-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(P100) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021
7. Các bài tập
g. Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching) và các bài tập khác (tiếp theo)
Cách đơn giản nhất để luyện tập nhấn phím tốc độ là chơi nhóm 5 nốt, C-G, theo thứ tự lần lượt, luyện tập cẩn thận từng thành tố nhấn. Cho động tác nhấn xuống, hãy luyện tập động tác đó nhanh hết sức bạn có thể, nhưng phải duy trì được khả năng kiểm soát âm lượng, và duy trì một áp lực còn dôi ra vững chắc cho thành tố giữ phím, và sự thư giãn tức thì. Điều này thì tương tự với động tác nhấn phím căn bản ngoại trừ rằng mọi cái bây giờ đều phải được tăng tốc. Trong thời gian chuyển tiếp sang sự giữ phím, hãy luyện tập sự thư giãn tức thì trong khi duy trì áp lực vừa đủ để giữ búa kiểm tra ở nguyên vị. Rồi nhanh chóng nhấc cái ngón cho thành tố nhấc đồng lúc với ngón tay kế thực thi hành động tác nhấn phím. Tất cả những ngón mà đang không chơi nên đang chạm trên mặt các phím, chứ không đang vung vẩy cao bên trên các phím đó. Có thể sẽ dễ dàng hơn nếu đầu tiên bạn luyện tập các nốt thành các cặp, 121212, rồi 232323, vv. Khởi đầu, hãy chơi một hoặc hai nốt/giây, rồi tăng tốc dần dần. Hãy cường điệu thao tác nhấc ngón bởi vì các cơ duỗi là quá yếu với hầu hết mọi người và cần luyện lực thêm. Hãy để toàn bộ cơ thể tham gia trong khi vẫn duy trì thư giãn; cái cảm giác đúng sẽ là rằng từng nốt khởi xuất từ đáy dạ dày của bạn. Với các bài tập này, mục tiêu là các thao tác nhấn nhanh, chứ không phải là sự bạn có thể chơi các nốt liên tiếp nhanh ra sao.
Chơi nhanh không thể được hoàn thiện bằng sự học một kỹ năng; nó là sự kết hợp của nhiều kỹ năng, và rằng đó là một lý do khác cho sự tại sao nó mất thời gian để học. Tốc độ thì tựa một sợi dây xích, và tốc độ tối đa thì bị giới hạn bởi mắt xích yếu nhất trong chuỗi mắt xích. Khi tốc độ đã được gia tăng, thì điều dĩ nhiên là các động tác nhấn phím căn bản phải được rút gọn để có thể chơi vượt một tốc độ nhất định. Sự thay đổi đầu tiên là vứt bỏ động tác giữ phím [hold] mà chỉ làm lãng phí thời gian. Phải có một tích tắc cho sự thư giãn giữa thao tác nhấn và nhấc ngón. Các tập quán xấu thường lén lút đi vào khi luyện tập cho tốc độ. Một số nhạc sinh có thể ưa “đơn giản hoá” động tác này bằng cách duy trì tất cả các cơ duỗi căng (sự nhấc tất cả các ngón) và chơi nhanh bằng chế ngự chúng bằng các cơ gấp. Đó hiển nhiên chính là một cách để tạo stress và một bức tường tốc độ bởi vì các cơ đối nghịch đang đối kháng nhau.
Các phương pháp khác: giờ, hãy bổ sung tất cả các động tác khác mà dẫn tới tốc độ. Chúng ta sẽ xem xét nhiều động tác chung cho tốc độ ở đây; có những thủ thuật cụ thể bổ sung cho mọi đoạn chơi nhanh khó. Đây là lý do tại sao những bài tập kiểu Hanon là hết sức tai hại – chúng tước mất của các nhạc sinh sự học những thủ thuật đặc biệt này, bằng sự nó dẫn họ rơi suy nghĩ lệch lạc rằng việc học Hanon sẽ giúp giải quyết tất cả các vấn đề trở ngại chung và riêng. Một ví dụ cho một thủ thuật tốc độ cụ thể là sự dùng ngón khác bình thường của RH bắt đầu ở ô nhịp thứ 20 của chương ba bản Sonata Appassionata của Beethoven (trong thực tế, còn có nhiều cách phân ngón khả dĩ khác). Sau đây là một số phương pháp chung có thể áp dụng rộng.
Các nhóm parallel set dạy cho tất cả các ngón cử động đồng lúc nhờ đó các nốt kế theo nhau có thể được chơi nhanh hơn tốc độ của từng ngón. Nhưng nếu không có sự thiết lập đầu tiên một động tác nhấn phím căn bản vững chắc, thì các nhóm parallel set lại có thể rốt cục dẫn tới việc dạy vô số tập quán xấu như hậu quả của sự chơi luộm thuộm. Các tư thế ngón dẹt có thể là nhanh hơn các tư thế khum bởi vì chúng giúp tránh trạng thái liệt khum (curl paralysis) và các đầu ngón của các ngón được duỗi có thể cử động nhanh hơn đầu ngón của các ngón bị khum. Hơn nữa, bằng sự thư giãn hai đốt cuối ở đầu ngón, động tác được đơn giản đi.
Tốc độ là kỹ năng khó nhất thứ hai để thụ đắc, sau sự diễn cảm (musicality). Sự sai lầm bản năng phổ biến nhất là rằng bạn cần luyện tập sự chơi nhanh để thụ đắc tốc độ. Các giáo viên kinh nghiệm đều biết sự vô dụng của một giải pháp đơn sơ thái quá như thế và luôn nỗ lực sáng tạo các phương pháp cho sự thụ đắc tốc độ. Một giải pháp phổ biến lâu nay là ngăn cản các nhạc sinh chơi nhanh -- giải pháp này chí ít giúp ngăn cản tất cả các loại vấn đề tiềm tàng không thể đảo ngược (potentially irreversible problems): về phương diện tâm lý, vật lý [cơ thể], nhạc cảm, kỹ thuật,vv, nhưng lại không hướng tới vấn đề tốc độ một cách trực tiếp và có thể làm trì trệ tiến trình học một cách ngoài mong muốn/không cần thiết
Cái ý niệm sai lệch rằng bạn phải tạo dựng các bắp cơ chơi piano để có thể chơi nhanh đã dẫn nhiều nhạc sinh tới lối luyện tập cường độ lớn [tức đánh mạnh] hơn là cần thiết. Tốc độ là kỹ năng, chứ không là sức mạnh. Các đoạn khó thường có xu hướng gây stress và mỏi trong khi luyện tập. Chơi khẽ [về cường độ] sẽ giúp giảm cả hai vấn đề trên, và bằng cách ấy mà tăng tốc sự thụ đắc kỹ thuật. Các nhạc sinh mà chơi lớn chính là đang che đậy sự thiếu kỹ thuật của họ bằng sự ầm ĩ, và đang phát triển các cơ chậm với cái giá trả của các cơ nhanh. Âm thanh đẹp được tạo sinh bởi sự “nhấn sâu” vào trong cây piano. Tuy nhiên, bạn cũng phải thư giãn. Đừng duy trì sự đẩy xuống sau khi các nốt đã được chơi. Áp lực nhấn xuống liên tục này không chỉ làm lãng phí năng lượng (gây mỏi) mà còn ngăn cản các ngón tay cử động nhanh. Tiết tấu là quan trọng cho tốc độ. Tiết tấu có liên quan tới không chỉ tác phẩm đang được chơi bằng các đầu ngón tay, mà còn với toàn bộ cơ thể bạn, sao cho một bộ phận cơ thể đừng vận động cản nghịch bộ phận khác. Sự thăng bằng là một nhân tố quan trọng khác. Không chỉ sự thăng bằng của cơ thể bạn trên ghế đàn, mà còn là cái tâm điểm của trọng lượng của từng bàn tay đang chơi và của hai bàn tay. Một mình tốc độ thôi thì không có nghĩa là sự thành công. Tốc độ, mà không có kỹ thuật thích đáng, sẽ huỷ hoại tác phẩm âm nhạc. Do vậy, âm nhạc/nhạc cảm là tiêu chí (criterion) cho sự thụ đắc tốc độ -- để thụ đắc tốc độ, chúng ta phải chơi một cách có nhạc cảm. Chúng ta có thể chơi nhanh, nhưng chỉ lên tới những tốc độ mà tại đó chúng ta có thể duy trì nhạc cảm. Đây là lý do tại sao điều rất quan trọng là hãy chơi các tác phẩm đã được luyện tập hoàn thiện của bạn – đừng luôn luôn luyện tập các tác phẩm mới khó và bỏ lơ các tác phẩm bạn đã hoàn thiện. Các tác phẩm [mà bạn đã hoàn thiện] này mới chính là các tác phẩm có thể được chơi hết tốc độ, với sự thư giãn, và cho phép bạn luyện tập tốc độ.
Các bức tường tốc độ
Bức tường tốc độ [speed wall] (SW) là gì, chúng bị tạo dựng lên thế nào, có bao nhiêu bức tường tốc độ, và cách nào để vượt qua chúng ? Luôn có một tốc độ tối đa mà ở đó bạn có thể chơi. Khi bạn lần đầu học một tác phẩm mới, thì tốc độ này thông thường thấp hơn tốc độ yêu cầu của tác phẩm. Nếu luyện tập không đúng cách, thì tốc độ của bạn sẽ không gia tăng vượt quá một giá trị nhất định bất kể bạn luyện tập cần lao thế nào – đây chính là cái được gọi là một bức tường tốc độ. Các SW bị tạo sinh chủ yếu do stress và các tập quán xấu, và như thế chúng bị dựng lên bởi chính những người chơi piano. Số lượng SW cũng nhiều ngang số các tập quán xấu, tức là một con số vô tận. Hiển nhiên, cách tốt nhất để tránh chúng là không tạo sinh chúng ngay từ đầu.
Luyện tập HS là một trong những vũ khí tốt nhất chống các SW bởi vì hầu hết các SW là các HT SW. Lược giản [*Outlining] là một vũ khí hiệu quả khác bởi vì nó cho phép các động tác lớn được chơi một cách chính xác ở tốc độ yêu cầu, theo đó tránh các SW trong các động tác này. Phương pháp Bàn tay tĩnh (Quiet hands) cũng hữu ích vì các lý do tương tự. Các nhóm Parallel set là hữu dụng bởi vì bạn lập tức bắt đầu ở các tốc độ cao hơn bức tường tốc độ, rồi sau đó giảm tốc. Sự thư giãn là nền tảng cốt yếu mọi khi mọi lúc, mà đặc biệt là cần thiết cho việc tránh các SW bởi vì stress là một nguyên nhân chủ yếu. Bất kỳ phương pháp nào mà khiến gia tăng hiệu quả của động tác đều hữu ích; theo vậy thì sự phối hợp các tư thế ngón dẹt và tư thế ngón khum, sự giữ ngón trên các phím, và các động tác bàn tay khác nhau, chẳng hạn lướt ngón-glissando, phương pháp bánh xe quay-cartwheel, xoay cánh tay-arm rotation, xoay cổ tay-flick, wrist motion, vv, thảy đều là cần thiết để ngăn ngừa các SW. Chơi diễn cảm là điều bất khả ở các SW bởi vì bất kỳ SW sẽ đều bị nghe thấy; do đó về nguyên tắc, nếu bạn luôn luyện tập có nhạc cảm, bạn sẽ không bao giờ gặp một SW. Hiển nhiên, trong thực tế mọi phương pháp luyện tập được khuyên trong sách này đều hướng tới việc ngăn ngừa các bức tường tốc độ.
Thế, nếu bạn đã nhỡ mắc một SW – bạn có thể khử nó đi không? Các giải pháp tốt nhất sẽ là không chơi nó, hoặc chỉ chơi nó chậm, trong nhiều tuần hoặc tháng và học một tác phẩm gì mới trong thời gian đó. Học những cái mới là một phương thức tốt để xoá bỏ những ký ức cũ. Sự luyện tập HS, PS mà được thiết kế thích đáng với sự thư giãn cũng có tác dụng tốt nữa. Sự phát hiện sớm các SW là chìa khoá cho sự phá gỡ chúng thành công – đây là lý do tại sao chúng ta cần biết tất cả về các SW. Các nhạc sinh mà đã sử dụng các phương pháp bản năng trong một thời kỳ dài sẽ mắc nhiều bức tường tốc độ vững chắc tới mực gần như phá đổ chúng là điều bất khả. Giải pháp tốt nhất là hãy giũ bỏ các bản nhạc đó trong một năm hoặc hơn, học các tác phẩm mới, rồi trở lại với các tác phẩm cũ đó khi kỹ thuật của bạn đã được cải thiện ở một lượng lớn đáng kể.
Kết luận, tốc độ không thể thụ đắc bằng sự cưỡng ép các ngón tay chơi nhanh hơn chúng có thể tại trình độ kỹ thuật của chúng bởi vì bạn sẽ mất sự thư giãn, phát triển các tập quán xấu và dựng nên các bức tường tốc độ. Tốc độ là sự kết hợp của nhiều kỹ năng. Động tác nhấn phím căn bản phải được duy trì ngay các ở các tốc độ cao. Cách tốt nhất để duy trì bên trong giới hạn kỹ thuật của bạn là hãy chơi một cách có nhạc cảm. Hãy sử dụng các PS, xoay vòng, vv., hãy gia tăng tốc độ nhưng chỉ trong một chốc lát với bớt quan tâm tới sự diễn cảm, nhưng chỉ được phép thực hiện việc đó chỉ như một ngoại lệ, chứ không như nguyên tắc. Do đó, thậm chí cả những sự xoay vòng lặp (repetitive cycling) trong những thời kỳ dài cũng phải được luyện tập một cách có nhạc cảm. Chơi với nhạc cảm (Making music) giải phóng bạn khỏi con yêu tinh tốc độ và dẫn bạn tới vương quốc nhiệm mầu của những thanh âm diệu kỳ của cây piano.
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd
>>Xem tiếp:
a. Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi.
b. Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý
c. Cách sử dụng các bài tập Parallel Set (Chương 3, Appassionata-Beethoven)
d. Các âm giai, Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón.
e. Chơi các hợp âm (rộng), các bài tập dan ngón/lòng bàn tay.
f. Luyện tập các thao tác Nhảy
g. Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching) và các bài tập khác.
h. Các vấn đề về các bài tập Hanon
(P101) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P102) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng
(P103) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng