(P8) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

12. Học, Thuộc lòng, và Chơi Trong đầu/tưởng tượng ( Mental Play) (tiếp theo)

Không có cách học thuộc nào nhanh hơn là cách học thuộc khi bạn vừa khởi tập một tác phẩm và, đối với một tác phẩm khó, thì không có cách  nào nhanh hơn để học nó cho bằng cách là cách học thuộc nó. Hãy khởi đầu sự học thuộc bằng cách học cách bản nhạc đó nên nghe thế nào: giai điệu, tiết tấu,vv. Kế, sử dụng tổng phổ (bản nhạc in) để xác định phím nào trên piano cho từng nốt trên bản phổ; đây gọi là trí nhớ bàn phím [keyboard memory- lối học thuộc [bằng] bàn phím] – bạn học thuộc cách bạn chơi tác phẩm này trên cây piano, hoàn toàn với sự dùng ngón, các cử động bàn tay,vv. Một số nghệ sĩ piano sử dụng trí nhớ chụp ảnh (photographic memory) [lối học thuộc [bằng tương tự chụp] hình ảnh], trong đó họ nhớ như chụp ảnh bản phổ. Nếu ta lấy một bản phổ rồi gắng học thuộc từng nốt một, thì nhiệm vụ này sẽ vượt quá khả năng thực hiện ngay cả đối với các nghệ sĩ hoà nhạc.

Tuy  nhiên, khi bạn hiểu được bản nhạc (giai điệu, cấu trúc hoà âm, vv.), thì sự học thuộc trở thành dễ dàng với thảy mọi người ! Sự này được giải thích ở Phần III.6, nơi bạn sẽ gặp các thảo luận chi tiết hơn về cách học thuộc. Tôi thích cách học thuộc bằng bàn phím hơn cách học thuộc bằng hình ảnh, bởi nó giúp bạn tìm thấy các nốt trên piano mà không phải “đọc” bản nhạc trong đầu bạn. Hãy học thuộc từng phần mà bạn đang tập vì kỹ thuật trong khi bạn đang lặp lại chúng rất nhiều lần trong các phân khúc nhỏ, HS. Các quy trình cho sự học thuộc lòng về cơ bản là hệt như các quy trình cho sự học thụ đắc kỹ thuật. Ví dụ, sự học thuộc nên bắt đầu HS, các đoạn khó được học trước,vv. Nếu bạn học thuộc lúc muộn hơn, bạn sẽ phải lặp lại cũng quy trình đó. Cảm giác như việc đi trọn cùng một quy trình lần thứ hai sẽ đơn giản hơn. Điều này không đúng. Học thuộc là một nhiệm vụ phức tạp (ngay cả sau khi bạn có thể chơi tốt tác phẩm); vì vậy, các nhạc sinh mà gắng học thuộc một tác phẩm chỉ sau khi đã tập tốt nó sẽ, hoặc là từ bỏ hoặc vĩnh viễn  không thể học thuộc nó hoàn chỉnh. Điều này dễ hiểu, nỗ lực đòi hỏi để học thuộc có thể nhanh chóng giảm đi một khi bạn đã có thể chơi bản nhạc đó rồi.

Hai yếu tố đầu tiên cần thuộc là nhịp (time signature (see III.1.b)  và bộ khoá (key signature) (xem III.5.d). Cần thuộc Nhịp là điều dễ hiểu, vì nó giúp bạn chơi đúng tiết tấu.  Cần thuộc bộ khoá (bao nhiêu dấu thăng hoặc giáng) vì nó cho bạn biết đúng khoá [key]  (âm giai) của tác phẩm đó là gì (C-major, vv.). Khoá [key] này là âm thể chính mà quanh nó soạn nhạc gia sử dụng các tiến trình hòa âm để thay đổi các khoá. Hầu hết các soạn nhạc gia khởi đầu và kết thúc bằng âm thể chính và các hoà âm nói chung phát triển theo vòng quãng năm  (circle of fifths) (xem Chương 2,  2.b). Bản Fur Elise có bộ khoá không thăng không giáng, nên nó chủ âm của nó hoặc là  C major hoặc là A minor. Bởi nó nghe có phần sầu muộn, ta ngờ nó là A minor. Hai ô nhịp đầu tiên của nó nghe tựa một fanfare mà giới thiệu nhạc đề thứ nhất, do đó phần chính của nhạc đề là ở ô nhịp 3,  mà khởi bằng nốt A, chủ âm của A minor! Thêm vào đó, hợp âm kết của bài cũng trên âm chủ của  A minor. Vậy khả năng nó là A minor. Nốt có dấu hoá duy nhất của âm giai A minor là G# (xem bảng1.III.5b), mà ta thấy ở ô nhịp  4; do vậy ta kết luận nó là A minor. Khi bạn hiểu các chi tiết này, bạn có thể thực sự thuộc lòng nó.

Giờ quay lại Nhịp, [ở Fur Elise] nó là 3/8; ba phách một ô nhịp, một phách bằng một móc đơn. Như vậy nó mang cấu trúc của một bản Valse song về nhạc điệu, nó không thể chơi như một vũ khúc mà phải  mượt mà hơn nhiều bởi nó thì lãng mạn một cách u buồn và day dứt. Nhịp này [là 3/8] cho ta biết các ô nhịp như ô nhịp 3 không được phép chơi như hai liên ba [triplet] vì nó chứa 3 phách. Tuy nhiên, không cần phải quá nhấn mạnh phách thứ nhất của mỗi ô nhịp như một Valse Vienna (Viennese Waltz). Nhịp hiển nhiên là hữu ích cho việc chơi một cách có nhạc cảm và chính xác. Không có Nhịp, bạn có thể dễ dàng hình thành các thói quen chơi sai tiết tấu mà sẽ khiến lối chơi của bạn  nghe rất nghiệp dư.

Một khi các nhạc sinh phát triển tập quán luyện tập -học thuộc [đồng lúc] mà tiện lợi cho họ, thì hầu hết họ sẽ thấy rằng việc tập và học thuộc cùng nhau chiếm thời gian ít hơn là việc chỉ tập, đối với các đoạn khó. Sở dĩ như vậy là vì bạn loại bỏ được quá trình nhìn bản nhạc, diễn dịch nó, và chuyển các chỉ dẫn của nó từ mắt sang não rồi sang hai bàn tay. Những gì bạn thuộc lòng khi trẻ (độ trước tuổi 20) thì hầu như không bao giờ bị quên. Đó là lý do vì sao điều rất quan trọng là cần học các phương pháp thụ đắc nhanh các kỹ thuật  và học thuộc tối đa các tác phẩm bạn có thể trước khi bạn tới lứa tuổi lớn hơn.  Sẽ là dễ dàng hơn việc thuộc cái gì đó nếu bạn có thể chơi nó nhanh; do đó, nếu bạn gặp khó khăn khi học thuộc nó lúc ban đầu ở tốc độ chậm, chớ lo, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn tăng tốc nó.

Cách duy nhất để học thuộc tốt là học cách Chơi [piano] trong đầu/ tưởng tượng [Mental Play (MP)]. Thực tế, MP là cái mục tiêu hợp lý và tối hậu của tất cả những phương pháp tập luyện này mà chúng ta đang thảo luận bởi vì chỉ riêng kỹ thuật thôi sẽ không thể giúp bạn trình diễn một cách hoàn mỹ,  giàu nhạc tính, và không bị căng thẳng. [ Xem mục III.6.j để thêm nhiều chi tiết về MP]. Với MP, bạn học cách chơi piano trong đầu bạn, không hề có cây đàn cạnh bên, hoàn toàn với ngón chính xác và  quan niệm của bạn về sự bạn muốn bản nhạc nào đó nghe sẽ thế nào. Bạn có thể dùng trí nhớ/sự thuộc lòng bàn phím hoặc trí nhớ/sự thuộc lòng hình ảnh cho MP, nhưng tôi khuyên nên dùng trí nhớ/sự thuộc lòng bàn phím cho những người mới học vì nó hiệu quả; với những người chơi cao hơn, trí nhớ/sự thuộc lòng bàn phím và trí nhớ/sự thuộc lòng hình ảnh là như nhau, bởi khi bạn có thể làm cái này, cái kia sẽ tự động theo sau. Hễ khi nào bạn thuộc lòng được một đoạn nhỏ, hãy nhắm mắt lại và xem liệu bạn có thể chơi nó trong đầu mà không cần chơi nó trên cây piano không. Một khi bạn đã thuộc lòng trọn một tác phẩm HS, bạn cũng sẽ có thể chơi toàn bộ bản HS trong đầu. Đây là lúc để phân tích cấu trúc bản nhạc, cách nó được tổ chức và cách các nhạc đề của nó phát triển. Qua rèn luyện, bạn sẽ thấy rằng nó chỉ đòi hỏi một sự đầu tư nhỏ về thời giờ để thụ đắc MP. Tuyệt hơn hết, bạn cũng sẽ phát hiện rằng một khi MP đã được xây dựng một cách vững chắc, thì trí nhớ của bạn tốt hết mực khả dĩ; bạn sẽ có được sự tự tin rằng bạn sẽ có khả năng chơi mà không mắc các lỗi nhầm, những điểm trượt trí nhớ,vv, và sẽ có thể tập trung toàn bộ vào bản nhạc.

MP cũng giúp ích cho kỹ thuật; ví dụ, sẽ dễ dàng thêm nhiều để chơi ở tốc độ nhanh sau khi bạn có thể chơi nó trong đầu ở tốc độ đó; rất thường khi, sự bất lực trong chơi nhanh khởi nguồn từ trong não. Một tiện ích của MP là bạn có thể chơi nó bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, và có thể gia tăng đáng kể thời gian luyện tập hiệu quả của bạn. Trí nhớ là một quy trình liên tưởng. Những người siêu trí nhớ (gồm một số nhà bác học) và tất các các nghệ sĩ piano hòa nhạc những người có thể thuộc lòng những tác phẩm kéo dài suốt nhiều giờ  dựa vào các thuật toán (algorithm) mà với chúng họ liên kết trí nhớ của họ (cho dù họ ý thức nó hay không). Các nhạc sĩ đặc biệt may mắn ở khía cạnh này bởi âm nhạc thì chính xác như một thuật toán.  Tuy nhiên,  “mẹo nhớ” này của sự dùng âm nhạc như một thuật toán để ghi nhớ thì hiếm khi được chính thức dạy cho các nhạc sinh; thay vì vậy, chúng thượng được khuyên là duy trì lặp đi lặp lại “cho tới khi bản nhạc nằm trong lòng bàn tay”,  mà  chính là một trong những phương pháp để học thuộc tồi nhất, bởi, như ta sẽ thấy trong phần III.6.d,  những hậu quả nhờ sự lặp lại thành “trí nhớ bàn tay ” là một loại trí nhớ giả mà có dẫn tới nhiều rắc rồi, chẳng hạn những điểm trượt trí nhớ. Với MP, bạn liên kết bản nhạc trong đầu bạn với cách bạn chơi nó trên cây piano. Rất quan trọng việc luyện MP mà không đang chơi piano bởi vì bạn có thể thụ đắc “trí nhớ âm thanh” (hệt như bạn có thể thụ đắc “trí nhớ bàn tay ”) và dùng âm thanh của cây piano như một điểm tựa để hồi tưởng, và trí nhớ âm thanh có thể cũng có thể gây ra cùng những rắc rối liên quan tới trí nhớ bàn tay.

Tại sao trí nhớ và  MP quan trọng đến thế ? Chúng không chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn về kỹ thuật và trình diễn mà còn  làm tăng tiến nghệ thuật âm nhạc của bạn và tăng trí thông minh của bạn. Bạn có thể tăng tốc một máy tính bằng cách tăng thêm bộ nhớ; tương tự, bạn có thể gia tăng trí thông minh tích cực của bạn bằng sự cái thiện trí nhớ của bạn. Trong thực tế, một trong những dấu hiệu của sự suy hỏng đầu óc, chảng hạn của người mắc chứng Alzheimer, chính là sự mất trí nhớ. Giờ thì rõ ràng rằng nhiều trong số “kỳ công huyền diệu” của các nhạc sĩ vĩ đại chẳng hạn Mozart thì đơn giản chính là các phó phẩm của MP mạnh, và rằng những kỹ năng như thế có thể học được. [Xem thêm về MP ở mục III.6j.]

13. Tốc độ, Chọn tốc độ luyện tập

Hãy đạt tới tốc độ nhanh hết mực có thể. Hãy nhớ rằng, chúng ta còn đang luyện tập HS. Chơi nhanh quá mực mà bạn bắt đầu cảm thấy căng cơ và phạm lỗi sẽ không cải thiện kỹ thuật bởi vì bạn đang chủ yếu luyện các lỗi đó và thụ đắc các thói quen xấu.  Ép buộc các ngón tay chơi cùng cách đó nhanh hơn không phải là cách giúp tăng tốc. Như đã trình bày với lối chơi song song (parallel play), bạn cần những cách mới mà một cách tự động giúp tăng tốc và giảm căng cơ. Trong thực tế, với lối chơi song song, thì chơi nhanh lại dễ dàng hơn chơi chậm.

Hãy tạo lập những tư thế và những chuyển động của bàn tay mà  một cách tự động giúp tăng tốc; Đề tài này là một trong những đóng góp chủ yếu của cuốn sách này, và sẽ được giải quyết theo từng đề tài lần lượt những đóng góp chủ yếu của cuốn sách này, và sẽ được giải quyết theo từng đề tài lần lượt về sau bởi vì nó quá lớn để bao gồm tại đây;  nó liên quan tới các kỹ năng cụ thể chẳng hạn phương pháp tréo ngón cái bên trên (thumb over method), lướt ngón (glissando motion), thả lỏng (relaxation), những tư thế ngón tay duỗi (flat finger positions), các vận động của cánh tay và cổ tay, vv., và việc áp dụng “cải thiện sau khi tập” (post practice improvement). Nếu bạn không tiến bộ đáng kể sau vài phút, bạn có thể đang làm gì đó sai  -- hãy nghĩ tới cái gì đó mới. Các nhạc sinh mà sử dụng phương pháp bản năng  thường cam chịu việc lặp đi lặp lại cùng một cái gì đó trong suốt nhiều giờ với sự cải tiến nhỏ nhoi. Cần phải tránh quan điểm này phải bị để học chơi nhanh hơn. Có hai loại tình huống bạn sẽ  đ6ói mặt khi tăng tốc. Một liên quan tới các kỹ năng kỹ thuật mà bạn đã sẵn có; bạn sẽ có khả năng  đưa các kỹ thuật này tăng tốc trong vài phút. Cái kia liên quan các kỹ thuật mới;  các kỹ thuật này phải mất lâu hơn và sẽ được thảo luận ở phần 15 bên dưới. 

Kỹ thuật cải thiện nhanh nhất khi chơi ở một tốc độ mà ở đó bạn có thể chơi chính xác. Điều này đặc biệt đúng khi chơi HT (xin kiên nhẫn -- tôi hứa chúng ta cuối cùng sẽ đến với lối tập HT). Bởi bạn nhiều chủ động hơn với HS, bạn có thể xoay sở với chơi  HS nhanh hơn nhiều so với chơi HT mà không gia tăng căng cơ hoặc hình thành các thói quen xấu. Do đó sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng bạn có thể cải thiện nhanh hơn bằng cách chơi nhanh hết mực có thể (sau hết, nếu bạn chơi nhanh gấp đôi, thì bạn có thể tập cùng đoạn gấp hai số lần !). Vì một mục tiêu chính của tập HS là để đạt tốc độ, nhu cầu đạt tốc độ nhanh và tập chính xác trở nên mâu thuẫn nhau. Giải pháp là hãy liên tục thay đổi tốc độ tập, đừng duy trì ở một tốc độ bất kỳ nào quá lâu. Với các đoạn rất khó mà yêu cầu những kỹ thuật bạn chưa sẵn có, thì không có giải pháp nào khác ngoài việc gia tăng tốc độ dần dần. Trong trường hợp này, hãy sử dụng những tốc độ mà quá nhanh như những chuyến  mạo hiểm thăm dò nhằm xác định những gì là cần được thay đổi để chơi với các tốc độ như thế. Kế, hãy giảm tốc và tập các thao tác mới đó.  

Để thay đổi tốc độ,  trước nhất hãy đạt tới  "tốc độ tối đa" nào đó mà có thể kiểm soát tại đó bạn có thể chơi chính xác. Rồi đi nhanh hơn (sử dụng các nhóm song song  [parallel set], vv., nếu cần), và ghi chú cách chơi của bạn cần thay đổi thế nào   (đừng lo nếu bạn chưa đang chơi chính xác tại điểm này vì bạn đang không lặp lại nó nhiều lần). Rồi sử dụng thao tác (motion) đó và chơi ở  "tốc độ tối đa chính xác" trước. Bấy giờ nó sẽ dễ hơn đáng kể. Tập ở tốc độ này trong một lúc, rồi thử ở các tốc độ chậm hơn để chắc chắn rằng bạn đang hoàn toàn thư giãn và tuyệt đối chính xác.  Sau đó lặp lại toàn bộ quy trình. Theo cách này, bạn tăng tốc bằng những cú nhảy có thể kiểm soát và luyện với từng kỹ năng cần tiết một cách riêng rẻ. Trong đa số trường hợp, bạn sẽ có thể chơi hầu hết của một tác phẩm mới, chí ít là trong những phân khúc nhỏ, HS, ở cái tốc độ cuối cùng trong lượt tập đầu tiên. Lúc ban đầu, việc đạt tốc độ ở lượt đầu tiên đó dường không thể đạt được nhưng, bằng luyện tập, mọi nhạc sinh đều có thể đạt mục tiêu này nhanh chóng.

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

  >>Xem tiếp:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: