(P130) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021

16. Về giảng dạy piano 

a. Các loại giáo viên dạy piano. 

Theo phân loại truyền thống, tối thiểu có ba loại giáo viên: giáo viên cho nhạc sinh trình độ sơ cấp (người mới học), cho nhạc sinh trình độ trung cấp, và nhạc sinh trình độ cao cấp. 

Trách nhiệm của một giáo viên cho nhạc sinh trình độ sơ cấp là dạy đúng các nền tảng về lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật piano, các phương pháp luyện tập, ... sao cho khi các nhạc sinh này chuyển tới học với các giáo viên dạy các trình độ cao hơn thì họ không gặp các trở ngại. Chẳng hạn, việc các giáo viên giai đoạn sau phải sửa chữa những thói quen xấu do phương pháp luyện tập sai để lại của cá giáo viên dạy đã dạy giai đoạn trước họ. 

b. Dạy trẻ em, Sự liên quan của phụ huynh.  

Trẻ em nên được kiểm tra về sự sẵn sàng theo học piano ở độ tuổi từ 2 tới 8 tuổi. 

Những buổi học cho người mới học, đặc biệt là trẻ em dưới 7 tuổi, nên ngắn, độ 10 tới 15 phút. Chỉ tăng dần thời lượng buổi học khi thời gian mà chúng có khả năng tập trung đã mở rộng và sức chịu đựng của chúng đã tăng lên. Nếu cần nhiều thời gian hơn, thì hãy chia một buổi học thành nhiều quãng cách nhau bằng một lúc nghỉ giải lao (ví dụ, giờ ăn bánh, vv..)

Nguyên tắc trên cũng áp dụng cho các giờ luyện tập tại nhà của các em. 

Bạn có thể dạy rất nhiều thứ trong vòng 10 phút; tốt hơn là lập các buổi dạy dài 15 phút, cách 3 ngày một buổi, thay vì dạy những buổi học dài hơn 1 buổi hằng tuần. Nguyên tắc này chung cho mọi lứa tuổi, mặc dù thời gian cho một buổi học và thời gian nghỉ giải lao giữa một buổi học sẽ tăng theo độ tuổi và trình độ kỹ năng kỹ thuật. 

Điều quan trọng cho trẻ em là việc cho chúng nghe băng đĩa. Các em có thể lắng nghe, rồi chơi lại nhạc Chopin ở bất kỳ độ tuổi nào. Các em cũng nên được nghe các nghệ sĩ lớn chơi các bản nhạc các em đã/đang học, bằng không, các em không thể hiểu tại sao các em lại bị phê bình các lỗi của mình. Không nên cố định các em chỉ các tác phẩm cổ điển thôi hoặc chỉ nhạc của Bach thôi. Hãy chơi cái gì mà bạn và các em yêu thích. Trẻ em phát triển trong những sự bột phát, cả thể chất và tinh thần, và các em chỉ có thể học những gì mà các em đang đủ trưởng thành để học. Do đó, một phần của việc giảng dạy phải bao gồm việc thường xuyên kiểm tra trình độ của các em về: cao độ, tiết tấu, cao độ tuyệt đối - absolute pitch, khả năng thị tấu, khả năng điều khiển ngón trên bàn phím, quãng thời gian có thể thật sự tập trung vào bài học, độ hứng thú/quan tâm âm nhạc, sự hiểu biết các khái niệm âm nhạc, khả năng giao tiếp, trí thông minh,vv. Mặt khác, hầu hết trẻ em là có thể sẵn sàng để học nhiều thứ hơn là người lớn nghĩ. Do đó, sẽ là một sai lầm để cho rằng mọi trẻ em phải được cư xử như là trẻ nít mọi lúc mọi nơi. Các em có thể tiến bộ đến kinh ngạc ở nhiều khía cạnh và việc cư xử với các em  luôn như là trẻ nít sẽ làm kìm hãm các em (ví dụ chỉ  cho các em nghe “nhạc cho con nít ”) và tước mất của các em cái cơ hội  phát triển trọn tiềm năng của các em. Nhạc con nít chỉ tồn tại trong đầu óc của người lớn, và nói chung là gây hại hơn là có lợi.  

Sự phát triển não bộ và phát triển thể xác có thể tiến triển ở những tốc độ rất khác nhau. Não bộ thông thường tiến trước thể xác. Bởi sự chậm phát triển thể xác của một đứa con mình, nhiều phụ huynh cho rằng sự phát triển não bộ của đứa trẻ ấy cũng bị chậm. Điều quan trọng là kiểm tra não bộ và hỗ trợ sự phát triển của nó và chớ để sự phát triển thể xác làm chậm phát triển não bộ. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi não bộ có thể đẩy nhanh quan trọng phát triển thể xác. Ngôn ngữ, logic, và âm nhạc, cũng như những sự kích thích bằng hình ảnh, thảy đều quan trọng cho sự phát triển não bộ.   

Tối tiểu trong 2 năm đầu theo học (dài hơn với trẻ em), giáo viên phải yêu cầu phụ huynh tham gia vào quá trình dạy/học này. Việc đầu tiên của phụ huynh là hiểu các phương pháp mà giáo viên đang sử dụng để dạy đứa trẻ. Bởi rất nhiều các phương pháp luyện tập và các quy trình chuẩn bị cho buổi trình diễn (recital preparation) là trái nghịch với trực giác/bản năng (counterintuitive),  nên các vị phụ huynh phải hiểu chúng để họ không chỉ có thể  hữu dụng con mình, mà còn không  phủ nhận và làm vô hiệu hoá các chỉ dạy của giáo viên. Nếu các phụ huynh không đồng tham gia các buổi học của con em họ, thì họ sẽ tụt hậu chỉ sau vài buổi học, và thực tế có thể trở thành kẻ cản trở sự học của con/em họ. 

Các vị phụ huynh cần hiểu rõ các mục đích tối hậu -- ví dụ, buổi học này có phải là cho đứa trẻ chơi nhạc giải trí, hay nhằm nâng nó lên một trình độ cao hơn? Những loại âm nhạc nào mà con/em họ cuối cùng thật sự muốn chơi? Trẻ mới học luôn cần được giúp đỡ tại nhà trong việc xây dựng tập quán tối ưu cho sự luyện tập hằng ngày cũng như sự hoàn thành đúng hạn các bài tập được giáo viên giao. 

Người giáo viên và phụ huynh cần đồng tình với nhau về sự đứa trẻ sẽ học nhanh ở mức độ nào và hợp tác nhau để đứa trẻ đạt tốc độ học đó. Phụ huynh cần được thông báo các ưu và nhược điểm của con mình để họ có thể cân đối phù hợp các kỳ vọng của họ với những gì có thể hoặc không thể đạt được. Điều quan trọng nhất, việc của phụ huynh là đánh giá đúng giáo viên và có các quyết định đúng đắn trong việc thay/chuyển giáo viên vào đúng thời điểm.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng

16. Về giảng dạy piano 

a. Các loại giáo viên dạy piano.

b. Dạy trẻ em, Sự liên quan của phụ huynh.

c. Chơi Thuộc lòng, Đọc nhạc, Lý thuyết.

d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu.

e. Tại sao những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất không thể dạy.

(P130) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P131) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P132) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: