(P63) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

6. Thuộc lòng 

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

Một thành tố lớn của trí nhớ ban đầu là trí nhớ bàn tay, mà xuất từ sự luyện tập lặp lại nhiều lần. Bàn tay tiếp tục chơi mà không cần trí nhớ từng nốt của bạn. Mặc dù chúng ta sẽ thảo luận các loại trí nhớ phổ biến bên dưới, chúng ta sẽ bắt đầu bằng thảo luận trí nhớ bàn tay trước nhất, bởi, về phương diện lịch sử, nó thường được cho là phương pháp ghi nhớ duy nhất và tốt nhất, mặc dù, trong thực tế, nó lại là phương pháp kém quan trọng nhất. “Trí nhớ bàn tay" có tối thiểu hai thành tố: một động tác phản xạ bàn tay mà xuất từ sự tiếp chạm các phím, và một sự phản xạ trong não bộ xuất từ âm thanh cây piano. Cả hai phục vụ như những gợi nhắc cho bàn tay chuyển động trong một thế cách đã được sẵn lập trình. Để đơn giản chúng ta gộp chung chúng và gọi là trí nhớ bàn tay. Trí nhớ bàn tay là hữu ích bởi nó giúp bạn thuộc lòng cùng lúc mà bạn đang luyện tập một tác phẩm mới.Trong thực tế, mọi người phải luyện tập các cấu trúc thông dụng, chẳng hạn các âm giai, các arpeggio, các bè đệm Alberti, vv., từ trí nhớ bàn tay để cho bàn tay có thể chơi chúng một cách tự động, mà không phải nghĩ tới từng nốt nhạc. Do đó,  khi bạn bắt đầu học thuộc một tác phẩm mới, bạn không cần phải chủ ý tránh né trí nhớ bàn tay. Một khi đã đạt được, bạn sẽ không bao giờ đánh mất trí nhớ bàn tay, và chúng ta sẽ chỉ ra bên dưới cách  phục hồi nó từ những chỗ trượt trí nhớ.  

Khi nói về trí nhớ bàn tay, chúng ta thường ngụ ý trí nhớ HT. Bởi vì trí nhớ bàn tay chỉ đạt được sau nhiều luyện tập lặp lại, nó là một trong những trí nhớ khó xoá hay khó bị thay đổi nhất. Đây là một trong các lý do chính cho luyện tập HS -- để tránh thu nạp các tập quán HT sai mà sẽ thành khó thay đổi. Trí nhớ HS về căn bản là khác với trí nhớ HT. Chơi HS thì đơn giản hơn và có thể được kiểm soát trực tiếp từ não bộ. Trong trí nhớ HT, bạn cần một thứ phản hồi đặng  phối hợp hai tay (và có lẽ là hai bán cầu não) cho sự chính xác theo yêu cầu của bản nhạc. Do đó luyện tập HS là phương pháp hiệu quả nhất để tránh sự lệ thuộc vào trí nhớ bàn tay, và để bắt đầu sử dụng các phương pháp ghi nhớ tốt hơn sắp được bàn thảo dưới đây.

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

Hãy khởi đầu tiến trình học thuộc bằng cách thực hành theo các chỉ dẫn ở các chương I và II, và học thuộc từng phân khúc [bạn dự định luyện tập] trước khi bạn khởi luyện nó. Cách kiểm tra tốt nhất cho trí nhớ của bạn là chơi phân khúc đó trong đầu bạn, mà không có cây piano bên cạnh -- đây gọi là Chơi tưởng tượng/Chơi trong đầu --Mental Play (MP), phương pháp mà sẽ được thảo luận sâu hơn bên dưới. Cái mức độ mà bạn hiểu và nhớ một tác phẩm tốt như thế nào thì lệ thuộc vào tốc độ. Khi bạn chơi nhanh hơn, bạn sẽ có xu hướng ghi nhớ bản nhạc ở những cấp độ cao hơn của sự tưởng tượng/trừu tượng. Khi chơi ở tốc độ rất chậm, bạn phải nhớ bản nhạc từ từng nốt này sang từng nốt nọ; ở các tốc độ cao hơn, bạn sẽ đang nghĩ về bản nhạc ở quy mô các câu nhạc và ở tốc độ thậm chí cao hơn nữa thì bạn có thể là đang đang nghĩ về bản nhạc ở quy mô của các mối quan hệ giữa các câu nhạc hoặc các ý tưởng tổng thể của bản nhạc. Các ý tưởng cấp độ cao hơn này lại luôn là dễ nhớ hơn. Đây là lý do tại sao luyện tập HS, và việc đạt tới tốc độ cao, sẽ giúp ích công đoạn học thuộc lòng. Tuy nhiên, để kiểm tra trí nhớ một tác phẩm, bạn lại phải thực hiện điều ngược lại – tức là chơi chậm, như được giải thích bên dưới.  

Ngay cả khi bạn có thể chơi HT, bạn vẫn nên học thuộc nó HS. Đây là một trong các tình huống hiếm hoi trong đó các quy trình học thuộc và học tác phẩm là khác nhau. Nếu bạn có thể chơi HT một đoạn một cách dễ dàng, thì không cần phải luyện tập nó HS cho kỹ thuật. Tuy nhiên, để trình diễn bản nhạc, việc học thuộc lòng nó HS sẽ là hữu ích cho việc phục hồi từ những chỗ trượt trí nhớ, cho sự duy trì trí nhớ, vv. Nếu bạn kiểm tra trí nhớ  (ví dụ, bằng cách thử chơi từ một điểm bất kỳ giữa chùng bản nhạc), bạn sẽ thấy rằng sẽ là dễ dàng hơn nếu bạn trước đó đã học thuộc lòng nó HS. 

Thuộc/Nhớ là một quy trình liên tưởng; do đó không có gì hữu ích cho bằng sự tài khéo của chính bạn trong sự tạo lập các mối liên tưởng. Tới nay, chúng ta đã thấy rằng luyện tập một tác phẩm HS, HT, và chơi nó ở các tốc độ khác nhau là các yếu tố mà bạn có thể kết hợp trong quy trình liên tưởng này. Bất kỳ bản nhạc nào bạn đã học thuộc lòng đều sẽ giúp ích cho bạn trong việc học thuộc các tác phẩm âm nhạc tương lai. Chức năng ghi nhớ là cực kỳ phức tạp; bản chất phức tạp của nó là nguyên do tại sao những người thông minh thông thường cũng đồng thời là những người có trí nhớ tốt, bởi vì họ có thể nhanh chóng nghĩ tới các mối liên tưởng hữu dụng. Ngược lại, nếu bạn học phương pháp ghi nhớ tốt, chỉ số IQ thực tế của bạn cũng sẽ gia tăng. Bằng việc học thuộc lòng HS, bạn sẽ bổ sung được thêm hai quy trình liên tưởng (RH và LH) với cấu trúc dễ hơn nhiều so với HT. Một khi bạn đã học thuộc lòng được một trang hay nhiều hơn, hãy ngắt/tách nó ra một cách có logic âm nhạc thành từng câu/đoạn nhỏ hơn chừng 10 ô nhịp và bắt đầu tập các câu/đoạn này một cách ngẫu nhiên [tức là không theo trình tự tuyến tính -ND]; tức là, luyện tập cái nghệ thuật của sự bắt đầu chơi từ bất kỳ điểm nào trong tác phẩm, sự khởi đầu từ điểm ngẫu nhiên này sẽ dễ dàng bởi trước đó bạn đã học nó trong các phân khúc nhỏ. Sẽ là thật sự phấn khích khi bạn có thể chơi một tác phẩm khởi từ bất kỳ nơi nào bạn thích và kỹ năng này sẽ không bao giờ thôi gây thính giả ngạc nhiên. Một thủ thuật hữu dụng khác cho sự học thuộc, là chơi HT như sau: chơi một tay trên piano và “chơi” bàn tay còn lại trong đầu. Nếu bạn có thể thực hiện điều này cho một tác phẩm, thì bạn đã học thuộc tác phẩm đó hết sức tốt đẹp! 

Ký ức/Dữ liệu cần nhớ sẽ trước tiên được lưu trữ trong bộ nhớ tạm hay là bộ nhớ ngắn hạn. Phải mất từ 2 tới 5 giây để dữ liệu này được chuyển sang bộ nhớ dài hạn. Điều này đã được xác minh bằng vô số lần thử nghiệm với các bệnh nhân bị tổn thương não: họ có thể nhớ từ 2 tới 5 phút trước những dữ kiện mà đã xảy ra trước cái tai nạn khiến họ chấn thương não; chúng ta đã thấy một ví dụ sinh động nhất của hiện tượng này từ người còn sống sót trong vụ tai nạn bi thảm của công nương Diana – ông ta không thể nhớ chính vụ tai nạn hay vài phút trước khi nó xảy ra. Sau khi được chuyển sang bộ nhớ dài hạn, khả năng hồi phục dữ liệu này của bạn sẽ giảm dần trừ phi nó được củng cố. Nếu bạn lặp lại luyện tập một đoạn nhiều lần, bạn sẽ thụ đắc trí nhớ bàn tay và kỹ thuật, còn trí nhớ tổng thể vẫn không được củng cố tương xứng với con số lần lặp lại. Tốt hơn là nên chờ từ 2 tới 5 phút rồi mới tái-ghi nhớ lần nữa.  

Nói tóm lại, hãy học thuộc bản nhạc bằng các câu hay các nhóm nốt; đừng bao giờ gắng học thuộc bằng từng nốt. Bạn chơi càng nhanh, thì càng dễ học thuộc hơn bởi vì bạn có thể trông thấy các câu và cấu trúc dễ dàng hơn. Đây là lý do tại sao HS là rất hiệu quả. Nhiều người có trí nhớ kém theo bản năng thường chơi chậm lại và cuối cùng dẫn tới sự gắng học thuộc bằng từng nốt rời khi họ gặp các khó khăn. Đây chính xác là lối thực hành sai. Những người có trí nhớ kém không thể ghi nhớ, không phải vì trí nhớ họ không tốt, mà vì họ không biết phương pháp ghi nhớ. Một nguyên nhân của trí nhớ kém là sự lúng túng. Đây là lý do tại sao HT thì không là một ý tưởng tốt; bạn không thể chơi nó nhanh như chơi HS và lại có nhiều dữ liệu hơn mà có thể gây rối. Những người có trí nhớ tốt có những phương pháp cho sự tổ chức các dữ liệu sao cho chúng kém gây rối. Hãy ghi nhớ bằng các nhạc đề chính của bản nhạc, cách các nhạc đề này phát triển, hoặc cái sườn cấu trúc chính mà được tô điểm để trở thành chi tiết nhạc hoàn chỉnh. Sự luyện tập chậm là tốt cho trí nhớ, không bởi vì chơi chậm thì dễ thuộc hơn. Mà vì nó là kiểm nghiệm gay go nhất để xác định bạn đã thuộc tốt thế nào.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

6. Thuộc lòng

a.  Vì sao phải học thuộc lòng ?

b.  Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.

c.  Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.

d.  Trí nhớ bàn tay - Hand Memory

e.  Khởi đầu tiến trình học thuộc.

f.  Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ

g.  Luyện tập nguội - Practicing Cold

h.  Chơi chậm

i.  Lượng tính trong đầu-Mental Timing

j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play

k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm

l. Người Thị tấu

m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm

n.  Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi

o.  Tóm tắt

(P64) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P65) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

 

Viết bình luận