(P11) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Wed,
07/07/2021

16.  Những nguy hiểm của sự chơi chậm - Các cạm bẫy của Phương pháp bản năng (Intuitive Method)

Tại sao lối tập chậm lặp đi lặp lại (Phương pháp bản năng) lại có hại khi khởi tập một tác phẩm mới? Bởi khi khởi đầu, bạn chẳng có cách nào để biết động tác chơi chậm (slow play motion) mà bạn đang áp dụng là đúng hay sai. Xác suất chơi sai của bạn là gần 100%, bởi vì có hầu như vô tận các cách chơi sai song lại chỉ có duy nhất một lối chơi tốt nhất. Khi động tác sai này được tăng tốc, nhạc sinh sẽ va vào một bức tường tốc độ. Giả sử nhạc sinh này thành công trong việc vượt qua bức tường tốc độ ấy bằng cách tìm ra một cách chơi mới, thì cô/anh ta bấy giờ  lại vẫn phải gỡ bỏ (unlearn) lối chơi cũ và học lại (relearn) lối chơi mới này, và cứ thế lặp lại những vòng luẩn quẩn này cho mỗi lần gia tăng tốc độ cho tới khi đạt tới tốc độ cuối cùng. Như vậy phương pháp tăng tốc chậm này khiến lãng phí lớn thì giờ.

Hãy xem một ví dụ về sự các tốc độ khác nhau yêu cầu các động tác khác nhau ra sao. Hãy xem bước chạy của một con ngựa, bước chạy của nó gồm bước đi, nước kiệu,  nước kiệu nhỏ, và nước đại. Mỗi một nước chạy này thường có ít nhất một phương thức chậm và nhanh. Thêm nữa, một sự rẽ trái thì khác sự rẽ phải (cái móng [của chân ngựa] dẫn đạo thì khác nhau). Tối thiểu là có tới 16 động tác khác nhau. Các nước chạy này được gọi là các nước chạy tự nhiên của nó; hầu hết các con ngựa có các nước chạy của chúng một cách bẩm sinh; chúng còn có thể được dạy thêm 3 nước chạy: nước bộ, kiệu, và đại [pace, foxtrot, and rack], mà tương tự cũng có chậm, nhanh, rẽ trái, và rẽ phải: tất cả sự này, mà chỉ với bốn chân có cấu trúc đơn giản và một bộ não tương đối hạn hẹp.

Chúng ta có 10 ngón tay cấu trúc phức tạp, lại thêm đôi vai, cánh tay, bàn tay linh hoạt đa năng hơn, và một não bộ  giàu năng lực hơn xa ! Hai bàn tay của chúng ta do đó có năng lực thi triển nhiều  "nước chạy" hơn một con ngựa. Hầu hết nhạc sinh hầu chẳng có mấy ý tưởng về có bao nhiêu động tác khả dĩ trừ phi người dạy chỉ ra cho họ. Hai nhạc sinh, nếu được bỏ mặc cho tự xoay sở và được yêu cầu chơi cùng một bản nhạc, chắc chắn sẽ đi hoàn đích với các động tác khác nhau. Điều này thêm một lý do tại sao điều rất quan trọng là phải học với một thầy giỏi khi khi tập; một người thầy giỏi có thể nhanh chóng giúp người học nhổ bỏ các động tác xấu.

Tăng tốc một lối chơi chậm ở cây piano thì tương tự việc cưỡng bức một con ngựa đi nhanh ngang chạy nước đại bằng cách bắt nó tăng tốc nước đi bộ của nó -- điều này không thể thực hiện bởi khi tốc độ gia tăng, thì các động lượng của các chân, cơ thể của con ngựa, vv., thay đổi, đòi hỏi các nước chạy khác nhau. Vậy nên, nếu bản nhạc đòi hỏi một "nước đại", thì người nhạc sinh muốn về đích phải học được tất cả các "nước chạy" trung gian/chuyển tiếp. Buộc một con ngựa đi nước bộ nhanh bằng tốc độ nước đại tất dẫn tới việc ta dựng lên những bức tường tốc độ, làm phát sinh căng cơ/ stress, và gây chấn thương.

Một lỗi chơi-chậm phổ biến là thói quen chống đỡ hoặc nhấc bàn tay lên. Trong chơi chậm, bàn tay có thể được nhấc lên giữa hai nốt khi áp lực/sự nhấn xuống là đang không cần. Khi tăng tốc, thói quen "nhấc" này trùng khớp với cú rơi phím kế [next key drop]; các thao tác này huỷ nhau (cancel), gây ra một nốt chơi trượt. Một lỗi phổ biến khác là thói vung vẫy [waving] các ngón tay rảnh  -- trong lúc đang chơi các ngón 1 và 2, nhạc sinh có thể đang vung vẫy các ngón 4 và 5 nhiều lần trong không khí. Sự này không dẫn tới vấn đề trở ngại gì cho tới khi thao tác được tăng tốc nhanh tới mức không hề còn thời gian để vung vẫy các ngón tay. Trong tình huống đó, các ngón tay rảnh sẽ không tự động dừng vẫy ở các tốc độ nhanh hơn bởi vì  cái động tác đó đã bị ăn sâu bởi hàng trăm hay thậm chí hằng nghìn lần luyện đi luyện lại. Thay vì vậy, các ngón bị đòi hỏi vung vẫy nhiều lần ở các tốc độ mà chúng không thể đạt tới  -- sự này tạo nên bức tường tốc độ.  Rắc rối ở đây là sự hầu hết nhạc sinh mà quen sử dụng lối tập chậm không có ý thức về các thói xấu này. Nếu bạn biết cách chơi nhanh, thì sẽ là an toàn khi chơi chậm, nhưng nếu bạn không  biết cách chơi nhanh, thì bạn phải cẩn trọng để đừng học các thói chơi chậm sai hoặc mà sẽ dẫn tới sự lãng phí vô số thì giờ.

Sự chơi chậm sai có thể gây ra lãng phí vô số thì giờ bởi  mỗi lượt tập mất rất lâu. Khi bạn tăng tốc, bạn sẽ cần gia tăng áp lực nhấn phím [downward pressure] bởi bạn đang nhấn nhiều phím hơn trong cùng quãng thời gian. Theo đó cái  “cảm giác trọng lực” [feeling gravity] không xảy ra hầu hết thời gian bởi các các áp lực nhấn khác nhau được đòi hỏi khi bạn chơi.

Một vấn nạn khác đi cùng thói chơi chậm bản năng là những động tác dư thừa của cơ thể. Các động tác này làm phát sinh thêm những khó khăn ở các tốc độ cao hơn. Trừ phi tự quay video lúc đang học chơi và quan sát kỹ lại các động tác cơ thể khác thường, hầu hết những người chơi piano thường không hế ý thức tất các các động tác họ tạo ra. Các động tác này có thể gây ra những lỗi không thể dự đoán vào những thời điểm  không thể dự đoán, làm nảy sinh những vấn đề tâm lý cho sự thiếu tự tin và sự căng thẳng. Rèn luyện sự tự ý thức về các động tác cơ thể có thể giúp loại trừ vấn đề này. Chúng ta thấy rằng bản năng có thể dẫn tới vô vàn trở ngại; thay vì bản năng, chúng ta cần một hệ thống lấy nhận thức làm nền tảng.

 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

   >>Xem tiếp:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: