(P79) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
6. Thuộc lòng
m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm
Chức năng Ghi nhớ của não bộ vẫn chưa được hiểu biết tường tận. Chưa có chứng cứ nào về sự tồn tại của "trí nhớ chụp ảnh" theo sát nghĩa của cụm từ này, mặc dù tôi đã sử dụng thuật ngữ đó trong cuốn sách này. Tất cả mọi dữ liệu nhớ/ ký ức đều mang tính liên tưởng. Do đó, khi chúng ta "nhớ" theo phương diện hình ảnh một bức tranh của Monet, chúng ta thực tế đang liên tưởng các đề tài hội hoạ với cái gì đó sâu hơn trong trí nhớ/ký ức của chúng ta, chứ không chỉ như một bức tranh hai chiều được tạo bởi vô số ảnh điểm (pixel). Đây là lý do tại sao các tác phẩm hội hoạ vĩ đại hoặc các tác phẩm nhiếp ảnh khác thường thì dễ nhớ hơn những hình ảnh tương tự mà kém ý nghĩa hơn, dù rằng cả hai có thể có cùng băng thông (tổng số điểm ảnh). Một ví dụ khác, nếu bạn chụp ảnh hình một đường tròn trên một tờ giấy, bức ảnh ấy sẽ là chính xác; đường kính và vị trí của hình tròn đó sẽ là đúng chính xác. Nhưng nếu bạn thực hiện một "trí nhớ chụp ảnh" của cùng hình tròn đó trong đầu rồi thử hoạ lại nó trên một trang giấy khác, thì đường kính và vị trí của hình tròn đó sẽ là khác. Điều này nghĩa là bạn đã ghi nhớ nó về phương diện ý niệm [conceptually] (tức là sự liên tưởng nó với một số kiến thức về hình tròn bạn sẵn có và các kích cỡ và vị trí xấp xỉ). Thế thì cái trí nhớ chụp ảnh cho một tổng phổ âm nhạc thì ra sao? Tôi thực sự có thể thấy nó trong đầu tôi! Nó chẳng là ảnh chụp đó sao? Quả dễ dàng để chứng minh rằng cả hiện tượng này cũng thế, chỉ là liên tưởng -- trong trường hợp này, nó được liên tưởng với âm nhạc. Nếu bạn yêu cầu một nhạc sĩ có trí nhớ "chụp ảnh" cách học thuộc cả một trang chứa đầy các nốt nhạc sắp đặt ngẫu nhiên, ông ta sẽ gặp vô cùng khó khăn việc ghi nhớ/học thuộc dù chỉ một trang như vậy, mặc dù ông ấy không gặp khó khăn hơn nào khi ghi nhớ/học thuộc một cách chụp ảnh cả một bản Sonata dài 20 trang một cách chóng vánh. Đây là lý do tại sao không có phương cách nào học thuộc một tác phẩm (phương pháp chụp ảnh hoặc các phương pháp khác) tốt hơn là khởi từ quan điểm lý thuyết âm nhạc. Tất cả điều bạn phải làm là liên tưởng bản nhạc đó với lý thuyết âm nhạc rồi bạn sẽ nhớ nó. Nói cách khác, khi con người ghi nhớ một cái gì, họ không lưu trữ các bit dữ liệu trong não bộ như một máy vi tính, mà họ liên tưởng cái dữ liệu ấy với một cái khung nền hoặc là một "thuật toán" mà nó được lập thành bởi những thứ tương tự nhau bên trong não bộ họ. Ở ví dụ này, lý thuyết âm nhạc chính là cái khung nền đó. Dĩ nhiên, một người có trí nhớ siêu việt (kẻ có thể không là nhạc sĩ) có thể phát triển các phương pháp để ghi nhớ ngay cả một chuỗi ngẫu nhiên các nốt nhạc bằng cách sáng tạo ra một thuật toán thích hợp, như chúng ta sắp lý giải sau.
Chứng cứ tốt nhất cho đặc tính liên tưởng của trí nhớ con người đến từ những thử nghiệm trên những người có trí nhớ tốt mà có thể thực hiện những kỳ tích vượt sức tưởng tượng về trí nhớ chẳng hạn thuộc hàng trăm số điện thoại trong một niên bạ điện thoại,vv. Có rất nhiều những giải thi về trí nhớ cho những siêu nhân nhó đó ganh đua. Các siêu nhân này đã được phỏng vấn chi tiết và hoá ra là chẳng ai trong họ nhớ theo phương diện chụp ảnh, mặc dù kết quả cuối cùng thì hầu như không thể phân biệt được với trí nhớ chụp ảnh. Khi được hỏi cách ghi nhớ, thì rốt cuộc là tất cả họ đều sử dụng các thuật toán liên tưởng. Thuật toán này thì khác nhau ở từng người (ngay dù với cùng nhiệm vụ), nhưng chúng thảy đều là các sáng tạo cho sự liên tưởng các đối tượng cần được nhớ với cái gì đó mà mang một khuôn mẫu mà họ có thể nhớ. Lấy ví dụ, để thuộc hằng trăm số điện thoại, một thuật toán là liên tưởng một âm thanh với một số. Các âm đã được chọn sao cho chúng hình thành các "từ" khi kết nối nhau, không bằng Anh ngữ, mà bằng một thứ tân "ngôn ngữ" mà được sáng tạo cho mục đích này. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có một đặc tính như vậy. Ví dụ, căn bậc hai của 2 là 1.41421356 mà có thể đọc như một câu tiếng Nhật mà dịch nôm na thành, "những người đẹp, những người đẹp mà xứng ngắm", và người Nhật có tập quán sử dụng những thuật toán như vậy để ghi nhớ những chuỗi số chẳng hạn các số điện thoại. Cho 7 chữ số thập phân, thì căn bậc hai của 3 được họ đọc thành "Đãi toàn thế giới !" còn căn bậc hai của 5 đọc thành "Trên ga thứ 6 của đỉnh Fuji, một con cú mèo đang khóc." Điều kỳ diệu là cái tốc độ mà những người có trí nhớ siêu việt này có thể sắp đặt đối tượng cần nhớ vào trong thuật toán của họ. Điều hoá ra nữa là các siêu nhân trí nhớ này cũng chẳng bẩm sinh, mặc dù họ có thể là bẩm sinh với những năng lực thần kinh mà có thể dẫn tới trí nhớ tốt. Các siêu nhân trí nhớ này phát triển sau nhiều rèn luyện cam go trong sự hoàn thiện các thuật toán của họ và luyện tập chúng hằng ngày, y như những người chơi piano vậy. Sự "rèn luyện cam go" này tiến hành một cách thoải mái bởi họ yêu thích nó.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Vì sao phải học thuộc lòng ?
b. Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.
c. Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.
d. Trí nhớ bàn tay - Hand Memory
e. Khởi đầu tiến trình học thuộc.
f. Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ
g. Luyện tập nguội - Practicing Cold
i. Lượng tính trong đầu-Mental Timing
j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play
k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm
m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm
n. Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi
(P80) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P81) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận