thiểu là cao độ tương đối  cũng rất hữu dụng cho trí nhớ bởi vì chúng cung cấp các mối liên tưởng bổ sung bằng các nốt cụ thể. Các mối liên tưởng phổ biến nhất mà các nhạc sĩ thường thiết lập là với các tình cảm được khêu gợi lên bởi bản nhạc. Một số người sử dụng màu sắc hay cảnh vật. Kết luận, "Người nhớ giỏi bẩm sinh" là một cụm từ mà không có một định nghĩa nào, bởi mỗi người nhớ giỏi có một phương thức, và tất cả các phương thức dường như đều tuân theo một số nguyên tắc căn bản rất tương tự nhau mà bất kỳ ai cũng đều học được.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

6. Thuộc lòng

a.  Vì sao phải học thuộc lòng ?

b.  Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.

c.  Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

h.  Chơi chậm

i.  Lượng tính trong đầu-Mental Timing

j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play

k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm

l. Người Thị tấu

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

o.  Tóm tắt

(P82) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P83) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P84) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận