(P137) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021

16. Về giảng dạy piano 

d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu (tiếp theo)

Một cách để nhạc sinh bước đầu làm quen với việc trình diễn tại các buổi trình diễn là tổ chức những buổi hòa nhạc  giả (mock recital) giữa các em với nhau và cho các em thảo luận về  những nỗi sợ hãi, những khó khăn, nhược điểm, và ưu điểm của mình để khiến các em làm quen dần với tất cả các vấn đề chủ yếu này. Làm thế nào bạn chơi nhạc trong đầu? Bạn có làm điều đó mọi lúc không? Bạn sử dụng trí nhớ chụp ảnh hay là trí nhớ bàn phím hay chủ yếu trí nhớ âm nhạc? Nó xảy ra tự động hay bạn thực hiện nó vào những thời điểm nhất định? Các nhạc sinh sẽ hiểu các vấn đề đó tốt hơn khi các em có thể thực tế cảm nhận chúng và rồi thảo luận chúng cởi mở với các đồng bạn của mình. Bất kỳ sự căng thẳng nào mà các em cảm giác đều trở nên bớt hãi hùng hơn khi các em nhận thức rằng  thảy mọi người đều trải qua cũng những cảm giác đó, rằng căng thẳng là tuyệt đối tự nhiên, và rằng có nhiều cách khác nhau để chống lại chúng hoặc thậm chí có thể lợi dụng chúng. Cụ thể, một khi các em thực hiện xuyên suốt được toàn bộ tiến trình từ đầu chí cuối của một buổi hòa nhạc giả, thì toàn bộ quy trình trở nên bớt bí ẩn và kém đe doạ hơn. Các nhạc sinh phải được dạy rằng việc học cách thưởng thức sự trình diễn là một phần của nghệ thuật piano. Rằng "nghệ thuật trình diễn" cũng đòi hỏi học tập và luyện tập, y như kỹ thuật ngón vậy. Trong một nhóm nhạc sinh, luôn có một nhạc sinh có tài trình diễn. Các em khác có thể học bằng cách quan sát và thảo luận cách mà các nhạc sinh giỏi này xử lý từng vấn đề. Lại có những nhạc sinh mà sợ đến tê liệt đầu óc khi lên sân khấu – những em này cần sự giúp đỡ đặc biệt, chẳng hạn cho các em học những tác phẩm đơn giản để trình diễn, hoặc cho các em nhiều cơ hội để trình diễn trong một buổi hoà nhạc, hoặc cho trình diễn cùng một nhóm hoặc thành từng cặp. 

Một cách khác để giúp các nhạc sinh làm quen với các buổi hòa nhạc và đồng thời với sự thích thú là tổ chức một buổi trình diễn thân mật, trong đó các em chơi một trò chơi gọi là  "ai có thể chơi nhanh nhất". Trong trò chơi ấy, mỗi nhạc sinh sẽ chơi cùng một tác phẩm, nhưng lượng thời gian cho luyện tập nó là giới hạn, chẳng hạn, trong ba tuần. Chú ý rằng trong thủ thuật này, cái vấn đề được che giấu là nhằm dạy các em cách vui thú với việc tham dự các buổi hòa nhạc, chứ không nhằm dạy các em cách đàn nhanh. Chính các nhạc sinh sẽ tự bầu chọn người chơi nhanh nhất. Ban đầu, giáo viên sẽ không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào; các em nhạc sinh sẽ phải tự chọn những phương pháp luyện tập của chính mình. Sau buổi hòa nhạc thứ nhất, giáo viên tổ chức một buổi học nhóm trong đó các em thảo luận về các phương pháp luyện tập của mình và giáo viên bổ sung bất kỳ thông tin hữu ích nào. Dĩ nhiên, sự rõ ràng, sự chính xác, nhạc cảm phải được cân nhắc để chọn người thắng cuộc. Bản nhạc có thể được làm cho nghe như nhanh hơn bằng cách chơi chậm hơn nhưng chính xác hơn. Có những sự khác biệt lớn trong các phương pháp luyện tập và  thụ đắc của các nhạc sinh khác nhau và, theo cách này, chúng sẽ học lẫn nhau và sẽ hiểu các chỉ dẫn căn bản của giáo viên tốt hơn. Trong khi các em đang tham gia trong một "giải thi", công việc của giáo viên là bảo đảm rằng nó là một trải nghiệm vui thú, một cách để trải nghiệm niềm vui của sự trình diễn, một cách để quên hoàn toàn sự căng thẳng. Các lỗi lầm sai sót chỉ nên mang lại sự cười đùa, không được phép cau có vì các lỗi. Và các món ăn uống nhẹ có thể được dọn lên sau buổi thi. Giáo viên không được phép quên việc dàn trải rải rác các chỉ dẫn cho việc học trình diễn, cùng với các kỹ năng "thi đấu". 

Khi các nhạc sinh đã được dạy những vấn đề căn bản của sự trình diễn, thì các buổi hòa nhạc nên được tổ chức thế nào? Chúng nên được thiết kế sao cho sẽ củng cố năng lực trình diễn của các em. Một trong những điều khó thực hiện nhất là trình diễn cùng một tác phẩm nhiều lần trong cùng buổi hòa nhạc hoặc trong các buổi hòa nhạc liên tiếp. Do đó, chính những cuộc trình diễn lặp lại lại cung cấp sự đào luyện tốt nhất để củng cô năng lực trình diễn.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

16. Về giảng dạy piano 

d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu.

e. Tại sao những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất không thể dạy.

17. Piano đứng, Đại dương cầm, Piano điện; Việc mua và bảo quản.

a. Piano đứng, Đại dương cầm hay  Piano điện?

b. Piano điện tử.

c. Piano đứng cơ.

d. Đại dương cầm.

e. Mua sắm một piano cơ.

f. Bảo trì/Chăm sóc Piano.

(P138) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P139) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: