(P109) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021

10. Tay lạnh, Ngón (khô/mồ hôi) trượt, Bệnh, Chấn thương bàn tay (Carpal Tunnel), Chấn thương tai (Tinnitus) (tiếp theo)

Những vật bảo vệ tai thường sẵn bán tại các tiệm đồ sắt, bởi nhiều công nhân sử dụng các các máy móc thiết bị công trường cần loại bảo vệ này. Với các người chơi piano, một vật bảo vệ tai loại rẻ tiền là đủ bởi vì bạn còn cần nghe một lượng nhất định âm nhạc.Bạn cũng có thể sử dụng các loại  headphone lớn hơn kết hợp với các hệ thống nghe. Các vật bảo vệ tai thị trường trùm kín tai hoàn toàn và tạo thành một tường chắn âm thanh tốt hơn. Bởi các vật bảo vệ tai đang có ngày nay không nhằm được thiết kế cho người chơi piano, chúng không có một bộ phận phản ứng tần số [flat frequency response]; nghĩa là, âm thanh piano sẽ bị biến đổi. Tuy nhiên, tai con người rất tài tình trong việc tự thích nghi với các loại âm thanh khác nhau và bạn có thể  thích nghi với một loại âm thanh mới rất nhanh. Âm thanh piano cũng sẽ rất khác khi bạn tháo vật bảo vệ tai ra (khi bạn cần thực hiện một lần trong một lúc để thấy cái âm thanh THẬT thì ra sao). Các âm thanh khác nhau này cũng có ích về mặt giáo dục khi dạy cho bạn thấy não bộ đã tác động nhiều thế nào sự âm thanh nào bạn sẽ nghe hoặc sẽ không nghe thấy và những người khác nhau  sẽ thể hiện cùng các âm thanh như nhau ra sao. Cũng đáng đeo cái bảo vệ tai dù chỉ để trải nghiệm những âm thanh khác nhau này. Lấy ví dụ, bạn sẽ nhận thức rằng cây piano tạo ra nhiều âm thanh lạ mà bạn chưa từng chú ý trước đây! Những sự khác biệt ở âm thanh thì quá sửng sốt và phức tạp tới mực chúng không thể được tả bằng lời. Với các piano chất lượng thấp, thì việc đeo vật bảo vệ tai sẽ mang lại kết quả là sự giả  thanh của  một piano chất lượng cao hơn bởi vì các tạp âm và các bồi âm cao ngoài mong muốn  đã được lọc ra. 

Não bộ tự động tiến hành xử lý bất kỳ dữ liệu đầu vào  (incoming data) nào,  dù bạn có muốn hay không. Điều này, dĩ nhiên, là một phần của sự âm nhạc sẽ là gì -- nó chính là sự diễn dịch của não bộ cho các âm thanh đầu vào, và hầu hết các phản ứng của chúng ta với âm nhạc là tự động. Do đó, khi bạn mang vật bảo vệ tai, nhiều phần của tác nhân kích thích này biến mất, và một lượng lớn của năng lượng dùng để xử lý của não bộ được giải phóng cho các hoạt động khác. Cụ thể, bấy giờ bạn có nhiều nguồn tài nguyên hơn để áp dụng cho luyện tập HS của bạn. Sau hết, đây là lý do tại sao bạn luyện tập HS, chứ không phải HT -- hầu cho bạn có thể tập trung hơn vào nhiệm vụ thụ đắc kỹ thuật khó. Do đó, bạn có thể thấy sự tiến bộ ấy là HS của bạn nhanh hơn khi bạn đeo vật bảo vệ tai  ! Sự này là cùng nguyên do vì sao nhiều người chơi piano ưa nhắm mắt lại khi họ muốn chơi một cái gì đó với độ cảm xúc cao -- họ cần tất cả các nguồn tài nguyên sẵn có để tạo sinh mức độ cảm xúc cao. Với đôi mắt nhắm, bạn loại trừ được một lượng thông tin lớn ghê gớm đi vào não bộ bởi vì thị ảnh (vision) là một nguồn hai-chiều, đa sắc, di động của loại thông tin  có giải băng thông cao và tức thì được tự động diễn dịch một cách tự động theo nhiều cách phức tạp. Do đó, mặc dù hầu hết thính giả ngưỡng mộ rằng một nghệ sĩ piano có thể chơi với đôi mắt nhắm, điều này trong thực tế là giúp dễ dàng hơn [cho nhà nghệ sĩ]. Do vậy, trong tương lai gần, hầu hết các nhạc sinh piano có lẽ sẽ đeo vật bảo vệ tai, y như nhiều vận động viên và công nhân xây dựng sử dụng các mũ an toàn ngày nay vậy. Thật hoàn toàn vô nghĩa nếu chúng ta trải 10, 30 hoặc hơn nữa những năm cuối đời mà không thể nghe – một bài học quan trọng nhất mà Beethoven đã dạy chúng ta.

  Âm thanh piano gây tổn hại tai như thế nào? Hiển nhiên, âm thanh lớn mà gồm nhiều nốt sẽ là tác hại nhất. Do đó, nó có khả năng chính là một tai nạn gây ra chứng điếc sớm của Beethoven. Điều này cũng cảnh báo chúng ta về khả năng chấn thương tai khi luyện tập các tác phẩm của Beethoven. Loại đàn piano cũng quan trọng. Hầu hết các loại piano đứng thì không tạo âm thanh quá lớn nên sẽ ít khả năng gây chấn thương tai nhất. Các loại đại dương cầm  mà chuyển hoá năng lượng một cách hiệu quả vào trong các dây đàn với âm ngân dài sẽ không gây chấn thương tai nhiều bằng các loại piano chất lượng trung bình mà trong chúng một lượng lớn năng lượng  được truyền vào trong cú nện rầm khởi đầu, tức thì xảy ra khi búa gõ vào các dây. Mặc dù cái năng lượng âm thanh tác hại này có thể không nằm trong dải tần tai người có thể nghe thấy, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra nó như một âm thanh khó chịu hoặc chói tai. Do vậy những đại dương cầm có kích cỡ trung bình (độ 6 bộ Anh) có thể là tác hại nhất. Ở phương diện này, tình trạng của búa là quan trọng, bởi một búa đã cũ mòn có thể tạo ra một cú ầm khởi đầu lớn hơn nhiều so với của một búa được chỉnh giọng tốt.  Đây là lý do tại sao các búa đã cũ mòn  hay gây đứt dây đàn hơn là các búa được chỉnh giọng tốt. Với các búa đã cũ, bị chai cứng, thì khả năng là hầu hết các piano có thể gây chấn thương tai. Theo đó, việc chỉnh giọng búa thích đáng là quan trọng hơn nhiều so với mức mà nhiều người nhận thức, đối với sự chơi thật khẽ (pianissimo), sự chơi diễn cảm, sự phát triển kỹ thuật, và sự bảo vệ tai. Nếu bạn phải đóng nắp một cây đại dương cầm để chơi khẽ, hoặc để giảm âm thanh xuống một mức dễ chịu, thì các búa cần được chỉnh giọng tốt. 

Một số âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi các tai nghe (ear phone) được dùng nghe nhạc. Các vị cha mẹ nên cảnh báo các con nhỏ của mình đừng vặn lớn volume, đặc biệt là nếu chúng yêu thích loại nhạc chơi lớn. Một số trẻ nhỏ sẽ ngủ gục giữa lúc tai nghe đang nện rầm rầm;  sự này có thể rất tổn hại vì  sự tác hại ấy là luỹ tích. Sẽ là một ý tưởng tồi nếu cho trẻ nhỏ các món đồ điện tử kèm với tai nghe -- hãy trì hoãn nó lâu hết mực khả dĩ. Tuy nhiên, chóng hay chầy, chúng rốt cục cũng có một cái thôi, trong trường hợp đó, hãy cảnh báo chúng trước khi chúng bị chấn thương tai.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

10. Tay lạnh, Ngón (khô/mồ hôi) trượt, Bệnh, Chấn thương bàn tay (Carpal Tunnel), Chấn thương tai (Tinnitus)

11. Thị Tấu/Đọc nhạc - Sight Reading

(a) Giữ mắt nhìn vào bản nhạc; đừng nhìn bàn phím/ các ngón tay

(b) Hãy chơi xuyên qua các lỗi và hết sức làm chúng không bị [thính giả] nghe/nhận thấy.

(c) Hạy học tất cả các cấu trúc sáng tác phổ biến của tác phẩm âm nhạc:

(d) Hãy nhìn trước cái nơi mà mà bạn sắp sửa chơi

(e) "Luyện tập, luyện tập, và luyện tập".

(P110) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P111) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P112) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: