(P78) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021

6. Thuộc lòng 

l. Người Thị tấu - Sight reader - đối chiếu với Người chơi Thuộc lòng: Học tác phẩm Inventions của Bach (tiếp theo)

Hãy thận trọng nhớ đừng chơi Bach quá lớn [về cường độ -ND.], ngay cả những nơi có ký hiệu f. Các nhạc khí vào thời đại của Bach có âm lượng bé hơn nhiều so với các piano hiện đại, vì vậy, Bach đã phải soạn các tác phẩm chứa đầy âm nhạc, và có ít những chỗ ngừng nghỉ [tức là, rất ít dấu lặng-ND]. Một trong các mục đích khác của rất nhiều những chi tiết hoa mỹ và láy rền-trill được sử dụng tác phẩm âm nhạc trong thời đại của  Bach là nhầm lấp đầy âm thanh [bởi vì, cây piano thời này có âm ngân kém, nên nếu để một nốt kéo dài về trường độ thì nó sẽ sớm tắt, và bản nhạc bị gián đoạn-ND]. Do vậy mà nhạc của ông dường như có quá nhiều âm [tức nhiều nốt nhạc-ND] nếu được chơi lớn trên các piano hiện đại. Đặc biệt là với các bản Invention và Sinfonia, mà trong đó nhạc sinh gắng làm nổi rõ tất cả các bè giai điệu đang đua tranh nhau, thì dễ có một xu hướng rằng mỗi giai điệu theo sau lại bị chơi lớn hơn giai điệu đi trước nó, hậu quả cuối cùng là bản nhạc bị chơi rất lớn. Các giai điệu khác nhau phải cạnh tranh nhau trên nền tảng của ý tưởng âm nhạc này, là không được chơi lớn quá. Chơi khẽ hơn còn giúp bạn đạt được sự thư giãn hoàn toàn và sự độc lập ngón thực sự.  

Nếu bạn muốn học các bản Invention 3-bè,  bạn có thể thử bản Sinfonia No.15  mà dễ hơn hầu hết các bản khác. Nó rất lý thú, và có một đoạn giữa bài ở đó hai bàn tay xung đột và chơi cùng nhiều nốt. Như với tất cả các tác phẩm của Bach, bản này chứa đựng nhiều hơn so với ta cảm giác thoạt đầu, thế nên hãy cẩn trọng khi tiếp cận nó. Trên hết, nó là một Allegro vivace! Nhịp khác thường là 9/16, mà tức là các nhóm sáu nốt 1/32 trong ô nhịp thứ 3 phải được chơi như là 3 phách, chứ không là 2 (ba cặp nốt thay vì hai nhóm liên ba - triplet). Nhịp này dẫn tới sự rằng ba nốt lặp  (có hai nhóm trong ô nhịp 3) mà có giá trị nhạc đề chúng hành khúc băng qua bàn phím  trong lối đặc trưng của  Bach. Khi hai bàn tay xung đột ở ô nhịp 28, hãy nhấc RH lên và trượt nhẹ LH bên dưới nó, cả hai bàn tay chơi tất cả các nốt. Nếu sự xung đột ngón cái gây trở ngại, bạn có thể loại bỏ ngón cái RH và chỉ chơi ngón cái LH. Ở ô nhịp 36, hãy bảo đảm rằng bạn sử dụng sự phân ngón RH đúng:

(5),(2,3),(1,4),(3,5),(1,4),(2,3)

Cuối cùng, chúng ta hãy thảo luận bước cần thiết cuối cùng trong việc học thuộc tác phẩm -- sự phân tích cấu trúc, hoặc "câu chuyện", đằng sau bản nhạc. Quy trình học thuộc sẽ không hoàn chỉnh cho tới khi bạn hiểu câu chuyện đằng sau bản nhạc. Chúng ta sẽ sử dụng bản 8. 11 ô nhịp đầu tiên của nó chứa phần "trình bày-exposition". Ở đây, chơi RH và LH về căn bản có cùng nền tảng, với LH chậm sau một ô nhịp, và nhạc đề chính được giới thiệu. Phần "nội dung chính-body" gồm các ô nhịp từ 12 tới 28, ở đó vai trò của hai bàn tay lúc đầu là nghịch nhau, với  LH dẫn trước RH, được theo sau bởi một số sự phát triển rất lôi cuốn. Phần kết bắt đầu ở ô nhịp thứ 29 và đưa bản nhạc tới một cái kết gọn ghẽ, với RH tái xác lập vai trò gốc của nó. Lưu ý rằng phần kết bài cũng chính là  phần kết của phần trình bày -- tác phẩm này trong thực tế kết hai lần, điều khiến cho sự kết thêm thuyết phục. Beethoven đã phát triển thủ thuật kết một tác phẩm bằng nhiều lần kết này và nâng nó lên những tầm cao ngoài sức tưởng tượng.   

Chúng ta giờ sẽ đưa ra một số lý giải cho lý do tại sao sự phát triển một "câu chuyện" như vậy lại là cách tốt nhất để học thuộc một tác phẩm bền vững. Đó là cách mà tất cả các nhạc sĩ vĩ đại đã tổ chức các sáng tác  của họ.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

6. Thuộc lòng

a.  Vì sao phải học thuộc lòng ?

b.  Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.

c.  Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

h.  Chơi chậm

i.  Lượng tính trong đầu-Mental Timing

j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play

k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm

l. Người Thị tấu

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

o.  Tóm tắt

(P79) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P80) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P81) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: