(P64) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021

6. Thuộc lòng 

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

Một trong những công cụ ghi nhớ hữu dụng nhất là sự củng cố. Một dữ liệu trước kia đã được ghi nhớ nhưng nay bỗng quên, khi được hồi phục lại, thì luôn luôn sẽ được ghi nhớ tốt hơn. Nhiều người bực bội rằng họ hay quên. Hầu hết mọi người cần quên rồi tái-ghi nhớ độ 3 hoặc 4 lần trước khi một dữ liệu được ghi nhớ lâu dài. Để loại trừ những sự nản chí vì quên và nhằm củng cố trí nhớ, hãy  thử quên cái gì đó một cách có chủ đích, ví dụ, bằng cách không chơi một tác phẩm suốt một tuần hoặc hơn rồi tái-học nó. Hoặc thôi học trước khi bạn hoàn toàn thuộc nó để bạn phải khởi đầu lại hoàn toàn từ đầu lần kế.  Hoặc thay vì lặp lại các phân khúc nhỏ (cái phương pháp mà bạn đã sử dụng lúc đầu để học thuộc tác phẩm), hãy chơi toàn bộ tác phẩm, chỉ một lần một ngày, hoặc nhiều lần một ngày, song không trong nhiều giờ tách rời. Hãy phát hiện ra những cách giúp bạn quên  (chẳng hạn học thuộc nhiều thứ đồng lúc); hãy cố tạo ra các điểm trượt trí nhớ -- hãy dừng ngay giữa một câu rồi gắng khởi đầu trở lại. 

Việc nhớ các dữ liệu mới có xu hướng khiến bạn quên đi bất cứ cái gì bạn đã học trước đó. Do đó, việc dành nhiều thời giờ để học thuộc một phân khúc nhỏ là không hiệu quả. Nếu bạn chọn được con số hợp lý lượng các dữ liệu để ghi nhớ, bạn có thể sử dụng một dữ liệu ghi nhớ để điều khiển sự "quên" của dữ liệu khác hầu cho bạn có thể tái-nhớ nó cho sự duy trì trí nhớ cho nó tốt hơn. Đây là một ví dụ về cách mà những người có trí nhớ tốt và giàu trải nghiệm có thể  tinh chỉnh các tập quán học thuộc của họ.

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

Hãy luyện tập "nguội" (không khởi động/làm ấm hai bàn tay trước) các tác phẩm bạn đã thuộc lòng; Điều này hiển nhiên là khó hơn so với khi hai bàn tay đã được khởi động,  song luyện tập trong những điều kiện bất lợi là một cách để củng cố khả năng trình diễn của bạn trước công chúng và cải thiện trí nhớ. Khả năng chơi nguội, cùng với việc chơi ở một môi trường xa lạ, hoặc chơi nhiều lần một ngày khi bạn chỉ có dăm phút cho mỗi lần, là một trong những ưu điểm hữu dụng nhất cho việc ghi nhớ. Và bạn có thể thực hiện điều này ở bất kỳ nơi nào, ngoài nhà bạn, khi bản nhạc in của bạn đang không sẵn có. Sự luyện tập nguội chuẩn bị cho bạn năng lực chơi trước một đám đông, vì vậy, mà không buộc phải chơi Hanon suốt 15 phút trước khi bạn có thể trình diễn. Chơi nguội là một kỹ năng mà dễ đào luyện dễ dàng đến không ngờ, mặc dù  thoạt đầu ngỡ nó là bất khả. Nếu trước nay bạn chưa từng luyện tập nguội, bạn sẽ ngạc nhiên rằng bạn có thể cải thiện rất nhanh kỹ năng này. Đây là một thời điểm tốt để phát hiện những đoạn mà là quá khó để bạn chơi với hai bàn tay lạnh và để luyện tập cách giảm tốc và đơn giản hoá các phân đoạn khó. Nếu bạn mắc một lỗi hoặc có một điểm trượt trí nhớ, đừng dừng tập và khởi lại từ đầu, mà hãy  tiếp tục luyện tập duy trì tối thiểu là tiết tấu hoặc giai điệu  và chơi xuyên qua lỗi ấy. 

Vài ô nhịp đầu tiên của các tác phẩm dù dễ nhất cũng thường khó khi chơi nguội, và sẽ đòi hỏi nhiều luyện tập hơn, dù nó đã được bạn thuộc tốt. Thông thường, các khúc khởi đầu mà càng khó về kỹ thuật thì lại càng dễ nhớ, vì vậy, đừng mắc thói quen không chuẩn bị với các bản nhạc mà dường chơi dễ. Hiển nhiên, điều quan trọng là  luyện tập nguội các phần mở đầu của tất cả các tác phẩm. Dĩ nhiên, đừng luôn luôn bắt đầu bằng phần mở đầu bản nhạc; một ưu điểm khác của việc học thuộc là bạn có thể chơi các phân khúc từ bất kỳ nơi nào trong tác phẩm, chẳng hạn những phần lý thú nhất, và bạn nên luôn luôn luyện tập chơi các phân khúc (xem mục III.14, về "Các cuộc trình diễn và các buổi hòa nhạc thính phòng"). Hãy thu thập các mối liên tưởng nhiều tối đa khả dĩ, chẳng hạn: Bộ khóa/Nhịp của tác phẩm là gì?  Nốt đầu tiên của nó và cao độ tuyệt đối (absolute pitch) của nó là gì?

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

6. Thuộc lòng

a.  Vì sao phải học thuộc lòng ?

b.  Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.

c.  Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

h.  Chơi chậm

i.  Lượng tính trong đầu-Mental Timing

j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play

k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm

l. Người Thị tấu

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

o.  Tóm tắt

(P65) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P66) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng 

(P67) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng 

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: