(P80) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

6. Thuộc lòng 

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm (tiếp theo)

Một thuật toán đơn giản, song kém hiệu quả hơn để nhớ các chữ số là đặt chúng thành một câu chuyện. Giả sử bạn muốn nhớ chuỗi số gồm 14 chữ số 53031791389634. Cách ghi nhớ nó là đặt một câu chuyện thế này: "Tôi thức dậy lúc 5:30 sáng với 3 em trai của tôi cùng 1 người bà; tuổi các em tôi là 7, 9, và 13, còn tuổi bà tôi là 89, và chúng tôi đi ngủ lúc 6:34 chiều." Đây là một thuật toán dựa trên trải nghiệm sinh hoạt, mà biến những con số ngẫu nhiên trở thành "có ý nghĩa". Điều lý thú là thuật toán chứa 31 từ, ấy nhưng lại dễ nhớ hơn 14 chữ số nhiều. Trong thực tế bạn đã thuộc trên một trăm cả chữ cái và chữ số dễ dàng hơn thuộc 14 chữ số! Bạn có thể dễ dàng tự thực hiện thí nghiệm này. Đầu tiên thử nhớ dãy số trên bằng cả hai cách, nhớ trực tiếp 14 chữ số (nếu bạn có thể -- điều chẳng dễ với tôi) và bằng thuật toán trên. Rồi 24 giờ sau, hãy thử viết lại chuỗi số đó từ trí nhớ và từ thuật toán; bạn sẽ phát hiện rằng thuật toán là dễ hơn và chính xác hơn nhiều. Tất cả những người có trí nhớ tốt đều phát minh ra những thuật toán hiệu quả ngoài sức tưởng tượng và đã đào luyện cái nghệ thuật chóng vánh chuyển dịch bất cứ dữ liệu cần nhớ nào thành các thuật toán của mình.

Liệu người chơi piano có thể tận dụng việc sử dụng các thuật toán hiệu quả này? Dĩ nhiên là có! Làm thế nào Liszt có thể thuộc và trình diễn trên 80 tác phẩm chỉ trong một thời gian ngắn? Không có bất kỳ biểu hiện cho thấy rằng ông có một năng lực nhớ đặc biệt nào, như vậy ông tất đã sử dụng một thuật toán. Mà thuật toán đó thì khắp quanh chúng ta  – nó được gọi là âm nhạc ! Âm nhạc là một trong các thuật toán hiệu quả nhất cho việc ghi nhớ một lượng to lớn dữ liệu. Trong thực tế  các nghệ sĩ piano có thể thuộc nhiều bản Sonata của Beethoven một cách dễ dàng. Từ quan điểm các bit dữ liệu, thì mỗi bản sonata tương ứng trên 1000 con số điện thoại. Như thế tương đương việc chúng ta phải nhớ hơn 10 trang niên giám điện thoại – một điều sẽ được coi là phép màu nếu chúng thực sự là các con số điện thoại. Và chúng ta có thể nhớ nhiều hơn nếu chúng ta không phải mất nhiều thời gian cho việc luyện tập kỹ thuật và diễn cảm. Do đó, những điều mà những người chơi piano đạt được hằng ngày là không khác với những kỳ tích mà  những “thiên tài trí nhớ” nhờ chúng mà nổi tiếng. Âm nhạc là một thuật toán hiệu quả bởi vì nó tuân thủ những quy luật nguyên tắc chặt chẽ. Các soạn nhạc gia, chẳng hạn Liszt, đã quen thuộc với các nguyên tắc và công thức này và có thể nhớ nhanh hơn (xem mục IV.4 Công thức của Mozart). Hơn nữa, logic âm nhạc là bẩm sinh trong tất cả chúng ta. Do vậy, các nhạc sĩ có một ưu thế hơn mọi nghề nghiệp khác về phương diện trí nhớ, và hầu hết chúng ta đều có khả năng đạt tới một trình độ trí nhớ gần với của những nhà đấu thủ trong các giải thi trí nhớ. Đây là vì chúng ta biết nhiều về cách nó được thực hiện. 

Giờ thì bạn đã có thể hiểu được cách những người có trí nhớ tốt sử dụng để ghi nhớ được nhiều trang số điện thoại. Họ đơn giản là sáng tạo một "câu chuyện", thay cho một dãy chữ số. Lưu ý rằng một người già 90 tuổi có thể chẳng nhớ được tên của bạn, ấy mà cụ lại có thể ngồi xuống và kể bạt ngàn những câu chuyện trải nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày từ trí nhớ. Mà cụ ta đâu hề thuộc hàng chuyên gia trí nhớ nào đâu để thực hiện việc này. Theo đó nếu bạn biết sử dụng não bộ của mình, bạn có thể thực hiện những điều mà thoạt đầu ngỡ chừng là tuyệt đối bất khả.

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

Không ai có thể  trở thành một người nhớ giỏi mà không hề luyện tập, hệt như sự  không ai có thể  trở thành một nghệ sĩ piano mà không luyện tập vậy. Điều này hàm nghĩa rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành một người nhớ giỏi nếu có sự luyện tập thích đáng, y như sự bất kỳ ai cũng có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào trong những điều kiện thích đáng. Hầu hết các nhạc sinh có đủ mong muốn học thuộc và do đó sẵn lòng luyện tập; ấy nhưng nhiều người trong họ thất bại. Tại sao họ thất bại, và có những giải pháp đơn giản nào không ? Câu trả lời là có!

Những người nhớ kém bị thất bại trong việc ghi nhớ bởi vì họ đã bỏ cuộc trước lúc bắt đầu. Họ chưa từng được giới thiệu những phương pháp nhớ hiệu quả và đã trải nghiệm những thất bại đủ để tự kết luận rằng việc học thuộc của mình là vô hiệu. Một phương sách hữu ích cho sự trở thành một người nhớ giỏi là nhận thức rằng não bộ của chúng ta lưu giữ mọi thứ bất kể chúng ta ưa thích nó hay. Vấn đề duy nhất tồn tại là rằng chúng ta không thể nhớ lại dữ liệu đó một cách dễ dàng.

Chúng ta thấy rằng cái mục tiêu tối hậu của tất cả các quy trình ghi nhớ là MP tốt và chắc chắn. Thủa đầu tôi cứ nghĩ rằng MP là cái gì đó chỉ có thể được thực hiện bởi những nhạc sĩ thiên tài. Điều này rốt cuộc là sai. Tất cả chúng ta đều có thể thực hiện MP trong đời sống thường nhật của mình! MP chỉ là một quy trình của sự nhớ lại các mẩu dữ liệu từ trí nhớ và sắp đặt chúng hoặc sử dụng chúng, cho sự hoạch định các hoạt động của chúng ta, sự giải quyết các vấn đề, vv. Chúng ta trong thực tế thực hiện điều này trong mọi thời điểm trong thời gian ta thức, và có thể ngay cả khi ta đương ngủ. Khi một người mẹ có ba đứa con thức giấc buổi sáng và hoạch định các kế hoạch trong ngày cho gia đình bà, và việc sẽ ăn gì và nấu món gì cho bữa điểm tâm, trưa, tối, bà đang thực hiện một quy trình trong đầu m1 chẳng hề kém phức tạp hơn so với với những gì  Mozart đã thực hiện khi ông chơi một bản Invention  của Bach trong đầu ông. Chúng ta không nghĩ người mẹ ấy là một thiên tài cùng mức độ của Mozart chỉ vì chúng ta quá quen thuộc với các quy trình trong đầu này mà chúng ta thực hiện một cách thoải mái hằng ngày. Do đó,  mặc dù khả năng của Mozart cho việc sáng tác âm nhạc thì hiển nhiên là phi thường, MP lại không hề là cái gì phi thường cả – chúng ta có thể thực hiện nó với một chút luyện tập. Trong các chương trình đào tạo/giảng dạy ngày nay, MP đã trở thành chuẩn mực trong hầu hết các chương trình đào tạo mà yêu cầu sự  kiểm soát não bộ cao nhất, chẳng hạn chơi golf, trượt băng nghệ thuật, vũ, trượt băng xuống núi, vv. Nó cũng nên được dạy cho một nhạc sinh piano từ lúc khởi đầu.

Một cách khác để cải thiện năng lực nhớ là áp dụng nguyên tắc  "quên 3 lần"; tức là, nếu bạn có thể quên rồi nhớ lại cùng một dữ liệu 3 lần, bạn thông thường sẽ nhớ nó vĩnh viễn. Nguyên tắc này hiệu quả bởi vì nó loại trừ sự thất bại và thoái chí vì quên và cung cấp 3 cơ hội để bàn tay luyện tập các phương pháp nhớ/nhớ lại khác nhau. Sự thất bại nản chí vì quên, và sự hãi hùng trước sự quên là kẻ thù tồi tệ nhật của những người có trí nhớ kém, và phương pháp này giúp giảm trừ tâm trạng đó.

Cuối cùng, bạn phải “hiểu” và tổ chức bất kỳ cái gì cần nhớ. Hãy duy trì một tủ lưu trữ hồ sơ ngăn nắp các dữ liệu/thông tin của bạn, chứ không là các dữ liệu/thông tin bị quăng rải hú hoạ trong khắp não bộ bạn, mà không thể dễ dàng truy cập lại. Mọi thứ bạn cần nhớ phải được phân loại và thiết lập các mối liên tưởng với các thứ khác mà có liên quan với nó. Ví dụ, thay vì nhớ chuỗi thứ tự các nốt thăng và giáng và giọng chủ trong bộ khoá (CGDAEBF), bạn có thể “hiểu ” nó  như kết quả của một vòng quãng năm, điều dễ hình dung hơn trên bàn phím. Nhờ số lượng to lớn của các mối liên tưởng, sự “hiểu” này được duy trì vĩnh viễn trong trí nhớ. Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn trở thành một người nhớ giỏi ở tất cả mọi lĩnh vực, chứ không chỉ liên quan cây đàn piano. Nói cách khác, não bộ bạn trở nên luôn luôn chủ động trong sự ghi nhớ và nó trở thành một tập quán thoải mái, tự động. Não bộ bạn sẽ một cách tự động tìm kiếm các mối liên tưởng lý thú và duy trì mãi mãi cái dữ liệu cần nhớ mà không cần một nỗ lực có ý thức nào. Với người lớn tuổi, việc thiết lập tập quán “tự động hoá” này thì khó hơn, và cần nhiều thời gian hơn. Một khi bạn đã thành công trong việc ghi nhớ các dữ liệu ban đầu này (chẳng hạn một vốn nhạc mục piano), bạn sẽ bắt đầu áp dụng cùng các nguyên tắc đó cho mọi thứ khác và trí nhớ tổng thể của bạn sẽ cải thiện. Vì vậy, để trở thành một người nhớ giỏi, bạn phải thay đổi cách bạn sử dụng não bộ của bạn, cộng thêm vào đó là sự hiểu biết tất cả các thủ thuật/phương pháp ghi nhớ/học thuộc đã thảo luận trên. Đây là phần gian nan nhất  -- sự thay đổi cái cung cách mà não bộ của bạn vận hành.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

6. Thuộc lòng

a.  Vì sao phải học thuộc lòng ?

b.  Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.

c.  Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

h.  Chơi chậm

i.  Lượng tính trong đầu-Mental Timing

j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play

k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm

l. Người Thị tấu

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

o.  Tóm tắt

(P81) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P82) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P83) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

Viết bình luận