5 bước thiết lập môi trường học âm nhạc hiệu quả tại nhà cho bé

Ngôi nhà đối với trẻ là nơi các em dành nhiều thời gian nhất. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của một môi trường học hiệu quả tại nhà. Đặc biệt đối với các bé đang bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc.

Sau đây là 5 cách giúp các bậc phụ huynh xây dựng một môi trường học âm nhạc hiệu quả cho bé tại nhà.

5 bước thiết lập môi trường học âm nhạc hiệu quả tại nhà

1. TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG ÂM NHẠC:

Bất cứ khi nào thích hợp, luôn chơi nhạc trong nhà bạn. Điều này không quan trọng là thể loại nhạc gì. Bỏ qua những phương tiện truyền thông quảng cáo thổi phồng cho thấy chỉ có nhạc Mozart mới tăng cường trí thông minh của trẻ. Không có bằng chứng cho thấy việc giới hạn thể loại âm nhạc làm cho con bạn phát triển đặc biệt hơn. Chơi nhạc – bất kì và tất cả các loại nhạc.

2. NGHE NHẠC MỘT CÁCH TÍCH CỰC:

Để trẻ vui chơi trong môi trường âm nhạc là một hoạt động hữu ích, nó cũng quan trọng khi con bạn tham gia vào và tương tác với âm nhạc thường xuyên.Bạn có thể làm điều này bằng cách di chuyển tay hay chân mình cùng với con thông qua âm nhạc, khơi mở cuộctrò chuyện và hỏi những câu hỏi với những trẻ lớn hơn. Thậm chí những trẻ lớp mẫu giáo có thể đáp ứng những chủ đề như “ Làm thế nào để chuyển động với thể loại nhạc này?” hay “nhạc này làm con muốn trượt băng”. Cuộc trò chuyện về việc bạn đang nghe cái gì không chỉ tập trung sự chú ý của đứa trẻ mà còn giúp các con có sự tương tác với âm nhạc.

3. HÁT CÙNG VỚI CON:

Hát với con là cách tuyệt vời giúp trẻ tương tác với âm nhạc. Sẽ không có vấn đề gì nếu con không hát hay như cha mẹ chúng, bạn vẫn có thề hátnhững bài đơn giản. như hầu hết những thứ lien quan đến trẻ em, việc lập đi lậplại là điều quan trọng. Hát một số ít các bài hát một cáchthường xuyên sẽ giúp trẻ học những giai điệu và nhịp điệu cơ bản.

4. NHẢY VỚI TRẺ:

Nhảy với trẻ là một niềm vui khác để khuyến khích trẻ học nhạc trongkhi chúng ta dành thời gian cho con. Khả năng tìm kiếm và di chuyển theo nhịp ổnđịnh là nền tảng cho tất cả những kỷ năng âm nhạc trong tương lai, vì vậy thựchành kỹ năng này thông qua nhảy là một cách tuyệt vời (và thú vị) để tạo điềukiện cho kỹ năng này phát triển.

Nếu con bạn gặp khó khăn, không được nản lòng! Theo các nhà nghiên cứu, con gái thường phát triển kỹ năng này khoản 3-4 tuổi,sớm hơn con trai, những cậu con trai thường gặp vấn đề về nhịp và phách và kỹ năng này được cải thiện khi chúng vào mẫu giáo.

5. TẠO RA ÂM NHẠC CÙNG NHAU:

Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể tác động vào con bằng cách tạo ra âm nhạc cùng nhau. Nếu chúng chơi piano, bạn có thể song ca với chúng. Nếu bạn chơi một nhạc cụ nào đó, bạn có thể chơi và chúng hát. Bất kỳ sự kết hợp nào trong bất cứ thể loại nhạc nào đều gởi đến một thông điệp mạnh mẽ đến con bạn về việc chia sẽ niềm vui bằng cách chơi nhạc. Là một bậc phụ huynh, bạn đóng vai trò là hình mẫu, và cái bạn làm rất quan trọng. hiểu nó quan trọng như thế nào đó là cách bạn cho con mình kết hợp với bất kì những lời khuyên và các hoạt động nêu trên. Nếu bạn chơi một nhạc cụ, bất kể trình độ nào, bạn hãy chơi cho con mình nghe.

Nếu bạn thích nhảy múa, hãy nhảy với con. Nếu bạn chỉ đơn giản thích nghe nhạc, hãy cho con bạn thấy nghe nhạc quan trọng như thế nào bằng cách nghe một cách chủ động như mô hình trên. Cuối cùng, nhớ rằng âm nhạc là một phần trải nghiệm có ý nghĩa nhất của cuộc sống. Nó là trải nghiệm độc đáo của con người, và như vậy nó không bao giờ là bắt buộc đối với trẻ. Thay vì, đưa âm nhạc là một phần trong cuộc sống hàng ngày để cải thiện tất cả mọi thứ chúng ta làm. Nếu bạn cho con bạn cảm nhận được điều này khi còn bé, chúng sẽ biết ơn bạn khi chúng lớn hơn và chúng sẽ tiếp tục gắn kết với âm nhạc trong suốt cuộc đời.

Theo Tiến sĩ Robert A. Cutietta

 

Mời bạn xem thêm:

Quá trình rèn luyện kỹ thuật giúp nảy sinh tư duy âm nhạc

Tìm hiểu con bạn có thích hợp để học đàn piano không?

Tại sao học piano online the ONE được công nghệ hỗ trợ lại dễ dàng như vậy?

Viết bình luận