-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P108) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Fri,
09/07/2021
10. Tay lạnh, Ngón (khô/mồ hôi) trượt, Bệnh, Chấn thương bàn tay (Carpal Tunnel), Chấn thương tai (Tinnitus) (tiếp theo)
Chấn thương tai (Ù tai-Tinnitus, vv.): Chấn thương tai thông thường xảy ra như một vấn đề tuổi tác; sự suy giảm thính lực có thể bắt đầu xảy ra sớm ở tuổi 40; và tới 70, hầu hết mọi người đều suy giảm thính lực ít nhiều. Suy giảm thính lực có thể xảy ra từ sự quá phơi nhiễm trước các âm thanh cường độ lớn và cũng có thể do các bệnh nhiễm trùng và các nguyên do bệnh lý khác. Người bệnh có thể bị mất thính lực ở các dải tần thấp hoặc cao. Bệnh này thường bị đi cùng chứng ù tai [tinnitus] (tiếng kêu ong ong trong tai). Những người bị bị mất thính lực ở dải tần thấp có xu hướng nghe một âm thanh gầm/rống trầm trầm hoặc tiếng thình thịch liên tục, và những người bị mất thính lực ở dải tần cao thì có xu hướng nghe một âm rền rỉ cao. Chứng ù tai (Tinnitus) có thể có nguyên do từ sự quá kích thích vượt tầm kiểm soát (uncontrollable firing) của các dây thần kinh thính giác trong khu vực bị hư hại của tai; tuy nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác. Xem mục Reference để có thêm thông tin từ các trang web về sự hư hại thính lực [hearing damage].
Mặc dù sự suy giảm/mất thính lực nghiêm trọng có thể dễ dàng được chẩn đoán bởi một nhà thính học, nguyên nhân của nó và sự ngăn ngừa nguy cơ vẫn chưa được tìm hiểu tốt. Một đôi tai đã bị tổn hại thì dễ bị tổn hại hơn một đôi tai mạnh khoẻ. Lấy ví dụ, những người bị mất thính lực dải tần trung (mild hearing loss) sẽ gặp khó khăn khi nghe những sự trò chuyện bình thường, nhưng lại cực kỳ nhạy cảm với các âm thanh lớn -- ngay cả các âm thanh lớn trung bình mà không hề gây khó chịu gì với những người bình thường cũng có thể là lớn tới mức gây đau đớn cho họ bởi vì ngay cả các âm thanh lớn trung bình cũng có thể gây tổn hại thêm và sự tổn hại thông thường gây ra đau đớn.Trớ trêu thay, những người mất thính lực lại có thể nhạy cảm hơn với các âm thanh lớn; đó là lý do tại sao công nghệ trợ thính gặp khó – bạn không thể chỉ khuếch đại tất cả mọi âm thanh. Các âm thanh nhỏ phải được khuếch đại nhưng các âm thanh lớn lại cần được thu giảm. Không có bất kỳ phương pháp nào để chẩn đoán chứng tinnitus ngoại trừ từ những nhận định của chính bệnh nhân. Để có các thử nghiệm kiểm tra và điều trị đúng bạn cần thăm một chuyên gia tai mũi họng ENT (Ear Nose Throat). Với các trường hợp không phải từ các nguyên nhân bệnh lý, thì các tổn hại tai thông thường có nguyên do từ sự phơi nhiễm trước các âm thanh lớn. Ấy nhưng vẫn có một số người thường xuyên phơi nhiễm trước các âm thanh rất lớn, chẳng hạn các nghệ sĩ piano mà chơi hằng ngày suốt nhiều giờ trên các đại dương cầm hòa nhạc, những chuyên gia chỉnh dây piano mà có thói quen "nện" phím trong khi chỉnh, hoặc các thành viên các ban nhạc rock, vẫn không bị suy giảm thính lực. Trái lại, có một số người thường phơi nhiễm trước các âm thanh nhỏ hơn, lại có thể bị mất thính lực, đặc biệt là theo tuổi tác. Do đó, có một sự khác nhau lớn ở độ nhạy cảm đối với sự mất thính lực. Tuy nhiên, chắc chắn là những người thường phơi nhiễm trước các âm thanh lớn sẽ dễ bị mất thính lực hơn. Có khả năng là sự mất thính lực của các nghệ sĩ piano và các chuyên gia chỉnh dây piano (cũng như các thành viên các ban nhạc rock, vv, và những người có thói quen nghe nhạc quá to) là phổ biến hơn nhiều so với lượng được biết, bởi vì hầu hết các ca bệnh của họ không được báo cáo thống kê.
Chứng ù tai (Tinnitus) về căn bản là hiện hữu ở 100% ở 100% mọi người trong mọi thời gian, nhưng là quá khẽ ở những người bình thường nên nó không thể nghe trừ phi họ đang ở trong một phòng cách âm. Nó có thể gây bởi sự quá kích thích tự phát (spontaneous firing) của các dây thần kinh thính giác trong khi không có đủ các tác nhân kích thích. Nghĩa là, cái cơ chế nghe của con người "bật hệ thống khuếch đại" một cách hiệu quả trong khi đang chẳng có âm thanh nào. Các khu vực đã bị tổn hại toàn diện thì không tạo ra một âm thanh nào bởi vì sự tổn hại nghiêm trọng tới mực chúng đã đánh mất chức năng hoạt động. Các khu vực đã bị tổn hại một phần thì hiển nhiên sẽ tạo ra những tiếng ù (tinnitus) bởi vì chúng bị tổn hại ở mức độ đủ để không thể phát hiện được bất kỳ âm thanh chung quanh nào (ambient sound); sự im lặng này khiến não kích thích [to fire] các máy dò, hoặc hệ thống sẽ phát triển một chỗ rò [leak] trong cái mạch tín hiệu âm thanh. Các máy dò này hoặc là thứ nguyên liệu piezo-electric ở các chân lông bên trong ốc tai (cochlea), hoặc là các kênh ion (ion channel) mà được mở và đóng bởi các phân tử mà được kết hợp với các lông -- không có nghiên cứu phản đối (conflicting literature) nào ở đề tài này. Dĩ nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác của chứng tinnitus, và một số có khả năng khởi sinh từ não bộ. Chứng Tinnitus gần như luôn là một dấu hiệu của sự bắt đầu mất thính lực.
Với những người không bị chứng ù tai (tinnitus), thì có thể không cần phải tránh nhạc cường độ lớn, bên trong giới hạn hợp lý. Như vậy luyện tập piano ở bất kỳ cường độ lớn nào khả năng là đều vô hại cho tới độ tuổi trạc 25. Những người mắc chứng ù -tinnitus thì nên tránh phơi nhiễm với âm piano lớn. Tuy nhiên, chứng tinnitus thường "lén lút" vào bạn, do vậy mà sự khởi đầu của chứng tinnitus thông thường không hề gây chú ý mải khi nó đã là quá muộn. Do đó, mọi người nên được tiếp nhận một hiểu biết về chứng tinnitus và đeo đồ bảo vệ tai sau tuổi 40 trong khi luyện tập piano. Đeo vật bảo vệ tai là một ý tưởng đáng ghét với hầu hết người chơi piano nhưng khi bạn ngẫm về những hậu quả (xem bên dưới), nó dứt khoát là xứng đáng. Trước khi đeo đồ bảo vệ, hãy thực hiện mọi điều khả dĩ để giảm bớt cường độ âm thanh, chẳng hạn cách âm căn phòng (thêm các thảm cho các sàn phòng cứng,vv.), chỉnh giọng búa, và thường khi luyện tập khẽ thôi (ngay cả các đoạn chơi lớn [theo tổng phổ] -- mà đó là một ý tưởng tốt thậm chí không mắc rủi ro gây chấn thương tai).
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
11. Thị Tấu/Đọc nhạc - Sight Reading
(a) Giữ mắt nhìn vào bản nhạc; đừng nhìn bàn phím/ các ngón tay
(b) Hãy chơi xuyên qua các lỗi và hết sức làm chúng không bị [thính giả] nghe/nhận thấy.
(c) Hạy học tất cả các cấu trúc sáng tác phổ biến của tác phẩm âm nhạc:
(d) Hãy nhìn trước cái nơi mà mà bạn sắp sửa chơi
(e) "Luyện tập, luyện tập, và luyện tập".
(P109) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P110) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P111) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng