-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P65) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021
6. Thuộc lòng
h. Chơi chậm
Một cách quan trọng để củng cố trí nhớ là chơi chậm, chơi RẤT chậm, chưa tới phân nửa tốc độ yêu cầu. Chơi ở tốc độ chậm còn là cách để giảm sự phụ thuộc vào trí nhớ bàn tay và cấy nó vào “trí nhớ thực” (chúng ta sẽ bàn về trí nhớ thực bên dưới) bởi vì khi bạn chơi chậm, các nhân tố kích thích cho sự hồi tưởng trí nhớ bàn tay bị thay đổi và bị giảm đi. Sự kích thích từ âm thanh cây piano cũng bị biến đổi về vật lý. Nhược điểm lớn nhất của sự chơi chậm là nó tốn rất nhiều thời gian; nếu bạn có thể chơi nhanh gấp đôi, thì bạn sẽ luyện tập được tác phẩm nhiều gấp hai lần trong cùng thời gian, thế thì vì sao lại chơi chậm? Bên cạnh đó, nó có thể gây vô cùng nhàm tẻ. Sao lại luyện tập cái gì đó bạn không cần khi đang chơi hết tốc độ? Bạn thật sự phải có các lý do tốt để biện minh sự luyện tập rất chậm. Để xứng giá phải trả cho sự chơi chậm, hãy gắng kết hợp tối đa các thứ có thể vào sự chơi chậm của bạn sao cho nó không lãng phí thời gian. Sự chơi chậm, mà không có các mục tiêu xác định tốt, là một sự lãng phí thời gian; bạn phải tìm kiếm nhiều lợi ích đồng thời bằng sự hiểu rõ chúng là gì. Vì vậy, hãy kể ra một số lợi ích khi chơi chậm.
(1) Chơi chậm lợi ích không ngờ cho luyện tập kỹ thuật tốt, đặc biệt là cho luyện tập thư giãn và nhấn phím đúng.
(2) Chơi chậm củng cố trí nhớ của bạn bởi vì có thời gian cho các tín hiệu chơi chuyển từ các ngón tay bạn lên não bộ và phản hồi nhiều lần trước khi các nốt kế được chơi. Nếu bạn chỉ luyện tập ở tốc độ cao, bạn có thể sẽ củng cố trí nhớ bàn tay nhưng mất trí nhớ thực.
(3) Chơi chậm cho phép bạn hình dung trước phần nhạc bạn sắp chơi (chẳng hạn, đoạn kế), điều giúp bạn chủ động với tác phẩm hơn và thậm chí có thể giúp bạn tiên lượng trước các chỗ lủng củng sắp xảy ra. Đây là lúc luyện tập các củ nhảy (jump) và các hợp âm (các mục III.7e, f). Hãy luôn có tối thiểu một phần của một giây trước chi tiết sắp chơi và luyện tập sự xúc chạm các phím trước khi chơi để bảo đảm 100% sự chính xác. Theo nguyên tắc chung, hãy suy nghĩ trước chừng một ô nhịp -- chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn bên dưới.
(4) Chơi chậm là một trong những cách tốt nhất giúp thanh lọc hai bàn tay bạn khỏi các tập quán xấu, đặc biệt là các tập quán bạn có thể đã vô tình nhiễm phải trong khi luyện tập nhanh (FPD, II.5). FPD thì chủ yếu là trí nhớ bàn tay mà tránh né não bộ bạn; đây là lý do tại sao bạn thường không nhận biết chúng.
(5) Bạn bấy giờ có thời gian để phân tích các chi tiết thuộc cấu trúc của tác phẩm khi bạn đang chơi, và chú ý tới tất cả các ký hiệu diễn tấu. Trên hết, bạn có thể tập trung vào sự chơi nhạc diễn cảm.
(6) Một trong những nguyên do hàng đầu của các điểm trượt trí nhớ và chơi lộn xộn trong khi trình diễn là rằng não bộ bạn đang chạy đua nhanh hơn nhiều so với thường lệ, và bạn có thể "nghĩ" nhiều ý tưởng hơn trong cùng thời lượng giữa các nốt hơn trong khi luyện tập. Sự suy nghĩ nhiều thêm này đưa vào những biến tố mới gây rối não bộ bạn, dẫn bạn vào một lãnh thổ xa lạ, và có thể làm gãy tiết tấu của bạn. Do đó bạn có thể luyện tập việc đưa thêm các ý tưởng vào giữa các nốt trong khi luyện tập chậm. Chẳng hạn, những nốt đi trước và đi sau nốt mình đang chơi là gì ? Chúng đã thật thích đáng chưa, hay mình có thể cải thiện chúng ? Mình làm gì chỗ này nếu như mình phạm một lỗi đây? vv., vv. Hãy nghĩ tới các ý nghĩ tiêu biểu bạn có thể dễ mắc vào trong khi trình diễn. Bạn có thể đào luyện kỹ năng tự tách bản thân bạn khỏi các nốt cụ thể nào đó mà bạn đang chơi, và có khả năng cho phép tâm trí lang thang đâu đó nơi nào khác trong bản nhạc, khi bạn chơi một đoạn được định trước.
Nếu bạn kết hợp được tất cả các mục tiêu nêu trên, thì thời gian bạn tiêu tốn khi chơi chậm sẽ được tưởng thưởng xứng đáng, và sự duy trì tất cả các mục tiêu này đồng lúc sẽ là một thử thách lớn tới mực nó chẳng còn chỗ nào cho sự nhàm chán nữa.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Vì sao phải học thuộc lòng ?
b. Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.
c. Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.
d. Trí nhớ bàn tay - Hand Memory
e. Khởi đầu tiến trình học thuộc.
f. Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ
g. Luyện tập nguội - Practicing Cold
i. Lượng tính trong đầu-Mental Timing
j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play
k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm
m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm
n. Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi
(P66) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P67) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P68) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P69) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng