-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P166) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021
21. Tâm lý học của Piano
Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng tâm lý đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong âm nhạc, mà còn trong việc học piano. Có vô số cách để tận dụng sự hiểu biết về tâm lý học của chúng ta và chúng ta sẽ thảo luận một số trong các cách này ở mục này. Tuy nhiên, nhiệm vụ tức thì quan trọng hơn là khám phá những cạm bẫy tâm lý mà đã tạo dựng nên những chướng ngại hầu như không thể vượt qua trong việc học piano, chẳng hạn “thiếu tài năng”, hoặc “sự căng thẳng” khi trình diễn. Một ví dụ khác là cái hiện tượng về sự bất lực của các nghệ sĩ vĩ đại trong việc giảng dạy mà đã được thảo luận trong mục 16.e bên trên. Hiện tượng đã được giải thích ở khía cạnh sự tiếp cận về mặt tâm lý của nhà nghệ sĩ đối với việc dạy mà phản ánh sự tiếp cận về mặt tâm lý của nhà nghệ sĩ đó đối với âm nhạc. Bởi vì lĩnh vực tâm lý học của âm nhạc chỉ được hiểu tối thiểu, các soạn nhạc gia hoàn toàn sáng tạo âm nhạc trong đầu họ “từ sự không có gì hết” -- không hề tồn tại một cái gì như là một thứ công thức cho công việc sáng tạo âm nhạc. Họ một cách tương tự đã thụ đắc kỹ thuật bằng sự tưởng tượng cái [sản phẩm] đầu ra âm nhạc và sự để cho đôi bàn tay mình tìm một con đường/phương cách để hoàn tựu nó. Nó là một con đường tắt khủng khiếp để dẫn tới một kết quả phức tạp, khi nó có tác dụng.
Tuy nhiên, với hầu hết nhạc sinh, nó là một con đường kém hiệu quả nhất cho sự thụ đắc kỹ thuật và chúng ta giờ biết rằng có những phương pháp/giải pháp tốt hơn. Dĩ nhiên, tâm lý học là quan trọng ở mọi thứ từ sự học, sự luyện tập và sự trình diễn cho tới việc sáng tác âm nhạc. Tâm lý học thì được điều khiển chủ yếu bởi sự hiểu biết/kiến thức và thượng thì khó để phân biệt được giữa tâm lý và kiến thức.Trong hầu hết trường hợp, chính kiến thức là cái điều khiển cách mà chúng ta tiếp cận một đề tài. Nhưng chính tâm lý lại là cái quyết định cách chúng ta sử dụng kiến thức ấy. Giờ là lúc chúng ta sẽ xem xét một số hạng mục chuyên biệt.
Có lẽ điều quan trọng nhất là cái cách mà chúng ta nhìn nhận việc học piano, hoặc thái độ chung của chúng ta đối với tiến trình học cách chơi piano. Các phương pháp của sách này là đối nghịch tuyệt đối với các phương pháp “bản năng”. Lấy ví dụ, khi một nhạc sinh thất bại việc học piano, thì cái lý do, theo hệ thống cũ, sẽ là vì sự thiếu tài năng, và như vậy thì sự thất bại là lỗi của nhạc sinh đó. Theo hệ thống của sách này, thì sự thất bại lại là lỗi của người thầy bởi vì chính công việc của người thầy là phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho sự thành công [của học trò mình]. [Sách này] Không hề có một niềm tin mù quáng nào rằng việc luyện tập Hanon một tiếng đồng hồ hằng ngày sẽ biến bạn thành một nghệ sĩ trình tấu bậc thầy (virtuoso). Trong thực tế, không nên nương cậy vào bất kỳ niềm tin nào và chính trách nhiệm của người thầy là giải thích từng phương pháp sao cho học trò mình hiểu nó. Điều này đòi hỏi người thấy phải hiểu biết rộng trong một sự đa dạng rộng lớn các lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật cho tới động vật học. Chúng ta phải đi tới một điểm trong lịch sử khi mà các vị thầy dạy hội hoạ/nghệ thuật không thể bỏ lơ cái thực tại (sự giáo dục) nữa. Do đó, tâm lý học của sự học piano đòi hỏi những thay đổi sâu sắc trong những thái độ của cả học trò và thầy dạy.
Với người học, đặc biệt là những nhạc sinh đã được rèn theo hệ thống cũ với các nguyên tắc sơ cứng, sự chuyển đổi từ cái cũ sang các phạm vi mới “rất dễ” gây hoàn toàn rối loạn. Một số nhạc sinh sẽ tức thì tán thưởng cái quyền hợp pháp được trao và sự tự do mới mẻ và, trong vòng một tuần, là sẽ đang tận hưởng những hoa lợi trọn vẹn của các phương pháp này. Ở thái cực nghịch lại là các nhạc sinh mà đã nhận thức rằng các nguyên tắc cũ là không còn hiệu lực nữa, và họ bắt đầu trông chờ tìm kiếm các “nguyên tắc mới” để mà tuân thủ. Họ đầy ứ các câu hỏi: Khi nào tôi phải xoay vòng một bàn tay, 10 lần có đủ chưa, hay tôi cần 10000 lần? Tôi phải xoay vòng nhanh hết sức mình có thể, hay là ở một tốc độ chậm hơn, chính xác hơn? Liệu luyện tập HS có là cần thiết không, ngay dẫu khi tôi đã có thể chơi HT rồi? Với bản nhạc đơn giản, luyện tập HS có thể là vô cùng nhàm tẻ -- cớ sao tôi phải cần nó?
Những câu hỏi như vậy hiển lộ cái mức độ mà người nhạc sinh đó đã thích nghi được với hệ tâm lý học mới này, hoặc đã thất bại việc thích ứng với nó. Để minh hoạ, chúng ta hãy phân tích-tâm lý câu hỏi cuối (vì sao lại cần HS?). Để hỏi một câu như vậy, người hỏi đó nhất định là đã đang luyện tập một cách mù quáng chỉ vì anh/cô ta đã đọc rằng luyện tập HS là cần thiết. Nói cách khác, anh/cô ta đã đang đi theo/tuân thủ một nguyên tắc một cách mù quáng. Đó không là một phương pháp của sách này. Ở đây, chúng ta trước nhất phải xác định một mục tiêu, rồi sử dụng luyện tập HS để đạt nó. Mục tiêu này có thể là sự ghi nhớ/thuộc lòng ]tác phẩm] một cách an toàn hơn nhằm tránh các điểm trượt trí nhớ trong các buổi trình diễn, hoặc là sự phát triển kết hợp hầu cho khi bạn chơi HT, bạn có thể nghe rằng sự chơi thì đặt nền tảng trên các kỹ năng kỹ thuật tối cao. Khi các mục tiêu này đã hoàn tựu, thì sự luyện tập sẽ không nhàm tẻ tí nào!
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
20. Bach: Soạn nhạc gia và Người thầy vĩ đại nhất (15 Invention và các nhóm Parallel Set của chúng)
(P167) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P168) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng