(P62) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
6. Thuộc lòng
b. Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.
Bất kỳ ai cũng có thể học thuộc nếu được dạy bằng những phương pháp thích hợp. Một sự hợp nhất thích đáng giữa sự ghi nhớ và các quy trình học có thể giúp giảm thời gian cần học, có hiệu quả trong hạn định thời gian còn hiệu lực cho việc học thuộc. Hầu hết mọi quy trình của sự học thuộc cũng chính là các quy trình học mà chúng ta đã xem xét. Nếu bạn tách biệt các quy trình này, bạn cuối cùng sẽ phải xuyên qua cùng một quy trình tới hai lần. Hiếm người có khả năng trải qua một thử thách như vậy; điều này giải thích vì sao những người mà không học thuộc lòng trong tiến trình học từ đầu sẽ không bao giờ thuộc lòng tốt. Nếu bạn có thể chơi tốt một tác phẩm nhưng không học thuộc lòng nó, thì có thể bạn sẽ rất nản chí khi gắng thuộc nó về sau. Quá nhiều nhạc sinh tự thuyết phục bản thân mình rằng mình là người nghèo trí nhớ chính bởi khó khăn này.
Bởi vì học thuộc là cách tốt nhất để học tác phẩm, bạn nên học thuộc lòng mọi tác phẩm xứng đáng mà bạn chơi. Thuộc lòng là một phụ phẩm miễn phí (free byproduct) của tiến trình học một tác phẩm âm nhạc mới. Theo vậy, các chỉ dẫn về sự học thuộc lòng sẽ là không đáng kể: chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc học đã được cho trong sách này, với yêu cầu bổ sung rằng mọi cái bạn thực hiện trong các quy trình học đó phải được trình tấu từ trí nhớ. Lấy ví dụ, trong khi học một bè đệm LH lần lượt từng ô nhịp, hãy đồng thời học thuộc các ô nhịp LH đó. Bởi một ô nhịp thông thường có từ 6 tới 12 nốt, việc thuộc lòng nó là không đáng kể. Kế, bạn cần lặp lại các phân khúc này 10, 100, hoặc thậm chí trên 1000 lần, tuỳ vào độ khó, trước khi bạn có thể chơi tác phẩm ấy -- có nghĩa là nhiều lần lặp hơn là được cần để học thuộc lòng. Bạn không thể không học thuộc lòng nó! Vậy cớ sao lại để lãng phí cái cơ hội một lần, vô giá này?
Chúng ta đã biết, trong các chương I và II, rằng chìa khoá của kỹ thuật học nhanh là giản lược bản nhạc thành các phân khúc nhỏ; cùng các quy trình này sẽ được áp dụng cho việc học thuộc lòng. Việc học thuộc lòng có thể giúp tiết kiệm một thời gian to lớn. Bạn không cần phải tìm kiếm bản nhạc mỗi lần chơi và bạn có thể nhảy từ phân khúc này sang phân khúc khác theo ý muốn. Bạn có thể tập trung vào học kỹ thuật mà không bị phân tâm vào việc tham chiếu bản nhạc mọi lúc. Tốt đẹp hơn hết, rất nhiều những lần lặp bạn cần, để luyện tập một tác phẩm, sẽ giúp khắc nó vào trí nhớ bạn theo một lối mà không một quy trình học thuộc lòng nào có thể đạt được, mà không phải tổn phí thêm thời gian. Có một số lý do tại sao việc học thuộc lòng trước khi học tác phẩm lại là con đường duy nhất.
c. Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.
Một vốn nhạc mục thuộc lòng đòi hỏi 2 sự đầu tư thời gian: đầu tư thứ nhất là cho việc học thuộc tác phẩm ngay từ đầu, và cái thứ hai là cho việc "bảo hành" nó được cấy sâu vĩnh viễn vào trí nhớ và cho việc sửa chữa bất kỳ những chi tiết bị quên nào. Trong cuộc đời sự nghiệp của một nghệ sĩ piano, thành tố thứ hai là lớn hơn do bởi sự đầu tư ban đầu là zero hoặc thậm chí là âm. Duy trì [từ giữ được trí nhớ một tác phẩm ta đã học thuộc lòng] là một nguyên do vì sao một số người từ bỏ việc học thuộc lòng: vì sao lại phải học thuộc lòng trong khi mà bất luận thế nào rồi mình cũng sẽ quên cái đó đi? Sự duy trì có thể làm hạn chế kích cỡ của một vốn nhạc mục bởi vì sau khi thuộc lòng, chẳng hạn, độ 5 tới mười giờ chơi nhạc, những yêu cầu của sự duy trì có thể ngăn cản việc học thuộc lòng thêm bất kỳ tác phẩm mới nào, tuỳ thuộc từng người. Có nhiều cách để mở rộng vốn nhạc mục của bạn vượt quá bất kì hạn chế duy trì nào. Một cách dễ hiểu là từ bỏ các tác phẩm đã được thuộc lòng và tái-nhớ chúng sau này khi cần thiết. Những tác phẩm đã được thuộc lòng kỹ có thể được mài sắc lại rất nhanh, ngay cả khi chúng không được chơi suốt nhiều năm. Sự này gần hệt chuyện lái xe đạp; một khi bạn đã học được cách đi xe đạp, bạn chẳng bao giờ cần học lại nó. Giờ chúng ta bàn các quy trình bảo trì [trí nhớ] mà có thể giúp gia tăng vốn nhạc mục [các tác phẩm đã] thuộc lòng của bạn.
Hãy học thuộc nhiều tối đa tác phẩm trước khi bạn tới tuổi 20. Các tác phẩm được học thuộc trong giai đoạn này thực tế là không bao giờ bị quên và, ngay cả khi bị quên, là dễ dàng nhớ lại. Đây là lý do tại sao trẻ em nên được khích lệ học thuộc các bản nhạc trong nhạc mục của chúng. Các tác phẩm được học thuộc sau tuổi 40 sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả cho sự học thuộc và sự duy trì, mặc dù nhiều người chẳng gặp trở ngại gì về học thuộc sau tuổi 60 (dẫu có chậm hơn trước kia). Lưu ý từ "học" ở các câu đi trước; chúng không phải đã được học thuộc và bạn có thể vẫn ghi nhớ chúng sau này với các đặc điểm duy trì tốt hơn so với các tác phẩm đã được học hoặc học thuộc ở một tuổi lớn hơn.
Có những lúc bạn không cần học thuộc, chẳng hạn khi bạn muốn chơi lượng lớn các tác phẩm dễ, đặc biệt là các phần đệm, tới mực sẽ mất quá nhiều thời gian để thuộc lòng và duy trì. Một loại nhạc nữa mà bạn không nên học thuộc là nhóm các tác phẩm mà bạn sử dụng để luyện tập thị tấu. Thị tấu là một kỹ năng độc lập mà được đề cập ở mục III.11. Mỗi người nên có một vốn nhạc mục các tác phẩm thuộc lòng và một vốn nhạc mục các tác phẩm chơi thị tấu.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Vì sao phải học thuộc lòng ?
b. Ai có thể Học thuộc lòng, thuộc Cái gì, Khi nào.
c. Thuộc lòng và Bảo trì trí nhớ.
d. Trí nhớ bàn tay - Hand Memory
e. Khởi đầu tiến trình học thuộc.
f. Củng cố trí nhớ/dữ liệu đã ghi nhớ
g. Luyện tập nguội - Practicing Cold
i. Lượng tính trong đầu-Mental Timing
j. Xây dựng Ký ức vĩnh viễn, Chơi trong đầu - Establishing Permanent Memory, Mental Play
k. Bảo lưu/Duy trì Trí nhớ một tác phẩm
m. Chức năng Ghi nhớ Con người; Âm nhac = Thuật toán Ghi nhớ -Memory Algorithm
n. Làm sao để trở thành một người nhớ giỏi
(P63) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P64) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P65) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận