(P77) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021

6. Thuộc lòng 

l. Người Thị tấu - Sight reader - đối chiếu với Người chơi Thuộc lòng: Học tác phẩm Inventions của Bach (tiếp theo)

Trong trường hợp các tác phẩm của Bach thảo luận ở đây, kỹ thuật bàn tay cố định trở nên cần thiết ở các tốc độ gần tốc độ yêu cầu; nếu không có nó, bạn sẽ bắt đầu va vào các bức tường tốc độ tại các tốc độ yêu cầu; rõ ràng, các tốc độ này đã được chọn với kỹ thuật bàn tay cố định trong đầu soạn nhạc gia. Luyện tập HS là quan trọng cho kỹ thuật bàn tay cố định bởi vì nó là dễ để thụ đắc và cảm giác nó trong bàn tay bạn khi chơi HS, và vì chơi HS cho phép bạn đạt tốc độ bàn tay cố định nhanh hơn HT. Trong thực tế, tốt nhất là không bắt đầu HT cho tới khi bạn đã có thể chơi với bàn tay cố định với cả hai tay bởi vì điều này sẽ giúp giảm các khả năng tạo lập các tập quán xấu. Nghĩa là, HT với hoặc không với bàn tay cố định là khác nhau, vì vậy bạn chẳng nên mắc vào tập quán chơi HT mà không với bàn tay cố định – bạn sẽ không bao giờ đạt tốc độ cao! Nhưng nhạc sinh chưa đủ kỹ thuật có thể mất thời gian rất dài để đạt được kỹ thuật bàn tay cố định, do vậy, những nhạc sinh này có thể phải bắt đầu chơi HT mà không với kỹ thuật bàn tay cố định; họ có thể dần dần thụ đắc kỹ thuật bàn tay cố định vào một thời điểm muộn hơn, bằng việc luyện tập HS nhiều hơn. Điều này giải thích lý do tại sao những người có đủ kỹ thuật sẽ học các bản Invention này nhanh hơn rất nhiều so với những người chưa đủ trình độ kỹ thuật. Những khó khăn như vậy là một số nguyên do bạn không nên cố tập các tác phẩm mà là quá khó đối với bạn, và cần thực hiện những sự kiểm tra hữu ích để xác định liệu một tác phẩm có là quá khó hay là thích hợp với trình độ kỹ thuật của bạn. Những người chưa đủ trình độ kỹ thuật chắc chắn sẽ có nguy cơ tạo lập các bức tường tốc độ. Mặc dù một số người quả quyết rằng các bản Invention của Bach có thể chơi ở "bất kỳ tốc độ nào", điều đó chỉ đúng với nội dung âm nhạc; các tác phẩm này cần được chơi ở các tốc độ được yêu cầu [tức ghi trong tổng phổ -ND] nhằm tận dụng chúng như các bài học kỹ thuật như Bach đã chủ định. Có một sự quá nhấn mạnh về tốc độ ở đây là bởi sự cần thiết của bàn tay cố định; tuy nhiên, đừng luyện tập tốc độ chỉ thuần vì tốc độ, bởi vì như thế sẽ vô tác dụng do stress và các tập quán xấu; chơi nhạc diễn cảm vẫn là cách duy nhất để gia tăng tốc độ -- xem mục III.7.i. 

Với những người có RH mạnh hơn, thì kỹ thuật bàn tay cố định trước hết hãy luyện tập với RH; một khi bạn đã có được cảm giác về nó, bạn có thể chuyển giao nó sang LH nhanh hơn. Một khi nó đã kích hoạt, bạn sẽ đột nhiên phát hiện rằng chơi nhanh trở nên dễ dàng hơn. Đây là lý do tại sao luyện tập HT không có tác dụng cho các tác phẩm mới của  Bach -- không có cách nào để thụ đắc kỹ thuật bàn tay cố định nhanh với HT. 

Bach đã viết những bản Invention này nhằm mục đích phát triển kỹ thuật. Vì vậy mà ông cho cả hai tay những chi tiết kỹ thuật có độ khó bằng nhau; điều này tạo thêm thử thách cho LH bởi vì các búa gõ và các dây của bè trầm thì nặng hơn. Bach hẳn là xấu hổ nếu thấy các bài tập kiểu Hanon bởi vì các bài tập mà không có âm nhạc kiểu đó sẽ chỉ là một sự lãng phí thời gian, như được chứng minh bởi cái nỗ lực mà ông lồng chất âm nhạc vào các tác phẩm này. Nội dung kỹ thuật mà ông nén vào các tác phẩm này là ngoài sức tưởng tượng: sự độc lập ngón  (bàn tay cố định, chủ động kiểm soát, tốc độ),  sự phối hợp cũng như sự độc lập của hai bàn tay (nhiều bè song song-đa thanh-multiple voices, staccato đối lập với luyến tiếng-legato, va chạm giữa hai bàn tay-colliding hands, các yếu tố hoa mỹ-ornaments), hoà thanh, chơi diễn cảm, củng cố LH cũng như các ngón tay yếu hơn (các ngón 4 và 5), tất cả các nhóm parallel set quan trọng, các cách sử dụng ngón cái, những sự phân ngón chuẩn, vv. Lưu ý rằng các yếu tố hoa mỹ là các bài tập parallel set; chúng không chỉ là các yếu tố hoa mỹ âm nhạc mà còn là một phần hợp nhất/không thể tách rời của sự phát triển kỹ thuật. Với việc sử dụng yếu tố hoa mỹ, Bach đòi hỏi bạn luyện tập các nhóm parallel set với một bàn tay trong lúc đồng thời chơi một phần khác với bàn tay kia, và tái tạo tác phẩm với sự kết hợp này!

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

6. Thuộc lòng

a.  Vì sao phải học thuộc lòng ?

b.  Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.

c.  Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

h.  Chơi chậm

i.  Lượng tính trong đầu-Mental Timing

j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play

k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm

l. Người Thị tấu

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

o.  Tóm tắt

(P78) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P79) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P80) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: