(P120) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng.

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021

14. Sự chuẩn bị cho các buổi Trình diễn và các Recital 

b. Các yếu tố căn bản của các buổi trình tấu mà hoàn hảo/không tì vết: Các yếu tố căn bản của một buổi trình tấu không tì vết/ hoàn hảo là: sự chuẩn bị kỹ thuật, sự diễn tấu/diễn cảm (musical interpretation), MP, và một tập quán chuẩn bị trình diễn tốt. Khi tất cả các yếu tố này được hội đủ, bạn có thể  hầu như bảo đảm cho một buổi trình diễn hoàn hảo. 

Dĩ nhiên, có vô số căn do cho sự không có kỹ năng trình diễn. Biết được các căn do này là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự học cách trình diễn. Có lẽ cái căn do phổ biến nhất là rằng bạn không ngừng học các tác phẩm mới tới mực bạn không còn thời gian cho việc thực sự hoàn thiện một tác phẩm hoặc duy trì các tác phẩm đã được hoàn thiện trong tình trạng có thể trình diễn. Chúng ta đã biết rằng việc học một tác phẩm mới là cách tốt nhất để gây xáo trộn các tác phẩm cũ. Với những người chưa từng trình diễn, cái căn nguyên quan trọng thứ hai là rằng có thể họ chưa bao giờ từng thực sự hoàn thiện một tác phẩm.  Luôn luôn tồn tại một đoạn/phân khúc khó mà bạn không thể hoàn toàn làm chủ trong mọi tác phẩm "hấp dẫn" xứng trình diễn. Một căn do khác nữa là rằng  các tác phẩm mà dễ với bạn thì cách nào đó luôn là không hấp dẫn. Lưu ý rằng các phương pháp học của sách này được thiết kế nhằm khắc trị  mọi căn do đó, chủ yếu bằng cách tăng tốc các tiến trình học và bằng cách uỷ thác cho sự học thuộc lòng/ghi nhớ, sao cho tới khi bạn có thể chơi tốt một tác phẩm trong đầu, thì không còn bất kỳ một nguyên do nào trong các căn nguyên nêu trên có thể ảnh hưởng bạn nữa. Như vậy tất cả các yếu tố cần thiết cho các buổi trình diễn không tì vết/hoàn hảo có thể được tìm thấy trong cuốn sách này. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận thêm một số ý tưởng cho sự học cách trình diễn.  

c. Luyện tập cho các buổi trình diễn: Hầu hết các nghệ sĩ piano sử dụng một chế độ luyện tập đặc biệt khi chuẩn bị cho các buổi trình diễn, một tốc độ thấp hơn một chút so với tốc độ khi trình diễn.Tốc độ này cho phép sự luyện tập chính xác mà không tạo lập những tập quán xấu ngoài mong đợi và tạo một hình dung rõ nét về tác phẩm trong đầu. Nó cũng giúp cho sự thích nghi của hai bàn tay cho sự chơi với sự kiểm soát chủ động ở tốc độ trình diễn nhanh hơn và cải thiện kỹ thuật. Tốc độ chậm hơn này không nhất thiết là dễ hơn tốc độ trình diễn. Điều căn bản cần nhắc đi nhắc lại cho sự sử dụng hai tốc độ này là rằng, trong khi trình diễn, sẽ dễ hơn cho sự chơi diễn cảm nếu bạn chơi nhanh hơn một chút so với tốc độ lần cuối bạn chơi. Nếu bạn chơi cùng một tác phẩm hai lần liên tiếp (trong trong cùng một ngày) thì bản nhạc sẽ trở nên nhạt nhẽo ở lần thứ hai trừ phi nó được chơi nhanh hơn lần thứ nhất bởi vì những âm thanh chơi chậm hơn kém kích thích hơn và cảm giác này khởi đầu một vòng lặp phản hồi tiêu cực, cộng thêm vào FPD. Sau những buổi trình diễn lặp lại như thế (trong thực tế, sau mỗi buổi diễn), hãy chơi nó chậm hết mực bạn có thể, nhằm xoá sách cái FPD và “reset” lại tác phẩm trong đầu bạn. Một quy trình tương tự xảy ra trong máy vi tính: sau khi sử dụng liên tục, sự phân mảnh dữ liệu xảy ra và bộ nhớ chính phải được “defrag/chống phân mảnh” nhằm hồi phục lại dữ liệu cho các vị trí đúng của chúng.   

Những nghệ sĩ thiếu kinh nghiệm thường chơi quá nhanh so với trình độ kỹ thuật của họ do căng thẳng trong buổi recital. Các tốc độ không thích hợp như thế có thể dễ dàng được phát hiện nhờ các băng hình video. Do đó, trong thời gian luyện tập hằng ngày (chức không phải sát trước một buổi trình diễn), điều quan trọng là luyện tập ở các tốc độ nhanh hơn tốc độ trình diễn, nhằm phòng khi bạn mắc lỗi đó trong khi đang trình diễn. Dĩ nhiên, tốc độ trình diễn phải thấp hơn tốc độ nhanh nhất của bạn. Hãy ghi nhớ rằng thính giả không hề nghe tác phẩm này vô số lần như bạn trong quá trình luyện tập, nên  “tốc độ cuối cùng-final speed” của bạn có thể là quá nhanh với họ. Một tác phẩm được chơi với sự chăm chút đến từng nốt có thể nghe nhanh hơn khi nó được chơi ở một tốc độ nhanh hơn, nhưng với các nốt nhòa tiếng. Bạn cần “bón từng thìa -spoon feed” mọi nốt nhạc cho thính giả nếu không họ sẽ không  nghe nó.  

Hãy luyện tập sự phục hồi sau khi phạm lỗi. Hãy đến dự  các buổi recital của các nhạc sinh và theo dõi cách họ đối phó với các lỗi của họ; bạn sẽ dễ dàng chỉ ra những cách phản ứng/đối phó hợp lý và những cách không hợp lý. Một nhạc sinh mà tỏ ra thất vọng hoặc lắc đầu sau khi phạm một lỗi thì đang tạo ra ba lỗi từ một lỗi: cái lỗi gốc/ban đầu, một sự phản ứng không thích hợp, và sự thông tin tới thính giả rằng một lỗi đã bị phạm. Đọc thêm về vấn đề này ở mục “g” bên dưới.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

12. Sự học Cao độ Tương đối [Relative Pitch] và Cao độ Tuyệt đối [Absolute Pitch] (Thị Ca [Sight Singing], Sáng tác)

13. Ghi hình và Thu âm tác phẩm bạn chơi.

14. Sự chuẩn bị cho các buổi Trình diễn và các Recital

a. Các Lợi ích và các Hiểm nguy của các buổi Trình diễn/Recital:

b. Các yếu tố căn bản của các buổi trình tấu mà hoàn hảo/không tì vết:

c. Luyện tập cho các buổi trình diễn:

d. Luyện tập chơi diễn cảm diễn cảm/với nhạc cảm:

e. Các buổi trình diễn không thể thức

f. Các tập quán luyện tập chuẩn bị cho trình diễn

g. Trong buổi trình diễn:

h. Lạ đàn

i. Sau buổi trình diễn

(P121) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P122) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P123) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: