(P128) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng (tiếp theo)
Tới cái thời điểm mà sự căng thẳng trở thành một vấn đề, nó thông thường là một thứ xúc cảm pha trộn vượt ngoài tầm kiểm soát của ta. Cộng vào sự căng thẳng, là các xúc cảm khác chẳng hạn sự sợ hãi và sự lo âu. Một sự thiếu hiểu biết về sự căng thẳng cũng tạo nên một sự sợ hãi bởi sự sợ hãi cái ta không biết. Theo vậy, sự hiểu biết đơn giản về nỗi sợ hãi sân khấu (stage fright) có thể là một nhân tố làm khuây dịu bằng sự làm giảm đi mối sợ hãi vì sự không biết đó. Bằng cách nào mà sự căng thẳng lớn vượt ngoài tầm kiểm soát, và có những phương cách nào ngăn ngừa nó hay không ? Một cách giải quyết vấn đề này là xem xét một số nguyên tắc của khoa học cơ bản. Trong thực tế, bất kỳ cái gì trong vũ trụ của chúng ta đều phát triển bằng một quá trình được gọi là Cơ chế Cấu tạo Hạt nhân-Phát triển [Nucleation-Growth (NG) mechanism]. Thuyết NG tuyên bố rằng một vật thể bất kỳ hình thành bằng hai giai đoạn, giai đoạn Cấu tạo Hạt nhân (nucleation) và giai đoạn Phát triển (growth). Thuyết này đã trở nên phổ biến và hữu dụng bởi vì trong thực tế đó chính là cái cách mà đa số các vật thể trong vũ trụ của chúng ta hình thành, từ hạt mưa cho tới các đô thị, các tinh tú, con người, vv. Hai yếu tố then chốt của thuyết NG là: (1) Cấu tạo Hạt nhân (nucleation) và (2) Phát triển (growth). Các hạt nhân (Nuclei) luôn luôn đang hình thành và biến mất, nhưng có một thứ được gọi là một hạt nhân tới hạn (critical nucleus) mà, khi một khi đã được hình thành, nó sẽ trở nên ổn định -- nó không biến mất. Về nguyên lý, hạt nhân tới hạn không được hình thành trừ phi có một sự quá bão hoà (supersaturation) của vật chất mà kết tập để hình thành nó. Để vật thể ấy phát triển tới kích thước cuối cùng của nó, thì hạt nhân tới hạn cần một cơ chế phát triển mà bằng cơ chế ấy nó gia tăng kích cỡ. Về nguyên lý, cơ chế phát triển thì hoàn toàn khác với cơ chế cấu tạo hạt nhân. Một khía cạnh thú vị của cấu tạo hạt nhân là rằng luôn tồn tại một rào cản với sự cấu tạo hạt nhân -- bằng không, thảy vạn vật đều đã cấu tạo hạt nhân [nucleate] từ rất xưa rồi. Sự phát triển là một con đường hai-chiều: nó có thể là (+) tích cực hay (-) tiêu cực.
Hãy xem xét một ví dụ: mưa. Mưa xảy ra khi những giọt nước nhỏ xíu hình thành cái hạt nhân tới hạn trong không trung mà đã quá bão hòa với hơi nước (ẩm độ tương đối lớn hơn 100%). Cái "chân lý khoa học" thường được trích dẫn sai lầm rằng ẩm độ tương đối không bao giờ vượt quá 100% thường xuyên bị vi phạm thô bạo bởi Tự Nhiên bởi vì cái "chân lý" ấy thì chỉ hiệu lực trong các điều kiện trạng thái cân bằng (equilibrium condition), khi tất cả các lực đã được cho phép để cân bằng. Tự nhiên thì hầu như luôn luôn là động (dynamic), và nó có thể không hề ở trạng thái cân bằng. Điều này xảy ra, ví dụ, khi không khí lạnh đi nhanh chóng và trở nên quá bão hòa với hơi nước; tức là, ẩm độ tương đối cao hơn 100%. Ngay cả khi không có sự quá bão hoà, thì hơn nước vẫn không ngừng hình thành các giọt nước nhỏ, nhưng các giọt nhỏ này bay hơi trước khi chúng có thể hình thành các hạt nhân tới hạn. Với sự quá bão hoà, các hạt nhân tới hạn có thể đột ngột hình thành, đặc biệt là nếu có các hạt nguyên tử bụi có thể hút nước [hydrophilic dust particles] (các hạt giống-seed) trong không khí hoặc những sự nhiễu loạn có xu hướng gây nén (compressive disturbance) chẳng hạn các tia sét mà mang các phân tử ấy lại gần nhau hơn, và do vậy làm tăng thêm sự quá bão hoà. Bầu không khí tràn ngập với các hạt nhân tới hạn đó là cái chúng ta gọi là một đám mây hoặc sương mù. Nếu sự hình thành của đám mây này làm giảm sự quá bão hoà xuống tới zero, thì một đám mây ổn định được tạo thành; nếu không, các hạt nhân duy trì phát triển để thực hiện sự quá bão hoà. Các hạt nhân có thể phát triển bằng các cơ chế khác, Đây là giai đoạn phát triển của tiến trình NG. Các hạt nhân có thể tình cờ gặp nhau và kết tập lại, hoặc bắt đầu rơi và va vào các phân tử và các hạt nhân nước khác, cho tới khi các giọt mưa thành hình.
Hãy ứng dụng thuyết NG cho sự căng thẳng.Trong đời sống thường ngày của chúng ta, cảm giác về sự căng thẳng vẫn thường đến rồi đi, mà không trở thành bất kỳ cái gì nghiêm trọng.Tuy nhiên, trong một tình huống bất thường chẳng hạn như một buổi trình diễn, thì xảy ra một sự quá bão hoà của các nhân tố mà gây ra sự căng thẳng : bạn phải trình diễn một cách hoàn hảo, bạn có không đủ thời gian để luyện tập tác phẩm trình diễn, có một lượng thính giả khổng lồ ở đó,vv. Tuy nhiên, điều này vẫn có khả năng không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào bởi vì còn có những rào chắn tự nhiên cho sự hình thành các hạt nhân của sự căng thẳng, chẳng hạn một lưu lượng adrenalin, một cảm nhận về thành quả, hoặc thậm chí sự không ý thức về sự căng thẳng, hoặc bạn có thể đang quá bận rộn hoàn tất các sự chuẩn bị cho buổi trình diễn. Ấy rồi, một người bạn trình diễn bảo, "Chao, mình thấy lòng dạ nhộn nhạo bồn chồn quá," và rồi bạn đột nhiên cảm thấy một cục nghẹn ngang cổ họng mình và nhận thức rằng bạn đang căng thẳng -- các hạt nhân tới hạn đã hình thành ! Sự này vẫn có khả năng chưa thành quá tồi tệ, cho tới khi bạn bắt đầu lo âu rằng có lẽ tác phẩm này chưa được sẵn sàng để trình diễn hoặc sự căng thẳng có thể can thiệp vào sự chơi của bạn -- những mối lo sợ này khiến sự căng thẳng phát triển. Những diễn tiến này chính xác là các tiến trình được miêu tả bởi thuyết NG. Điều hay ở bất kỳ thuyết khoa học nào là rằng nó không chỉ miêu tả cái tiến trình một cách chi tiết, mà còn cung cấp các giải pháp. Thế thì thuyết NG giúp bạn cách nào?
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng
a. Các loại giáo viên dạy piano.
b. Dạy trẻ em, Sự liên quan của phụ huynh.
c. Chơi Thuộc lòng, Đọc nhạc, Lý thuyết.
d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu.
e. Tại sao những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất không thể dạy.
(P129) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P130) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Viết bình luận