(P92) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

Đăng bởi Admin Harmony
Thứ Thu,
08/07/2021

7. Các bài tập 

b.  Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý - Intrinsic Technical Development (tiếp theo)

Con số hầu như vô tận các bài tập PS cần để chứng minh rằng mới bất xứng một cách đáng thương sao là các bài tập xưa hơn  (ví dụ, Hanon - tôi sẽ dùng Hanon như một đại biểu chung cho những cái mà được xem là loại bài tập "sai" ở đây; Tôi không có ý giễu cợt Hanon bởi nó không giúp ích gì cho kỹ thuật của bạn). Tuy nhiên, cũng có một ưu điểm của các bài tập loại   Hanon, ấy là sự chúng bắt đầu bằng những sự phân ngón phổ biến nhất và các bài tập dễ nhất; tức là, chúng xứng được giành quyền ưu tiên. Thế nhưng, gần 100% cơ hội rằng chúng sẽ chẳng giúp được bao nhiêu cho bạn khi bạn gặp một đoạn nhạc khó trong một tác phẩm ngẫu nhiên nào đó. Quan điểm PS cho phép chúng ta xác định những chuỗi bài tập khả dĩ dễ nhất mà hình thành một bộ hoàn chỉnh hơn mà sẽ áp dụng một cách thực tiễn cho bất kỳ cái gì bạn có thể tình cờ gặp. Ngay khi các bài tập này trở nên phức tạp hơn một chút, thì con số của chúng sẽ trở nên khổng lồ. Tới khi bạn gặp phức tạp của thậm chí những bài tập Hanon dễ nhất, thì con số các bài tập PS khả dĩ đã trở nên lớn bất trị. Ngay cả Hanon cũng đã nhận ra sự bất thoả đáng (inadequacy) này và đã đề nghị những lối chơi biến đổi chẳng hạn luyện tập các bài tập của ông trong  tất cả các sự hoán vị (transposition) khả dĩ. Cách này hiển nhiên có ích, song vẫn thiếu toàn bộ các loại/phạm trù chẳng hạn như các bài tập 1 và 2 (những loại bài tập nền tảng và hữu dụng nhất), hoặc các tốc độ vượt sức tưởng tượng mà bất kỳ ai cũng có thể sẵn sàng đạt được bằng các bài tập PS. 

Thật dễ dàng để đưa Hanon lên tới các tốc độ khủng khiếp bằng cách sử dụng các phương pháp của sách này. Hãy thử chơi thuần vì giải trí  -- bạn sẽ nhanh chóng thấy mình tự hỏi, “Mình đang làm điều này cho cái chi đây ?” Ngay cả các tốc độ kinh khủng đó vẫn không thể tiếp cận cái mà bạn đã sẵn đạt tới với các PS bởi vì mọi bài tập Hanon đều chứa tối thiểu một móc liên kết và vì vậy không thể được chơi nhanh bất tận. Đây rõ ràng là ưu điểm lớn nhất của các bài tập  PS : không có bất kỳ một hạn chế tốc độ nào về lý thuyết cũng như trong trong thực tế, và vì vậy cho phép bạn khai phá tốc độ ở toàn bộ phạm vi của nó. 

Như một chứng minh cho sự hữu dụng của các bài tập này, giả sử bạn muốn luyện tập một cú láy rền phối hợp bốn-ngón [compound trill] dựa trên bài tập 5 (ví dụ, C.E,D.F,C.E,D.F, ...). Bằng cách theo các bài tập theo thứ tự từ 1 tới 7, bạn sẽ có một công thức tuần tự từng bước cho sự chẩn đoán các trở ngại của bạn và thụ đắc kỹ thuật này. Trước nhất, hãy bảo đảm rằng các quãng 2-nốt của bạn là đồng đều bằng cách áp dụng các bài tập 1 và 2  (12 & 34). Kế, hãy thử 1.3,2  rồi thì 1.3,4. Khi các bài tập này chơi đã ổn, hãy thử 1.3,2.4. Kế, luyện tập với thứ tự đảo nghịch: 2.4,1 và 2.4,3, và cuối cùng 2.4,1.3. Những việc còn lại sẽ rõ ràng nếu bạn đã đọc cho tới đây. Những bài tập này có thể là những bài tập đòi hỏi sức bền, vì vậy nhớ thường xuyên luân chuyển hai tay,  trước khi bị mỏi.  

Cần nhấn mạnh trở lại rằng không có bất kỳ chỗ nào trong các phương pháp thuộc sách này dành cho những bài tập luyện ngón máy móc. Những thứ bài tập như vậy còn có một tổn hại xảo quyệt. Nhiều nghệ sĩ piano sử dụng chúng như một  phương cách "khởi động" và đạt tới tình trạng lý tưởng [của bàn tay] để chơi. Sự này có thể gây một ấn tượng sai lầm rằng tình trạng lý tưởng [của bàn tay] là một hệ quả của các bài tập máy móc ấy.  Điều này sai; Tình trạng lý tưởng [của bàn tay] đã được khởi động như vậy là như nhau bất kể phương pháp. Do đó, các cạm bẫy của các bài tập máy móc có thể tránh được bằng cách sử dụng các phương cách khởi động hữu lợi hơn. Các âm giai thì hữu ích cho việc làm mềm/lỏng các ngón tay và các arpeggio thì hữu ích cho việc làm mềm/lỏng cổ tay. Và chúng thì hữu ích cho việc học một số các kỹ thuật rất căn bản, như chúng ta đã thấy ở phần  (5) bên trên.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)

Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co., Ltd

 >>Xem tiếp:

7. Các bài tập 

a.  Giới thiệu: Các bài tập Thuần tuý, Tạo độ mềm dẻo/linh hoạt, và Điều kiện thích nghi. 

b.  Các bài tập nhóm Parallel Set cho sự phát triển kỹ thuật thuần tuý

c.  Cách sử dụng các bài tập Parallel Set (Chương 3, Appassionata-Beethoven)

d.  Các âm giai,  Arpeggio, các bài tập cho sự độc lập ngón và sự nhấc ngón. 

e.  Chơi các hợp âm (rộng), các bài tập dan ngón/lòng bàn tay.

f.  Luyện tập các thao tác Nhảy

g.  Bài tập dan/duỗi cơ (Stretching)  và các bài tập khác. 

h.  Các vấn đề về các bài tập Hanon

i. Luyện tập cho tốc độ.

(P93) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P94) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P95) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

(P96) Phương pháp luyện tập đàn piano - Nguyên lý và nguyên tắc nền tảng

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: