-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P127) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021
15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng:
Sự căng thẳng là một xúc cảm tự nhiên của con người tương tự sự hạnh phúc, sợ hãi, u buồn, vv. Sự căng thẳng khởi sinh từ một sự nhận thức về một tình huống trong đó sự trình diễn của ta là tối hệ trọng. Do đó, sự căng thẳng, như tất cả các xúc cảm khác, là một sự thi hành làm gia tăng phản ứng với một tình huống. Hạnh phúc gây cảm giác dễ chịu, thế nên chúng ta gắng xây dựng các tình huống hạnh phúc, mà hữu ích cho chúng ta; sự sợ hãi giúp chúng ta tránh sự nguy hiểm, và sự buồn khiến chúng ta tránh các tình huống buồn mà có xu hướng cải thiện các cơ hội tồn tại của chúng ta. Sự căng thẳng khiến chúng ta tập trung toàn bộ năng lượng của chúng ta cho cái nhiệm vụ hệ trọng đã sát sườn và do đó là một công cụ sinh tồn khác. Hầu hết mọi người căm ghét sự căng thẳng bởi vì nó quá thường xuyên bị đi cùng, hoặc bị gây ra, bởi sự sợ hãi thất bại. Do đó, mặc dù sự căng thẳng là cần thiết cho một cuộc trình diễn lớn, nó cần được kiềm chế trong tầm kiểm soát; không nên cho phép nó can thiệp vào sự trình diễn. Lịch sử của các nghệ sĩ vĩ đại chứa đầy những giai thoại về những nghệ sĩ trình tấu rất căng thẳng cũng như hoàn toàn không căng thẳng, cho thấy rằng hiện tượng này vẫn chưa được nghiên cứu ở khía cạnh khoa học, y học, hoặc tâm lý học, với các kết quả nghiên cứu thực dụng, ngay cả tại các nhạc viện nơi mà vấn đề này nhẽ ra phải là một thành phần quan trọng của chương trình giảng dạy.
Các loại tình-xúc cảm là những phản ứng gốc, nguyên thuỷ, thuộc muôn loài động vật, cái gì đó tương tự với bản năng, và là hoàn toàn phi lý trí. Trong những tình cảnh thông thường, thì các tình-xúc cảm dẫn dắt các hành động thường ngày, thường khắc của chúng ta một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, trong những tình cảnh nghiệt ngã, các tình-xúc cảm có thể thoát khỏi tầm kiểm soát, và trở thành một nguy cơ. Hiển nhiên, các tình-xúc cảm được thiết kế chỉ để hoạt động hiệu quả trong các tình huống bình thường. Ví dụ, sự sợ hãi khiến một con ếch đào tẩu sớm trước khi một con thú ăn thịt có thể chụp nó. Tuy nhiên, khi bị dồn vào ngõ cùng, con ếch bị tê liệt vì sợ hãi và dễ trở thành thành bữa ăn cho con rắn hơn là nếu như nó không bị sự sợ hãi làm cho tê liệt. Tương tự, sự căng thẳng thông thường là nhẹ và giúp chúng ta thi hành một nhiệm vụ hệ trọng tốt hơn là nếu như chúng ta đang uỷ mị đa sầu đa cảm.
Tuy nhiên, trong những tình cảnh nghiệt ngã, nó lại có thể thoát ngoài tầm kiểm soát và ngăn chặn khả năng hành động của chúng ta. Yêu cầu để trình tấu một tác phẩm độc tấu piano khó trước một lượng công chúng thính giả khổng lồ hết sức đặc trưng cho một tình huống nghiệt ngã. Chẳng có gì lạ nếu sự căng thẳng lúc ấy có thể tuột tầm kiểm soát trừ phi tên của chúng ta là Wolfie hoặc Franz (Freddy hiển nhiên không có phẩm chất này, vì ông là một kẻ bị sự căng thẳng huỷ hoại tệ hại và căm ghét các cuộc biểu diễn trước công chúng; tuy nhiên, ông dường thoải mái hơn trong một môi trường biểu diễn ở các phòng khách [salon environment]). Bởi thế, mặc dù các nghệ sĩ vĩ cầm có căng thẳng, nó không tuột tầm kiểm soát khi họ đang chơi trong một dàn nhạc bởi vì các tình huống không nghiệt ngã như với các buổi trình diễn độc tấu. Các nhạc sinh trẻ, mà quá kinh hãi sự độc tấu trình diễn, hầu như luôn luôn yêu thích sự trình diễn trong một nhóm. Điều này cho thấy sự quan trọng của sự nhận thức về các tình huống gây căng thẳng.
Hiển nhiên, cách để kiềm chế sự căng thẳng là trước nhất phải nghiên cứu nguyên nhân và bản chất của nó rồi phát triển các phương pháp kiềm chế nó dựa trên kiến thức này. Bởi nó là một xúc cảm, nên bất kỳ phương pháp kiềm chế xúc cảm nào cũng sẽ đều tác dụng. Một số người tuyên bố rằng, dưới sự giám sát của một bác sĩ, sử dụng các loại thuốc chẳng hạn Inderal và Atenolol, hoặc ngay cả Zantac sẽ có tác động làm dịu thần kinh. Trái lại, bạn có thể làm nó trở nên tồi tệ thêm bằng việc uống cà phê hoặc trà, ngủ không đủ, hoặc sử dụng các loại thuốc cảm nào đó. Các xúc cảm cũng có thể được kiềm chế bởi sử dụng tâm lý học, sự rèn luyện, hoặc sự thích nghi. Sự hiểu biết nó là phương cách kiềm chế nó hiệu quả nhất. Lấy ví dụ, những người chuyên luyện rắn không hề trải bất kỳ xúc cảm nào mà hầu hết chúng ta sẽ trải khi chúng ta lại gần một con rắn độc nhờ bởi sự hiểu biết của họ về loài rắn.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng
a. Các loại giáo viên dạy piano.
b. Dạy trẻ em, Sự liên quan của phụ huynh.
c. Chơi Thuộc lòng, Đọc nhạc, Lý thuyết.
d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu.
e. Tại sao những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất không thể dạy.
(P128) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P129) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng