(P123) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021

14. Sự chuẩn bị cho các buổi Trình diễn và các Recital 

f. Các tập quán luyện tập chuẩn bị cho trình diễn: Ngay cả dù một nhạc sinh có thể chơi hoàn hảo trong khi luyện tập, người đó vẫn có thể vấp đủ loại lỗi và  vất vả với sự diễn cảm trong một recital nếu quá trình chuẩn bị không thích đáng. Hầu hết các nhạc sinh theo bản năng hay luyện tập một cách cần mẩn và chơi hết tốc độ trong tuần trước buổi trình diễn, mà đặc biệt là vào đúng ngày trình diễn. Nhằm vờ như đang trong một recital, họ tưởng tượng đang có một lượng thính giả lắng nghe gần mình và chơi  tận lực/hết mực mê say, cho toàn bộ tác phẩm, từ đầu chí cuối, nhiều lần. Phương pháp luyện tập này là nguyên do lớn nhất gây ra các lỗi và sự trình diễn nghèo nàn. Nhận định tôi thường nghe nhất là rằng "Kỳ lạ, tôi đã chơi hết sức trôi chảy suốt sáng nay vậy mà trong buổi trình diễn, tôi phạm các lỗi mà tôi không hề mắc trong suốt quá trình luyện tập!" Với một giáo viên kinh nghiệm, đây là một nhạc sinh đã luyện tập ngoài kiểm soát mà không có được bất kỳ sự hướng dẫn nào về các phương pháp đúng và sai cho việc chuẩn bị trình diễn.  

Các giáo viên mà đã thành công trong sự tổ chức các buổi trình diễn trong đó các nhạc sinh của họ đã trình diễn hoàn hảo là những giáo viên đã duy trì một kiểm soát chặt chẽ  với các nhạc sinh và điều khiển các tập quán luyện tập của các nhạc sinh một cách sát sao. Rối ren này cơ sự từ đâu? Là bởi vì trong một buổi trình diễn, nhân tố chịu stress nặng nhất là não bộ, chứ không phải là cái cơ chế chơi [playing mechanism]. Và  thứ stress không thể được tái tạo/sao chép trong bất kỳ buổi trình diễn giả vờ nào. Do vậy não bộ phải được nghỉ ngơi thư giãn và nạp đầy năng lượng cho một buổi trình diễn một-lần; nó không thể bị tiêu cạn bởi sự chơi tận lực trước đó của bạn. Tất các các lỗi là khởi sinh từ não bộ. Tất cả các thông tin cần thiết phải được lưu trữ một cách lớp lang trong não bộ, mà không được phép hỗn độn. Đây là lý do tại sao các nhạc sinh mà chuẩn bị không thích đáng sẽ luôn chơi tồi trong một buổi trình diễn hơn là trong khi luyện tập. Khi bàn tay luyện tập nhanh hết tốc độ, một lượng lớn sự hỗn độn bị đưa vào trong bộ nhớ của não bộ. Môi trường trình diễn thì khác biệt với của một buổi luyện tập, và có thể hết sức gây cho bạn mất tập trung. Do đó, bạn phải có một trí nhớ đơn giản, sạch-lỗi (mistake-free memory) cho tác phẩm trình diễn mà có thể được khôi phục bất chấp tất cả các tình huống gây xao nhãng nảy sinh. Đây là lý do tại sao sẽ là khó cho việc trình diễn cùng một tác phẩm hai lần trong cùng một ngày, hoặc thậm chí trong những ngày liên tiếp. Cuộc trình diễn lần thứ hai [của cùng tác phẩm] dứt khoát là tệ hơn lần thứ nhất, mặc dù theo bản năng, bạn kỳ vọng buổi diễn thứ hai sẽ là tốt hơn bởi vì bạn đã có thêm kinh nghiệm trình diễn nó. Như ở các chỗ khác trong mục này, các nhận định này chỉ  áp dụng cho các nhạc sinh. Các nghệ sĩ piano chuyên nghiệp thì có khả năng trình diễn bất kỳ cái gì với bất kỳ số lần trình diễn tại bất kỳ thời điểm nào; kỹ năng này được tạo dựng bởi sự trải nghiệm liên tục việc trình diễn, và sự cải thiện các nguyên tắc thích đáng cho quá trình chuẩn bị.  

Qua quá trình thử nghiệm và mắc sai lầm cho các nhạc sinh, các giáo viên kinh nghiệm đã tạo dựng các tập quán luyện tập mà có tác dụng tốt cho các em. Nguyên tắc quan trọng nhất là phải hạn chế lượng luyện tập vào ngày trình diễn, hầu giữ cho não bộ sảng khoái. Não bộ bạn hoàn toàn không có khả năng lĩnh hội thêm cái gì mới vào ngày trình diễn. Nó chỉ có thể trở nên hỗn độn. Chỉ một thiểu số hiếm hoi các nghệ sĩ piano dày dạn kinh nghiệm có đủ não bộ âm nhạc đủ "hùng mạnh" để có thể thâu nhập cái gì mới vào ngày trình diễn. Nhân thể nói,  điều này cũng có thể áp dụng cho các bài kiểm và thi tại nhà trường. Hầu hết mọi lần, bạn sẽ đạt điểm cao hơn trong một kỳ thi bằng cách đi xem phim tối trước hôm thi hơn là nếu bạn nhồi nhét bài vở vào tối đó. Một tập quán thực tế được đề nghị cho sự luyện tập chuẩn bị trước ngày trình diễn là hãy chơi một lần gần hết tốc độ, một lần ở tốc độ trung bình và cuối cùng một lần với tốc độ chậm. Chỉ vậy thôi! Chớ luyện tập nhiều hơn! Đừng bao giờ chơi nhanh hơn cái tốc độ mà bạn sẽ chơi khi trình diễn. Hãy lưu ý rằng điều này mới trái với bản năng sao. Bởi các bậc cha mẹ và bạn bè của các nhạc sinh sẽ luôn sử dụng các phương pháp bản năng, điều quan trọng với một giáo viên là phải đảm bảo sao cho bất kỳ ai mà có dính dáng với nhạc sinh của mình đều được hiểu rõ các nguyên tắc này, đặc biệt là với các nhạc sinh trẻ. Bằng không,  bất chấp điều gì giáo viên đã căn dặn, các nhạc sinh đó vẫn sẽ tới buổi trình diễn sau cả ngày tận lực luyện tập với hết tốc độ, bởi vì cha mẹ chúng sẽ bảo/buộc chúng làm như thế

Dĩ nhiên, đây chỉ là khởi điểm. Nó có thể được cải đổi cho thích nghi các tình huống. Nguyên tắc luyện tập này là tiêu biểu cho nhạc sinh chứ không dành cho các nghệ sĩ trình diễn chuyên nghiệp, những người sẽ có nhiều phương cách luyện tập chi ly hơn mà tùy thuộc vào không chỉ loại tác phẩm đang được chơi mà còn vào từng soạn nhạc gia cụ thể hoặc một tác phẩm cụ thể. Dĩ nhiên, để sự luyện tập này có tác dụng, tác phẩm phải được chuẩn bị sẵn sàng sớm trước ngày trình diễn. Tuy nhiên, ngay cả khi bản nhạc chưa được hoàn thiện và còn có thể được cải thiện với sự luyện tập thêm, thì đây vẫn là cách luyện tập tốt nhất cho ngày trình diễn. Nếu bạn mắc một lỗi mà nó rất ương ngạnh và chắc chắn sẽ tái diễn vào buổi trình diễn, hãy cắt rời ra vài ô nhịp trong đó chứa chi tiết lỗi và luyện tập các ô nhịp đó ở các tốc độ thích hợp (luôn kết hợp với sự chơi chậm), tránh xa sự chơi nhanh hết khả năng bạn có thể. Nếu bạn không chắc rằng bạn đã thuộc hoàn toàn tác phẩm này, thì hãy chơi nó rất chậm một số lần. Vẫn thế, sự quan trọng của MP chắc chắn phải được nhấn mạnh -- đó là bài kiểm nghiệm tối hậu về trí nhớ và sự sẵn sàng cho trình diễn tác phẩm đó của bạn. Hãy luyện tập MP ở bất kỳ tốc độ nào và với mức độ thường xuyên như bạn muốn; nó còn có thể giúp khuây dịu bất kỳ các trạng thái bồn chồn căng thẳng.  

Ngoài ra, hãy tránh các hoạt động quá dùng sức, chẳng hạn một trận bóng đá hoặc nhấc hoặc đẩy vật gì quá nặng (chẳng hạn một cây đại dương cầm hoà nhạc). Hoạt động như vậy có thể gây biến đổi đột ngột sự phản ứng của các cơ của bạn theo một tín hiệu từ não bộ và rốt cuộc bạn có thể phạm tất cả mọi thứ lỗi bất ngờ khi bạn chơi. Dĩ nhiên, những bài vận động chừng mực để làm ấm cơ thể, những động tác duỗi, uốn cơ thể, Tai Chi, Yoga, vv, có thể là hữu lợi. 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

14. Sự chuẩn bị cho các buổi Trình diễn và các Recital

f. Các tập quán luyện tập chuẩn bị cho trình diễn

g. Trong buổi trình diễn:

h. Lạ đàn

i. Sau buổi trình diễn

15. Nguồn gốc và cách Kiềm chế sự Căng thẳng

16. Về giảng dạy piano 

a. Các loại giáo viên dạy piano.

b. Dạy trẻ em, Sự liên quan của phụ huynh.

c. Chơi Thuộc lòng, Đọc nhạc, Lý thuyết.

d. Một số Yếu tố của các buổi học piano và kỹ năng trình tấu.

e. Tại sao những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất không thể dạy.

(P124) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P125) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P126) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: