-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P119) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021
14. Sự chuẩn bị cho các buổi Trình diễn và các Recital
a. Các Lợi ích và các Hiểm nguy của các buổi Trình diễn/Recital:
Các Lợi ích và các Hiểm nguy của các sự trình diễn sẽ quyết định các chương trình học tập hàng ngày của chúng ta. Với một nghệ sĩ piano tài tử, thì các lợi ích của các cuộc trình diễn, ngay cả các buổi diễn chơi thôi, sẽ là vô kể. Lợi ích quan trọng nhất là rằng kỹ thuật trong thực tế sẽ không bao giờ đạt cho tới khi nó được chứng minh trong một buổi trình diễn. Với các nhạc sinh trẻ, các lợi ích thì thậm chí còn cốt yếu hơn. Họ học được ý nghĩa thế nào là việc hoàn thành một nhiệm vụ thực tế, và họ học được ý nghĩa thế nào là "làm nhạc- making music". Hầu hết nhạc sinh trẻ (mà chưa từng theo học lớp nhạc) không biết các kỹ năng này cho tới khi họ tới trường; các nhạc sinh piano phải học chúng ngay tại buổi diễn recital đầu tiên, bất kể tuổi tác. Các nhạc sinh sẽ không bao giờ có được động cơ-tự thân như khi chúng chuẩn bị cho một recital. Các giáo viên mà từng tổ chức các buổi recital hiểu rõ những lợi ích to lớn rất mực đó. Các nhạc sinh của họ trở nên chăm chú tập trung, đầy nhiệt tình hứng thú, và định hướng các thành quả; họ chăm chú lắng nghe thầy và thực sự gắng hiểu ý nghĩa của những lời thầy chỉ bảo. Các nhạc sinh của họ trở nên cực kỳ nghiêm túc với việc nỗ lực loại trừ tất cả các lỗi và học mọi thứ cho đúng đắn chính xác -- họ đầu tư cật lực, bởi vì ấy là buổi trình diễn của chính họ. Các giáo viên mà không tổ chức các recital thông thường có kết cục là có các nhạc sinh mà chỉ luyện tập dăm ba lần trước mỗi buổi tới học thầy.
Bởi vì cái khía cạnh tâm lý học và xã hội học của sự chơi piano chưa được phát triển tốt, có những bất trắc rủi ro mà chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc. Điều quan trọng nhất là sự căng thẳng và tác động của nó lên đầu óc, đặc biệt là với người trẻ. Sự căng thẳng có thể biến các buổi recital trở thành một trải nghiệm hãi hùng tới mực nó đòi hỏi sự lưu tâm cẩn trọng đặng tránh không chỉ những trải nghiệm não nề mà còn những chấn thương tâm lý lâu dài. Ở mức tối thiểu, thì việc giảm sự căng thẳng sẽ giúp giảm bớt stress và sợ hãi. Chưa có đủ sự lưu tâm cho việc làm các buổi recital trở thành một trải nghiệm lý thú và sự giảm trừ căng thẳng và stress, bao gồm các giải thi piano. Toàn bộ đề tài này sẽ được bàn thảo hoàn chỉnh hơn ở mục luận về sự căng thẳng. Một trọng tâm ở đây là rằng bất kỳ thảo luận nào về sự trình diễn cũng đều phải bao gồm cách xử lý cho hội chứng hãi hùng sân khấu (stage fright). Ngay cả các nghệ sĩ piano vĩ đại cũng từng dừng công việc trình diễn trong một thời kỳ dài vì một lặp đi lý do này hoặc nguyên do nọ, mà một trong các nguyên do đó nhất định là có liên quan tới stress. Theo đó, mặc dù các giáo viên piano giỏi luôn tổ chức các recital cho các học trò của mình và cho chúng tham dự các giải thi, họ thường là những nhà xã hội học hoặc tâm lý học kém cỏi, chỉ biết tập trung duy nhất vào sự chơi piano mà không hề quan tâm tới sự căng thẳng. Điều quan trọng với bất kỳ một giáo viên là phải biết cách dẫn dắt các nghệ sĩ piano trẻ thông qua các recital và các giải thi để các em hiểu được các nguyên do căn bản gây sự căng thẳng là gì, cách xử lý chúng, và các hậu quả tâm lý của chúng. Khi các giáo viên lơ là sự này, thì đó sẽ là nhiệm vụ của các vị cha mẹ trong việc chăm sóc bảo vệ con cái mình ở khía cạnh xã hội học và tâm lý học nói trên; do đó, mục tiếp theo (mục 15) về sự căng thẳng là một bạn đồng hành cần thiết của mục này.
Có rất nhiều vấn nạn khác ở khía cạnh xã hội học và tâm lý học liên quan các recital và các giải thi. Hệ thống đánh giá/giám khảo trong các giải thi âm nhạc nổi tiếng là bất công, và làm giám khảo là một công việc gian nan và bạc bẽo. Do thế các nhạc sinh dự định tham dự các giải thi phải được cho hay trước về những thiếu sót khiếm khuyết của cái "hệ thống" ấy hầu cho các em không chịu tổn thương tâm lý khi là nạn nhân của sự cư xử bất công và của sự thất vọng. Là khó, song khả dĩ, công việc làm cho các nhạc sinh hiểu rằng yếu tố quan trọng nhất của sự tham dự một giải thi là sự các em được tham dự nó, chứ không phải là sự đoạt giải. Có quá nhiều sự nhấn mạnh vào các khó khăn kỹ thuật nhưng lại không đủ nhấn mạnh cho vấn đề [trình diễn có] nhạc cảm. Cái hệ thống ấy không hề khuyến khích sự giao thiệp giữa các giáo viên với nhau nhằm cải thiện các phương pháp giảng dạy. Chẳng gì ngạc nhiên rằng đang có một trường phái cổ súy việc tẩy chay các giải thi. Thực sự, không có gì hồ nghi rằng các recital và các giải thi là cần thiết; song cái hệ thống hiện tồn chắc chắn có thể cải thiện. Chúng ta sẽ thảo luận đôi ý tưởng liên quan việc này ở mục 15.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
13. Ghi hình và Thu âm tác phẩm bạn chơi.
14. Sự chuẩn bị cho các buổi Trình diễn và các Recital
a. Các Lợi ích và các Hiểm nguy của các buổi Trình diễn/Recital:
b. Các yếu tố căn bản của các buổi trình tấu mà hoàn hảo/không tì vết:
c. Luyện tập cho các buổi trình diễn:
d. Luyện tập chơi diễn cảm diễn cảm/với nhạc cảm:
e. Các buổi trình diễn không thể thức
f. Các tập quán luyện tập chuẩn bị cho trình diễn
(P120) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P121) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P122) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng