(P129) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng (tiếp theo)
Chúng ta có thể tấn công sự căng thẳng ở giai đoạn hình thành hạt nhân; nếu chúng ta có thể ngăn cản tiến trình hình thành hạt nhân, nó sẽ không bao giờ hình thành một hạt nhân tới hạn. Chỉ thuần trì hoãn tiến trình hình thành hạt nhân cũng đã là hữu ích bởi vì việc đó làm giảm đi cái thời gian sẵn sàng cho nó phát triển. Việc chơi các tác phẩm dễ hơn sẽ làm giảm sự bão hoà của sự lo sợ. Các buổi trình diễn giả sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm và tự tin hơn; cả hai sẽ làm giảm sự sợ hãi trước điều không biết. Nói chung, bạn cần trình diễn một tác phẩm từ 3 lần trở lên trước khi bạn có thể biết chắc rằng mình có thể trình diễn nó thành công hay không; như vậy việc trình diễn các tác phẩm mà đã được trình diễn nhiều lần trước đó cũng sẽ có ích. Sự căng thẳng thông thường là tồi tệ nhất trước một buổi trình diễn; một khi bạn đã bắt đầu chơi, bạn đang quá bận với cái công việc trước mắt tới mực chẳng còn đâu thời gian để chú tâm vào sự căng thẳng, do vậy làm giảm nhân tố phát triển. Hiểu biết này có ích bởi vì nó giúp khuây dịu sự sợ hãi rằng mọi điều có thể trở nên tồi tệ hơn trong lúc đang trình diễn. Không chuyên tâm vào sự căng thẳng là một cách khác để trì hoãn quá trình hình thành các hạt nhân cũng như làm chậm lại giai đoạn phát triển. Do đó sẽ là một ý tốt việc bạn duy trì đầu óc bận rộn trong khi chờ một buổi recital bắt đầu. MP là hữu dụng bởi vì bạn có thể kiểm tra trí nhớ của bạn và đồng thời giữ cho đầu óc bạn bận rộn; nó chính là cái công cụ quan trọng nhất cho việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến trình hình thành hạt nhân và cho sự giảm chậm sự phát triển. (Xem mục 16.c & d cho các gợi ý với các giáo viên cách đào luyện nhạc sinh cho việc trình diễn.)
Với một buổi trình diễn quan trọng, khả năng tránh tiến trình hình thành hạt nhân là không thể. Vì vậy, chúng ta nên xem xét các cách làm ngăn chặn sự phát triển. Bởi sự căng thẳng thông thường sẽ suy giảm sau khi buổi trình diễn đã khởi đầu, hiểu biết này có thể được sử dụng để làm giảm bớt sự lo lắng và theo đó bớt sự căng thẳng. Hiện tượng này có thể tự cấp dưỡng nó, và khi sự căng thẳng bắt đầu giảm, bạn cảm giác an tâm hơn, và thông thường nó có thể hoàn toàn tan biến, nếu bạn có thể giảm nó thấp hơn điểm mà hạt nhân tới hạn. Một nhân tố quan trọng khác là thái độ và sự chuẩn bị tinh thần. Một buổi trình diễn thì luôn là một quá trình tương tác giữa bạn và thính giả. Chơi diễn cảm, dĩ nhiên, luôn là một giải pháp -- khi bạn có thể dồn toàn bộ tâm trí cho việc sáng tạo âm nhạc, thì sẽ chẳng còn mấy chỗ còn lại trong não bộ bạn để mà lo lắng về sự căng thẳng. Đây là những biện pháp nhằm giảm sự phát triển.
Sẽ chẳng là ý tốt sự giả vờ rằng sự căng thẳng không hề tồn tại, đặc biệt là với các trẻ em mà có thể dễ dàng bị chấn thương tâm lý lâu dài. Trẻ con rất nhạy và chúng có thể dễ dàng thấu suốt sự giả vờ nọ, và cái yêu cầu phải chơi cùng với sự giả vờ nọ có thể chỉ làm gia tăng stress. Đây là lý do tại sao việc đào luyện trình diễn, trong đó sự căng thẳng được thảo luận công khai, là rất quan trọng. Với các nhạc sinh trẻ, các vị cha mẹ và bạn bè đến dự buổi trình diễn cũng cần được đào tạo nữa. Những câu đại loại như "Mẹ hy vọng con sẽ không bị căng thẳng!" hoặc "Làm thế nào bạn có thể trình diễn mà không bị căng thẳng ?" thì hầu như chắc chắn sẽ gây ra sự hình thành hạt nhân và sự phát triển. Mặt khác, sự bở lơ tuyệt đối sự căng thẳng và đưa trẻ em ra sàn diễn mà không qua quá trình đào tạo trình diễn nào là vô trách nhiệm và có thể thậm chí gây ra những thương tổn tâm lý nghiêm trọng suốt đời
Phát triển thái độ tinh thần thích đáng [đối với việc trình diễn] là cách tốt nhất cho sự kiềm chế chứng hãi hùng sân khấu [stage fright]. Nếu bạn có thể nhập tâm rằng sự trình diễn là một trải nghiệm tuyệt vời của sự sáng tạo âm nhạc cho những người khác và phát triển các phản ứng thích đáng khi bạn thực sự phạm các lỗi, thì sự căng thẳng sẽ không còn là vấn đề nữa. Ở đó tồn tại sự khác biệt lớn này giữa, lấy ví dụ, (1) tạo chút hài hước từ một lỗi vấp hoặc phục hồi từ lỗi vấp một cách tốt đẹp và (2) để cho lỗi vấp ấy trông như một tai hoạ mà sẽ gây tai hại cho toàn thể cuộc trình diễn. Việc đào tạo cho trình diễn phải chứa các bài học về cách phản ứng trước các tình huống khác biệt. Điều quan trọng là, ngay từ khởi đầu sự nghiệp của một nhạc sinh, hãy chơi các tác phẩm có thể trình diễn dễ để không mang lại sự căng thẳng. Ngay cả một trải nghiệm như thế cũng có thể cung cấp thực chứng rằng sự trình diễn mà không kèm sự căng thẳng là khả dĩ. Cái trải nghiệm đó thôi đã có thể ảnh hưởng thái độ với việc trình diễn của bạn cho suốt đời còn lại. Cách tốt nhất để bảo đảm một cuộc trình diễn hoàn hảo/không tì vết như vậy là hãy phát triển một MP vững chắc, mà nó sẽ cho phép bạn bắt đầu chơi từ bất kỳ nốt nào trong tác phẩm, tiến trước bản nhạc trong đầu, sáng tạo nhạc cảm trong đầu bạn, phục hồi từ những vấp váp lọng ngọng, tránh chúng hoặc che đậy chúng, duy trì đầu óc bận rộn (bằng cách đó ngăn sự căng thẳng phát triển), hãy luyện tập một phần bất kỳ nào của bản nhạc tại bất kỳ thời gian hoặc nơi chốn nào, hãy viết ra toàn bộ tổng phổ từ trí nhớ (mỗi lần một bàn tay !), vv.; các thành tích này sẽ cho bạn sự tự tin của một nhạc sĩ hoàn thiện. Thính giả sẽ kết luận rằng họ đang được tận hưởng một tài năng vĩ đại, hiếm có.
Tóm lại, hãi hùng sân khấu chính là sự căng thẳng mà đã không ngừng tăng thoát khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Song, một liều lượng căng thẳng nhất định lại là bình thường và còn hữu lợi. Bạn có thể giảm thiểu sự căng thẳng bằng cách trì hoãn sự hình thành hạt nhân của nó bằng cách duy trì bận rộn đầu óc và làm giảm sự phát triển của nó bằng cách chơi diễn cảm; MP là công cụ hiệu quả nhất cho mục tiêu này. Như thế, sẽ là một điều vô nghĩa, và là một lỗi lầm, việc hỏi "bạn có bị căng thẳng khi bạn trình diễn không?" Ai ai cũng bị hết, và nên bị. Chúng ta chỉ cần kiềm chế sự căng thẳng sao cho nó không vượt khỏi tầm kiểm soát. Sự nhận thức rằng một lượng nhất định của sự căng thẳng là bình thường sẽ là khởi điểm tốt nhất cho việc học cách kiềm chế nó. Lẽ dĩ nhiên, tồn tại một phạm vi rộng lớn của các cá nhân từ những người không hề căng thẳng, cho tới những người chịu chứng hãi hùng sân khấu một cách trầm trọng. Phương sách tốt nhất cho sự căng thẳng là sự trung thực -- chúng ta phải hiểu biết tác động của nó lên từng cá nhân và xử lý nó thích đáng theo đó. Sự đạt được tự tin về khả năng trình diễn của bạn thông thường có thể làm loại trừ sự căng thẳng và sự hoàn thiện nghệ thuật MP là cách tốt nhất để để thành đạt một sự tự tin như thế.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng
a. Các loại giáo viên dạy piano.
b. Dạy trẻ em, Sự liên quan của phụ huynh.
c. Chơi Thuộc lòng, Đọc nhạc, Lý thuyết.
d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu.
e. Tại sao những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất không thể dạy.
(P130) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P131) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận